Chủ Nhật, 12 tháng 2, 2023

TỰ DO NGÔN LUẬN PHẢI THEO QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT

 


Pháp luật Việt Nam đã quy định rất rõ

Quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí là một quyền cơ bản của công dân.  Quyền tự do ngôn luận là quyền của con người trong việc tự do tìm kiếm, tiếp nhận và truyền đạt thông tin, ý kiến của mình đối với mọi lĩnh vực của đời sống xã hội dưới hình thức bằng lời nói, văn bản (viết tay hoặc đánh máy) hoặc dưới bản điện tử (email, facebook, zalo…) hoặc dưới hình thức khác (tranh vẽ, biểu diễn nghệ thuật…) Quyền tự do báo chí là quyền của công dân được sáng tạo tác phẩm báo chí, tiếp cận thông tin báo chí, cung cấp thông tin cho báo chí, phản hồi thông tin trên báo chí, liên kết với cơ quan báo chí thực hiện sản phẩm báo chí, in và phát hành báo in. Báo chí có vai trò là phương tiện để công dân thực hiện quyền tự do ngôn luận của mình Quyền tự do ngôn luận trên báo chí của công dân là công dân có quyền phát biểu ý
kiến về tình hình đất nước và thế giới; tham gia ý kiến xây dựng và thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; góp ý kiến, phê bình, kiến nghị, khiếu nại, tố cáo trên báo chí đối với các tổ chức của Đảng, cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp và các tổ chức, cá nhân khác (Điều 11 Luật Báo chí năm 2016).

Quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí được quy định trong Hiến pháp năm 2013 “Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình. Việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định” và nhiều đạo luật quan trọng như Luật Báo chí, Luật An ninh mạng. Tuy nhiên, cũng như các quyền khác của công dân, việc thực hiện quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí phải trong khuôn khổ pháp luật quy định. Theo đó, khi thực hiện quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, công dân phải tuân thủ các quy định của pháp luật nhằm bảo vệ chế độ xã hội, bảo vệ nhà nước và không ảnh hưởng đến quyền
và lợi ích của người khác.

Tự do ngôn luận không có nghĩa để lợi dụng tự do nói xằng bậy

 Nhân đọc đoạn viết trên trang Việt tân “TỰ DO NGÔN LUẬN KIỂU ĐẢNG” cho rằng: “Dân muốn góp ý nhiều lắm, nhưng cứ lên mạng viết vài bài, bày tỏ quan điểm, góp ý về một vấn đề gì đó là bị bắt ngay và bị quy chụp là thế lực thù địch, là “lợi dụng tự do ngôn luận”. Thế nên đừng có dại mà góp ý mỗi khi đảng rầm rộ lấy ý kiến nhân dân nhé. Nó là cái bẫy đấy!” xin trao đổi vài điều.

Có lẽ trong chúng chẳng ai lạ gì nghĩa của từ “tự do”. Hàng ngày chúng ta vẫn thường nói với nhau từ này chẳng hạn như: Hôm nay cả nhà đi vắng hết, thế là tôi được tự do một mình nằm khểnh xem phim, gọi đồ ăn, sướng! Đời thật vui khi được tự do đi chơi, tự do mặc, tự do ăn, tự do ngủ, nghỉ, tự do mua sắm, tự do hát ca,… Và trong cuộc sống thực tế rõ ràng những nhu cầu thiết yếu, sở thích, sinh hoạt, công việc… hàng ngày của mọi ng\ười là quyền tự do của mỗi người, chẳng ai can thiệp hay cấm đoán. Trong các cơ quan đoàn thể ở các cấp bộ ngành, luôn tôn trọng nguyên tắc phát huy dân chủ, nghĩa là mọi người đều có quyền phát biểu, bày tỏ ý kiến. Nhất là trong thời đại 4.0 thì vấn đề tự do ngôn luận càng được bày tỏ và thể hiện rộng rãi. Mọi người thỏa sức thể hiện sở thích, chia sẻ tâm tư, tình cảm của mình trên mạng xã hội. Thậm chí có khi chỉ một chiếc lá rơi trước mặt hay một cơn mưa bất chợt, một thoáng buồn, một chút vui, một sự không hài lòng với anh em, bạn bè, đồng nghiệp hay một buổi tụ tập cùng bạn bè vân vân và mây mây… thì cũng đều có thể post lên Facebook, zalo, tiktok hoặc các nền tảng mạng xã hội. Đó là quyền tự do của mỗi người. Điều đó là bình thường, chả sao cả! Rồi thì ở các thôn, xóm, tổ dân phố, cộng đồng…. bất cứ ai có gì đó không hài lòng hay bức xúc thì đều có thể có ý kiến đến các cơ quan, ban ngành đoàn thể có thẩm quyền. Phản ánh lên cấp trực tiếp có thẩm quyền không được thì phản ảnh lên cấp trên, trên nữa. Mọi người dân đều có quyền đóng góp ý kiến và tôi tin rằng các cá nhân, tổ chức, ban ngành, đoàn thể sẽ tôn trọng những ý kiến mang tính chất xây dựng, tích cực.

Nói về các quy định bảo vệ quyền tự do ngôn luận của mọi người: Điều 25 Hiến pháp năm 2013 nêu rõ: “Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, …. Việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định”. Như vậy, Hiến pháp quy định rõ quyền tự do ngôn luận của mọi công dân tuy nhiên cũng cần phải hiểu rằng tự do ở đây cũng cần phải đảm bảo thực hiện đúng các quy định của pháp luật. Mỗi quốc gia đều có những quy định riêng. Ở nước ta, mọi công dân sống, lao động và học tập phải tuân thủ theo hiến pháp và pháp luật. Mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật, vì vậy nêu bất cứ ai có những hành vi vi phạm với những quy định mà hiến pháp và pháp luật quy định thì đều bị xử lý nghiêm khắc. Như vậy,  mọi người có quyền tự do ngôn luận nhưng không có nghĩa là thích làm gì thì làm, nói gì thì nói, tự do ngôn luạn ở đây là chính đáng nhưng phải trong giới hạn mà pháp luật quy định, phù hợp với các giá trị đạo đức, văn hóa, truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.

Thực tế hiện nay, nhiều đối tượng đã lợi dụng tự do ngôn luận để phát ngôn, thông tin sai sự thật nhằm vu khống, bôi nhọ, hạ uy tín của tổ chức, cá nhân, thậm chí là để lôi kéo, kích động, chống phá Đảng, Nhà nước. Vì vậy, chúng ta cũng cần phải phân biệt cho rõ: Tự do ngôn luận khác với việc tùy tiện vu khống, bôi nhọ, xâm hại đến cá nhân, tổ chức. Mọi người có quyền tự do ngôn luận nhưng không có nghĩa là lợi dụng tự do ngôn luận để nói những điều xằng bậy, vi phạm những quy định mà hiến pháp và pháp luật đã quy định. Cụ thể, tại Điều 8 Luật An ninh mạng quy định nghiêm cấm hành vi thông tin sai sự thật, gây hoang mang trong Nhân dân, gây thiệt hại cho hoạt động kinh tế – xã hội, gây khó khăn cho hoạt động của cơ quan nhà nước hoặc người thi hành công vụ, xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân khác. Đồng thời theo Điều 3 Bộ quy tắc ứng xử trên mạng xã hội của Bộ TT&TT cũng quy định rõ người dùng mạng xã hội phải tôn trọng quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân; chịu trách nhiệm về các hành vi, ứng xử trên mạng xã hội; không đăng tải những nội dung vi phạm pháp luật, các thông tin xúc phạm danh dự, nhân phẩm ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của các tổ chức, cá nhân khác; sử dụng ngôn ngữ phản cảm, vi phạm thuần phong mỹ tục; tung tin giả, tin sai sự thật… Như vậy, mọi hành vi lợi dụng tự do ngôn luận vi phạm những điều cấm của pháp luật đã kể trên đều là vi phạm pháp luật. Do đó, mọi người có quyền thể hiện tự do ngôn luận nhưng phải tuân thủ theo những điều mà hiến pháp và pháp luật quy định, không thể lợi dụng quyền này để công kích, xúc phạm đến tổ chức, cá nhân khác, và càng không thể chấp nhận những hành vi lợi dụng tự do ngôn luận để đả kích, nói xấu, chống pháp Đảng và chế độ

Tùng Giang

 


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét