Ngày 02/02/2023, thay mặt Bộ Chính trị, đồng chí Võ Văn Thưởng, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư ký ban hành Quy định số 96-QĐ/TW của Bộ Chính trị về việc lấy phiếu tín nhiệm đối với chức danh, chức vụ lãnh đạo, quản lý trong hệ thống chính trị. Quy định này thay thế Quy định số 262-QĐ/TW, ngày 08/10/2014 của Bộ Chính trị về việc lấy phiếu tín nhiệm đối với thành viên lãnh đạo cấp ủy và cán bộ lãnh đạo trong các cơ quan Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể chính trị - xã hội.
Lợi dụng sự
kiện này, trang facebook Việt Tân đăng bài viết của Diễm Quỳnh với tiêu đề: “Lấy
phiếu tín nhiệm thực chất là trò mị dân”. Trong bài viết, họ cho rằng: “Việc
lấy phiếu tín nhiệm là việc của Đảng với nhau và “họ trang trí cho có vẻ dân chủ,
họ cần phải có những cái để trang trí cho việc làm của họ, để họ nói với dân là
chúng tôi cũng có tín nhiệm cao, tín nhiệm thấp…”. Từ đó quy kết:
“Việc lấy phiếu tín nhiệm trong Đảng chỉ mang tính hình thức”. Đây là
những luận điệu sai trái, can thiệp trắng trợn vào công việc nội bộ của Đảng, với
dụng ý xấu, nhằm xuyên tạc mục định, ý nghĩa việc Bộ Chính trị ban hành Quy định
mới về lấy phiếu tín nhiệm đối với chức danh, chức vụ lãnh đạo, quản lý
trong hệ thống chính trị, cũng như các nội dung trong Quy định này.
Cần thấy rằng:
Quy định mới này có nhiều điểm mới, được cụ thể hóa hơn, với các quy định mạnh
hơn, cũng như đặt ra yêu cầu cao hơn đối với đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý.
Nếu Quy định số 262-QĐ/TW cho rằng, phiếu tín nhiệm là một trong những kênh
thông tin tham khảo quan trọng cho việc đánh giá, bố trí, sử dụng cán bộ, thì
Quy định số 96-QĐ/TW nêu rõ kết quả phiếu tín nhiệm được sử dụng để đánh giá
cán bộ, làm cơ sở cho công tác quy hoạch, điều động, bổ nhiệm, giới thiệu cán bộ
ứng cử, miễn nhiệm và thực hiện chế độ, chính sách đối với cán bộ. Từ “kênh
thông tin tham khảo” trở thành “sử dụng để đánh giá cán bộ”, Quy định số
96-QĐ/TW đã trở thành một thước đo quan trọng phản ánh năng lực, hiệu quả hoạt
động của cán bộ lãnh đạo, quản lý so với trước đây.
Về tiêu
chí, Quy định số 96-QĐ/TW nêu rõ 02 tiêu chí lấy phiếu tín nhiệm là:
phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, ý thức tổ chức kỷ luật; kết quả thực hiện
chức trách, nhiệm vụ được giao (tính từ đầu nhiệm kỳ đến thời điểm lấy phiếu).
Ngoài lập trường, quan điểm, bản lĩnh chính trị trong thực hiện chủ trương, đường
lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; giữ gìn phẩm chất chính trị,
đạo đức, lối sống; tinh thần trách nhiệm trong công việc,... Quy định số
96-QQĐ/TW còn xét đến tiêu chí là kết quả lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện chủ
trương của Đảng về đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, những điều đảng
viên không được làm và trách nhiệm nêu gương; sự gương mẫu của bản thân và vợ,
chồng, con trong việc chấp hành chính sách, pháp luật của Nhà nước; việc thường
xuyên giữ mối liên hệ với cấp ủy nơi cư trú.Ngoài ra, còn xét đến tiêu chí kết
quả lãnh đạo, tham mưu, tổ chức thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính
sách, pháp luật của Nhà nước trong lĩnh vực, phạm vi phụ trách; tính năng động,
đổi mới, sáng tạo, quyết đoán, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm trong thực
hiện nhiệm vụ được giao. Điểm đáng chú ý trong Quy định số 96-QĐ/TW, là: đã bổ
sung thêm tiêu chí về sự gương mẫu của không chỉ cán bộ lãnh đạo quản lý đó mà
cả vợ, chồng, con của họ trong việc chấp hành chính sách, pháp luật của Nhà nước
cũng như trách nhiệm nêu gương của cán bộ để xem xét khi lấy phiếu tín nhiệm.
Quy định cho thấy, cán bộ lãnh đạo quản lý, dù ở cấp nào nếu sai phạm trước hết
phải xem xét trách nhiệm của chính mình, cũng như vợ, con, họ hàng đã để bị chi
phối trong thực thi trách nhiệm. Đây là tiêu chí quan trọng để có tín nhiệm đối
với cán bộ lãnh đạo quản lý.
Về kết quả
phiếu tín nhiệm, Quy định số 96-QĐ/TW, đã đặt ra yêu cầu cao hơn đối với
cán bộ lãnh đạo, quản lý trong lãnh đạo, chỉ đạo, thực thi nhiệm vụ. Kết quả
phiếu tín nhiệm được sử dụng để đánh giá cán bộ, làm cơ sở cho công tác quy hoạch,
điều động, bổ nhiệm, giới thiệu cán bộ ứng cử, miễn nhiệm và thực hiện chế độ,
chính sách đối với cán bộ. Những trường hợp có trên 50%, nhưng dưới 2/3 số phiếu
tín nhiệm thấp thì cấp có thẩm quyền quản lý cán bộ đưa ra khỏi quy hoạch các
chức vụ cao hơn; xem xét cho thôi giữ chức vụ đang đảm nhiệm, bố trí công tác
khác hoặc cho từ chức hoặc tiến hành bỏ phiếu tín nhiệm theo quy định. Những
trường hợp có từ 2/3 số phiếu tín nhiệm thấp trở lên thì cấp có thẩm quyền quản
lý cán bộ thực hiện miễn nhiệm chức vụ đang đảm nhiệm và bố trí công tác
khác (thấp hơn) mà không chờ đến hết nhiệm kỳ, hết thời hạn bổ
nhiệm. Đối với cán bộ giữ nhiều chức danh, chức vụ lãnh đạo, quản lý thì lấy
phiếu tín nhiệm tối đa ở hai nơi cán bộ công tác và sinh hoạt; người được lấy
phiếu tín nhiệm ở hai nơi thì việc đánh giá tín nhiệm đối với cán bộ sẽ do cấp
có thẩm quyền quyết định trên cơ sở xem xét tổng thể kết quả phiếu tín nhiệm ở
từng nơi.
Kết quả lấy
phiếu tín nhiệm phải báo cáo cấp có thẩm quyền quản lý cán bộ và được công khai
theo quy định.
Như vậy, lấy phiếu tín nhiệm là nội dung quan trọng
trong đánh giá cán bộ; góp phần đánh giá uy tín và kết quả thực hiện chức
trách, nhiệm vụ được giao của cán bộ, giúp cán bộ “tự soi, tự sửa”, tiếp tục phấn
đấu, rèn luyện trong công tác; là cơ sở quan trọng để cấp ủy, tổ chức đảng đào
tạo, bồi dưỡng, bố trí, sử dụng cán bộ; nâng cao hiệu quả công tác lãnh đạo, quản
lý, giám sát cán bộ. Đó không phải là việc làm mang tính chất “trang
trí”, “hình thức” hay “trò mị dân” như Việt
Tân xuyên tạc, kích động. Mọi người cần vạch rõ bộ mặt “trơ trẽn” và
kiên quyết đấu tranh, bác bỏ với luận điệu xuyên tạc, bản chất phản động của Việt
Tân./.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét