Đầu xuân năm mới
vào mạng xã hội đọc được bài viết có cái title: “Ngậm ngùi thân phận người dân
mất nước” của Phạm Đình Trọng với nhiều thông tin sai lệch nhằm
cố tình bôi đen lịch sử để chống phá chế độ. Sau vài dòng lèo lái, dẫn dắt người
đọc từ thời thực dân Pháp chiếm đóng nước ta, đến khi chúng ta giành được độc lập,
tự do, Phạm Đình Trọng đưa ra nhận định hết sức xuyên tạc, bịa đặt tráo trở: “Niềm vui ngắn chẳng tày gang. Sau sự vui sướng bồng bột thoáng
qua, người dân đã phải cay đắng, ngậm ngùi nhận ra đất nước sạch bóng giặc,
danh nghĩa đất nước độc lập nhưng người dân không những không có quyền làm chủ
đất nước, không có quyền tự do và bình đẳng cầm lá phiếu bầu chọn hiền tài
trong dân, thay mặt dân quản trị đất nước và điều hành hoạt động xã hội”. Thực
tế không phải bài viết này mới tung ra luận điệu: “người dân không có quyền làm
chủ đất nước” mà đã từ lâu rồi Phạm Đình Trọng đã nhiều lần viết
bài rêu rao trên các trang mạng xã hội với chủ đề nhân quyền với những bài viết
như: “Trả lại dân quyền làm chủ đất nước” hay bài “Nhân quyền không phải là miếng ăn” và đăng tải
trên các trang mạng phản động, thù địch, cho rằng “Đảng tước đoạt quyền dân, biến
người dân thành robot bỏ phiếu bầu ra đảng hội” Hơn nữa Phạm Đình
Trọng còn đưa ra một kiểu suy luận rất nực cười cho rằng: “Nhưng người dân Việt Nam hoàn toàn không có quyền làm chủ đất nước
Việt Nam máu thịt của mình. Người dân không có quyền làm chủ đất nước là mất nước
thực sự rồi”. Tung ra giọng điệu như vậychẳng khác gì Phạm ĐìnhTrọngtự “vác đá ghè chân mình”. Phạm Đình Trọng sau một hồi
viện dẫn loằng ngoằng, vô lối đã hoang tưởng khi khẳng định: “người dân không có quyền làm chủ đất nước”. Nực cười cho một kẻ
hàm hồ mắc bệnh não trạng này. Bao năm qua cả thế giới đã phải
nể phục một nướcViệt Nam độc lập, có chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ, mọi người dân
được làm chủ, là chủ đất nước; vị thế quốc gia ngày càng nâng cao; là một trong
16 nền kinh tế mới nổi thành công nhất thế giới; từ một nước nghèo giờ đã trở
thành quốc gia có thu nhập trung bình thấp, người dân đang được sống trong
khung cảnh hòa bình, ổn định, mọi người được tự do, bình đẳng, an toàn, mọi người
đều được học hành, được cống hiến…và hơn ai hết Đảng và Nhà nước chỉ đạo một
cách kiên quyết để “không ai bị bỏ lại phía sau” đã được cả
thế giới ghi nhận, chứ “mất nước thực sự” thì vào tay ai hả ông Phạm Đình
Trọng? Đã cố tình không chịu hiểu đúng thực tế thì ông lại còn dám trắng trợn bịa
đặt rằng: “Người dân không có quyền tự do và bình đẳng cầm lá phiếu bầu chọn
hiền tài trong dân, thay mặt dân quản trị đất nước và điều hành hoạt động xã hội”. Thật
xấu hổ cho ông quá đi. Nếu tôi nhớ không nhầm thì ông Phạm Đình Trọng cũng đã
trên dưới 15 lần cầm lá phiếu đi bầu đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng
nhân dân các cấp, khi đó có ai ngăn cản, ép buộc, làm mất quyền tự do, bình đẳng
của ông đâu cơ chứ? Còn khi nói về tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do sinh
hoạt hội, đoàn, Phạm Đình Trọng lại so sánh hết sức khập khiễng: “Ngay cả đến những quyền con người, quyền công dân thời Pháp thuộc
người dân còn có như quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do sinh hoạt hội
đoàn, nay nước độc lập mà những quyền con người cơ bản và tối thiểu đó người
dân Việt Nam cũng không có! Làm sao không ngậm ngùi, cay đắng”.Phạm
Đình Trọng là một nhà văn, từng mang quân hàm đại tá trong Quân đội nhân dân Việt
Nam chẳng lẽ không biết, hay cố tình giả ngây, giả ngô không biết rằng: Mỗi quốc
gia có chế độ chính trị, hệ giá trị, sức mạnh và lợi ích khác nhau. Nhận thức về
quyền con người khác nhau, quyền tự do ngôn luận, quyền được nói, quyền được bộc
lộ tư tưởng chính kiến khác nhau, không thể áp đặt thể chế của một quốc gia này
lên quốc gia khác. Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị có quy định
rằng: “Việc thực hiện những quyền này kèm theo những nghĩa vụ và trách nhiệm đặc
biệt. Do đó, việc này phải chịu một số hạn chế nhất định, những hạn chế này phải
được quy định trong pháp luật và là cần thiết để: Tôn trọng các quyền hoặc uy
tín của người khác, bảo vệ an ninh quốc gia hoặc trật tự công cộng, sức khỏe hoặc
đạo đức xã hội.”. Đối với Việt Nam thì: “Tự do ngôn luận” không phải là thứ
ngôn luận tự do, để chửi càn, nói bậy, muốn nói gì thì nói, theo kiểu chợ búa,
muốn viết bậy, viết bạ, xúc phạm cá nhân, tập thể, bất chấp pháp luật, bất chấp
đạo đức, thuần phong mỹ tục, truyền thống dân tộc là không chấp nhận được. Tự
do ngôn luận, tự do báo chí phải được thể hiện trong khuôn khổ pháp luật. Việt
Nam có khoảng 800 cơ quan báo chí, có tới 150 triệu kết nối mobile, khoảng 70
triệu người dùng Internet, 58 triệu tài khoản facebook… Phạm Đình Trọng hùa
theo các thế lực thù địch, phản động, các đài báo phương Tây ra rả nói xấu về
nhân quyền Việt Nam nhưng lại cố tình giả vờ không biết rằng ngày 11/10/2022 Việt
Nam đã trúng cử trở thành thành viên của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc nhiệm
kỳ 2023-2025. Xuyên tạc sự thật về vấn đề nhân quyền ở Việt Nam nằm trong chiến
dịch “diễn biến hòa bình” thực hiện mưu đồ chống phá Đảng Cộng sản và chế độ, đòi
thực hiện đa nguyên chính trị đa đảng đối lập của các thế lực thù địch phản động
tiêu biểu là bọn khủng bố Việt Tân.
Phạm
Đình Trọng nhắc lại những hiện tượng tham nhũng, tiêu cưc đã được các phương tiện
thông tin đại chúng đăng tải, để sau đó đưa ra nhận xét không thể chấp nhận được
rằng: “Nhưng đảng lại đóng kín cửa xử lí nội bộ trong đảng việc làm phi
pháp bất lương diễn ra dưới bóng chiếc ô quyền lực Chủ tịch nước Nguyễn Xuân
Phúc rồi đảng lệnh cho Quốc hội làm thủ tục loại bỏ chức danh của người được đảng
đặt lên ghế Chủ tịch nước”. Nghĩ và viết như vậy là hoàn toàn
không đúng sự thật. Cuối năm 2022 Trung ương Đảng đồng ý để ông Nguyễn Xuân
Phúc thôi giữ chức Chủ tịch nước và các chức vụ khác theo nguyện vọng cá nhân,
với lý do rất rõ rang được nêu là ông chịu trách nhiệm chính trị của người đứng
dầu khi để nhiều cán bộ có vi phạm khuyết điểm. Còn vụ án Việt Á thì cơ quan điều
tra đã khởi tố 104 bị can, phong tỏa kê biên, ngăn chặn số tiền khoảng 1.700 tỉ
đồng; cũng như vụ án “chuyến bay giải cứu” xảy ra tại Cục Lãnh sự (Bộ Ngoại
giao) cơ quan điều tra đã khởi tố 41 bị can, phong tỏa kê biên ngăn chặn số tiền
lên tới 80 tỉ đồng. Đến thời điểm này cả hai vụ án trên vẫn chưa kết thúc giai đoạn
điều tra thì những “việc làm phi pháp bất lương diễn ra dưới bóng chiếc ô quyền
lực Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc” nếu có như cách suy diễn của
ông Phạm Đình Trọng thì làm sao mà có thể công khai, minh bạch cho toàn thể dân
chúng biết được cơ chứ. Công tác phòng, chống tham nhũng tiêu cực rất quyết liệt
nhưng phải thận trọng, “không có vùng cấm, không có ngoại lệ, bất kể người đó
là ai”. Trong năm 2022, cả nước đã khởi tố mới 493 vụ với 1.123 bị can liên
quan đến tham nhũng (so với năm 2021 tăng 163 vụ với 328 bị can), điển hình là
vụ Việt Á và vụ án xảy ra tại Cục Lãnh sự (Bộ Ngoại giao). Cơ quan chức năng đã
thi hành kỷ luật 539 đảng viên do tham nhũng, cố ý làm trái; đã thi hành kỷ luật
47 cán bộ diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý; Cho thôi giữ chức Ủy viên
trung ương Đảng (khóa XIII) đối với 5 người; cho thôi giữ chức vụ đối với hai
Phó Thủ tướng Chính phủ, 3 Thứ trưởng và tương đương và gần đây là cho thôi chức
vụ Chủ tịch nước đối với ông Nguyễn Xuân Phúc.
Rõ
ràng với những thông tin trong bài viết thì Phạm Đình Trọng đã lộ rõ hơn bản chất
của một kẻ “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”, tung tin sai sự thật với những ngôn
từ tráo trở, bậy bạ, vào hùa với bọn “dân chủ cuội” để lợi dụng vấn đề nhân quyền
nhằm công kích, chống phá nhà nước Việt Nam. Năm nay cũng chẳng ít tuổi gì nữa,
thiết nghĩ ông Phạm Đình Trọng đừng lên giọng gàn dở, khoe vài câu chữ cũ mèm “cậy già, ỷ thế” bày trò viết xằng bậy, xuyên tạc,
chọc ngoáy, công kích chế độ mà làm xấu mặt họ tổ tiên, con cháu, dòng tộc đấy./.
Lê
Hải
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét