Thứ Hai, 13 tháng 2, 2023

Đừng xiên xẹo, bẻ cong sự thật như thế!


 Vừa qua, trên mạng xã hội có rất nhiều bài viết, với nhiều nhận định về các vấn đề kinh tế, xã hội, truyền thông…của những kẻ phản động với mục đích duy nhất là bôi xấu, hạ uy tín và đánh giá phiến diện về các chính sách của Đảng và Nhà nước ta, trong đó có bài: “Dân nghèo bị bỏ rơi, dân giàu được chăm bẵm, nuông chiều”là tiêu đề bài viết của Phạm Đình Trọng đăng trên trang Tiengdan.New, thoáng qua bài viết, đơn giản chỉ là những lối nghĩ, những suy diễn cực đoan, thiếu khách quan, cái nhìn một chiều về vấn đề giàu nghèo ở Việt Nam hiện nay, nhưng sâu xa thì đó là chiêu trò nhằm hạ uy tín của Đảng, gây mất lòng tin của nhân dân.

Phạm Đình Trọng đã viết:, “gần nửa thế kỉ hoà bình gây dựng cuộc sống, qua mười đại hội đảng cộng sản cầm quyền, đại hội nào cũng chói lọi chữ vàng, rộn ràng lời ca mục tiêu cao cả của đảng: Dân giầu, nước mạnh, xã hội dân chủ, văn minh. Nhưng chỉ có hầu hết quan chức đảng, quan chức nhà nước cộng sản nhanh chóng giầu lên bất thường, giầu lên vùn vụt”, thì cũng đồng nghĩa là nhà dân chủ rởm này đã nhìn cái bộ phận để suy diễn, bôi nhọ cái toàn thể. Hỏi rằng, Việt Nam có bao nhiêu cán bộ, đảng viên đang nắm giữ các trọng trách tại các cơ quan công quyền trong cả hệ thống chính trị và có bao nhiêu phần % những người trong số đó đang “giàu lên vùn vụt”, “bất thường” như Phạm Đình Trọng vu khống. Ông nên suy nghĩ trước khi nói, đừng cố tình chống phá Đảng và chế độ như thế. Cá nhân tôi cũng như anh em họ hàng tôi và rất nhiều gia đình khác có mấy thế hệ từ ông bà, cha mẹ đến con cháu đều là cán bộ, đảng viên mà chưa ai giàu bất thường, càng không thể giàu vùn vụt, vì sống bằng lương và lương hưu Nhà nước trả. Nước ta, sau hơn 35 năm đổi mới và hội nhập quốc tế sâu rộng, cùng với những thành tựu đạt được về mọi mặt, đời sống của người dân đều được nâng cao, thì việc các cơ quan ban, ngành chức năng và cả hệ thống chính trị thường xuyên triển khai phong trào thi đua “Cả nước chung tay vì người nghèo – Không để ai bị bỏ lại phía sau”, “Tết Nhân ái”, “Tết vì người nghèo và nạn nhân chất độc da cam”… là có thật.

Cùng với đó, việc phát huy mạng lưới hỗ trợ tại cộng đồng, trong từng cộng đồng để mọi người dân dù điều kiện kinh tế ra sao cũng có thể góp một phần nhỏ bé của mình dành giúp đỡ người nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn… bằng cách tham gia các tổ chức, bằng cách đóng góp nguồn lực sẵn có ở các địa phương cho các phong trào thiện nguyện… đã được triển khai khá tốt. Vì thế, có thể nói, tuy chưa thể giải quyết được ngay khoảng cách giàu – nghèo; khoảng cách giữa đô thị và nông thôn, đồng bằng và miền núi, song những nỗ lực của Đảng, Nhà nước trong từng quyết sách về xóa đói, giảm nghèo, thực hiện an sinh xã hội đã cho thấy những điều bôi đen của Phạm Đình Trọng là chiêu trò phản động, nhằm bẻ cong sự thật, gây rối lòng người. Ở Việt Nam , đói, nghèo vẫn đang là vấn đề kinh tế – xã hội bức xúc. Xóa đói, giảm nghèo toàn diện, bền vững luôn luôn được Đảng, Nhà nước ta hết sức quan tâm và xác định là mục tiêu xuyên suốt trong quá trình phát triển kinh tế – xã hội và là một trong những nhiệm vụ quan trọng góp phần phát triển đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Nhờ thực hiện cơ chế, chính sách phù hợp với thực tiễn nước ta, công cuộc xóa đói, giảm nghèo đã đạt được thành tựu đáng kể, có ý nghĩa to lớn cả về kinh tế, chính trị, xã hội và an ninh – quốc phòng, phát huy được bản chất tốt đẹp của dân tộc ta và góp phần quan trọng trong sự nghiệp phát triển đất nước bền vững, tỷ lệ hộ nghèo giảm nhanh. Do đời sống của nhân dân ngày càng được cải thiện, cùng với định hướng chung là từng bước tiếp cận với trình độ của các nước đang phát triển trong khu vực, nên chuẩn nghèo đã được điều chỉnh lại. Vừa qua, trong chương trình “Cả nước chung tay vì người nghèo” Chủ tịch UBTW MTTQ Việt Nam đã nhấn mạnh, trong những năm qua, Đảng và Nhà nước ta luôn đặc biệt quan tâm, dành nguồn lực lớn, đầu tư phát triển kinh tế xã hội ở vùng còn nhiều khó khăn; thực hiện đồng bộ các giải pháp xóa đói, giảm nghèo, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của Nhân dân. Cùng với nguồn lực của Nhà nước, các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân ở trong nước, người Việt Nam ở nước ngoài, người nước ngoài đang sinh sống và làm việc ở Việt Nam, đã ủng hộ của cải vật chất và ngày công, thiết thực giúp đỡ cho người nghèo, người yếu thế, người bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh…vượt qua những lúc khó khăn, hoạn nạn. Nguồn lực từ xã hội đã xây dựng hàng chục vạn ngôi nhà, hàng ngàn cây số đường nông thôn, hàng trăm cây cầu dân sinh, hàng ngàn lớp học và công trình nước sạch… Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính khẳng định, Chương trình “Cả nước chung tay vì người nghèo” hưởng ứng Ngày Quốc tế xóa nghèo và Ngày vì người nghèo Việt Nam là một sự kiện có ý nghĩa xã hội và nhân văn sâu sắc. Qua đó truyền đi thông điệp của lòng nhân ái, của sự sẻ chia, của niềm tin, sự thấu hiểu và quyết tâm hành động để “không ai bị bỏ lại phía sau” trong hành trình xây dựng đất nước Việt Nam hòa bình – phồn vinh – ấm no – hạnh phúc.

 “Thấm nhuần tư tưởng đó, xóa đói, giảm nghèo luôn được Đảng, Nhà nước ta đặc biệt quan tâm, coi đây là yêu cầu cấp bách, là một nhiệm vụ trọng tâm, chiến lược của quá trình phát triển nhanh, bền vững đất nước. Những năm qua, dù còn nhiều khó khăn nhưng hằng năm chúng ta vẫn dành một nguồn lực lớn để đầu tư, hỗ trợ, bảo đảm an sinh xã hội, cải thiện đời sống vật chất, tinh thần của Nhân dân. Các Chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới, phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi được triển khai hiệu quả”. Trong thời gian tới, công tác xóa đói, giảm nghèo cần tập trung vào các địa bàn là các xã khó khăn vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc ít người và các đối tượng khó khăn nhất, trong đó, đặc biệt ưu tiên phụ nữ và trẻ em nghèo. Động viên cộng đồng người nghèo phát huy nội lực, tự vươn lên thoát nghèo, kết hợp với sự hỗ trợ của Nhà nước và các cộng đồng khác, tăng cường và đa dạng hóa các nguồn lực, kết hợp sử dụng có hiệu quả các nguồn lực quốc tế; có chính sách, cơ chế khuyến khích và các giải pháp có tính đột phá, áp dụng tiến bộ khoa học – kỹ thuật, chuyển giao công nghệ thích hợp đến các xã nghèo, người nghèo, khuyến khích các doanh nghiệp đào tạo nghề và tạo việc làm ổn định và tăng thu nhập cho người nghèo để xóa đói, giảm nghèo bền vững, góp phần phát triển kinh tế – xã hội./.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét