Tuấn viết với một giọng điệu nghe cực kỳ xỏ
xiên, mát mẻ rằng: “Làm
gì có “tinh thần cởi mở” khi tuyên giáo CSVN luôn coi VNCH là “địch”. Làm gì có
vụ “xóa bỏ định kiến”, xóa bỏ phân biệt giai cấp, thành phần xuất thân qua vụ
50 năm sau, cháu nội, cháu ngoại những người VNCH cũ vẫn bị xếp vào thành phần
“địch”… Như chúng ta biết, sau
hơn 10 năm thực hiện Nghị quyết số 36-NQ/TW năm 2004 của Bộ Chính trị, công tác
đối với người Việt Nam ở nước ngoài có nhiều tiến bộ và đạt nhiều kết quả quan
trọng. Đã góp phần tích cực vào việc tăng cường và phát huy sức mạnh đại đoàn kết
toàn dân tộc; cổ vũ, động viên người Việt Nam ở nước ngoài nâng cao ý thức tự
hào dân tộc, lòng yêu nước, gắn bó với quê hương đất nước, đoàn kết, giúp đỡ lẫn
nhau, vươn lên trong cuộc sống, hội nhập vào nước sở tại. Đến nay, một bộ phận
lớn bà con đã có địa vị pháp lý, ổn định cuộc sống, hội nhập vào xã hội nơi họ
đang sống và làm việc. Tiếng Việt được sử dụng là ngôn ngữ chính của cộng đồng
người Việt Nam ở nước ngoài song hành cùng tiếng nói của nước sở tại. Bản sắc
văn hoá, truyền thống dân tộc Việt Nam được bảo tồn và truyền lại cho các thế hệ
tiếp theo. Vai trò của cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài ngày càng nâng
cao, thực sự là một bộ phận không thể tách rời của cộng đồng dân tộc Việt Nam,
là cầu nối quan hệ hữu nghị giữa nước ta với các nước sở tại; đồng thời góp phần
tích cực xây dựng quê hương, đất nước. Tuy nhiên, việc thực hiện Nghị quyết 36
thời gian qua còn một số hạn chế, bất cập. Việc ban hành và thực hiện một số cơ
chế, chính sách nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho người Việt Nam ở nước ngoài bảo
tồn, phát huy bản sắc, truyền thống văn hoá của dân tộc và góp phần xây dựng đất
nước còn chậm, chưa đồng bộ, kết quả còn hạn chế. Vì vậy Chỉ thị số
45-CT/TW, ra đời ngày 19/5/2015 của Bộ Chính trị về việc tiếp tục đẩy mạnh thực
hiện Nghị quyết số 36-NQ/TW, năm 2004 của Bộ Chính trị khóa IX về công tác đối
với người Việt Nam ở nước ngoài.
Sau thời gian thực hiện Chỉ thị 45, cộng đồng
người Việt Nam ở nước ngoài đến nay có khoảng 5,3 triệu người sinh sống, làm việc
trên 130 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong đó, hơn 80% là ở các nước phát triển;
đại bộ phận đồng bào đã có địa vị pháp lý và cuộc sống ổn định, hội nhập sâu rộng
vào xã hội sở tại. Dù ở bất cứ nơi đâu, đồng bào ta vẫn luôn hướng về Tổ quốc,
gắn bó máu thịt với cội nguồn dân tộc, là bộ phận không tách rời của cộng đồng
dân tộc Việt Nam; là nguồn lực quan trọng đóng góp cho sự nghiệp xây dựng, phát
triển và bảo vệ Tổ quốc. Với cơ đồ, tiềm lực, vị thế, uy tín quốc tế của đất nước
ngày càng được nâng cao, niềm tin của cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài
cũng ngày càng được củng cố.
Những chuyển biến này là nhờ sự nỗ lực của
chính cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài với tấm lòng luôn hướng về quê
hương, đất nước; sự vào cuộc tích cực của hệ thống chính trị và nhân dân cả nước.
Tuy nhiên, công tác người Việt Nam ở nước ngoài còn một số hạn chế. Có nơi, có
lúc công tác người Việt Nam ở nước ngoài chưa được các cơ quan, tổ chức quan
tâm đúng mức; công tác nắm tình hình cộng đồng, tham mưu, kiến nghị và phối hợp
triển khai chủ trương, chính sách chưa sâu sát, chặt chẽ và kịp thời; chưa phát
huy được tiềm năng, thế mạnh của đồng bào ta ở nước ngoài.
Để thực hiện tốt Nghị quyết Đại hội XIII của
Đảng, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc, thời gian tới,
công tác người Việt Nam ở nước ngoài cần tiếp tục được triển khai toàn diện và
mạnh mẽ hơn, qua đó phát huy nguồn lực to lớn, tinh thần yêu nước của đồng bào
ta ở nước ngoài hướng về quê hương, đất nước; nhận thức và hành động đúng đắn,
phù hợp với lợi ích quốc gia – dân tộc; đồng thời, thể hiện rõ hơn tình cảm và
trách nhiệm của Đảng, Nhà nước trong việc chăm lo cho cộng đồng người Việt Nam ở
nước ngoài. Để tiếp tục thực hiện tốt, hiệu quả hơn Nghị quyết 36, Chỉ thị 45 về
công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài, Bộ Chính trị yêu cầu các cấp ủy,
tổ chức đảng lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện tốt các nhiệm vụ, giải pháp đề ra. Vì
vậy Nhân Tuấn đừng chọc gậy bánh xe, đừng cố tình chia rẽ gây mất đoàn kết, làm
ảnh hưởng đến tấm lòng của đồng bào xa quê dành cho đất nước và bôi xấu làm giảm
giá trị các chính sách rộng mở, nhân văn, nhân ái của Đảng, Nhà nước dành cho
người Việt Nam ở nước ngoài./.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét