Thông qua không gian mạng, các hội nhóm phản động ngoài nước cấu kết với trong nước gia tăng các hoạt động lợi dụng mạng xã hội để tán phát các clip có nội dung kích động, xuyên tạc, vu cáo chính quyền Việt Nam đàn áp, bắt bớ “người biểu tình yêu nước”, đòi quốc tế can thiệp, hậu thuẫn. Một số hội nhóm phản động từ hải ngoại thường xuyên phát tán các clip kêu gọi người dân xuống đường biểu tình, tiêm nhiễm các tư tưởng chống đối cực đoan, quá khích cho một số nhóm đối tượng để thực hiện hành vi phá hoại, bạo loạn.
Theo
số liệu của Cục An toàn thông tin, Bộ Thông tin và Truyền thông, trong 05 tháng
đầu năm 2022, có hơn 65.000 nội dung liên quan đến vấn đề nhân quyền mà các thế
lực thù địch tập trung chống phá, như: (1). Tám tổ chức phản động (“Mạng lưới
nhân quyền Việt Nam”, “Người bảo vệ nhân quyền”, “Đại Việt quốc dân Đảng”, “Đảng
nhân bản xã hội”, “Họp mặt dân chủ”, “Lực lượng dân tộc cứu nguy Tổ quốc”, “Hội
Nhà báo độc lập Việt Nam”, “Đài phát thanh Đáp lời sông núi”) kêu gọi các quốc
gia thành viên Liên hiệp quốc không bỏ phiếu cho Việt Nam làm thành viên Hội đồng
Nhân quyền Liên hiệp quốc nhiệm kỳ 2023 - 2025; (2). Tổ chức về Nhân quyền
Freedom House xếp Việt Nam vào nhóm các quốc gia không được tự do sử dụng
in-tơ-nét. Nhiều năm qua tổ chức này vẫn giữ quan điểm cho rằng Việt Nam là quốc
gia mà người dân không được sử dụng in-tơ-nét. Trong khi con số thực tế cho thấy,
Việt Nam là nước có tỷ lệ người dân sử dụng in-tơ-nét thuộc top đầu trên thế giới;
(3). Tổ chức Phóng viên không biên giới (RSF) công bố Chỉ số Tự do Báo chí Thế
giới năm 2022 nhân Ngày Tự do Báo chí Thế giới ngày 03/5/2022 đã xếp Việt Nam ở
vị trí 174/180 quốc gia và vùng lãnh thổ; (4). Các tổ chức, cá nhân phản động
trong và ngoài nước tiếp tục lợi dụng cuộc xung đột quân sự Nga – U-crai-na để
phát tán nhiều bài viết, hình ảnh, clip, biểu tình phản đối chính quyền Việt
Nam ủng hộ chiến tranh xâm lược; (5). Công bố thư ngỏ kêu gọi các nước thành
viên Liên hiệp quốc không bỏ phiếu cho Việt Nam và Hội đồng Nhân quyền Liên hiệp
quốc nhiệm kỳ 2023 – 2025; (6). Cơ quan nghiên cứu của Nghị viện châu Âu công bố
bản báo cáo về các hoạt động hỗ trợ những nhà hoạt động nhân quyền trên toàn thế
giới; trong đó có những thông tin, nhận định thiếu khách quan, công bằng, dựa
trên một số thông tin sai lệch, không có cơ sở, không phản ánh đúng thực tế về
tình hình nhân quyền tại Việt Nam. Nghị viện châu Âu cho rằng, họ đã gặp nhiều
giới hạn trong việc bảo vệ những nhà hoạt động nhân quyền ở Việt Nam; cáo buộc
Việt Nam “vi phạm dân chủ, nhân quyền”, “đàn áp, bỏ tù người vô tội”; thậm chí,
cho rằng Việt Nam là “chế độ đàn áp”. Trên thực tế, danh sách những “nạn nhân”
được liệt kê trong báo cáo này lại là những đối tượng chống phá cộm cán, như:
Nguyễn Văn Đài, Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, Nguyễn Tiến Trung hay gần đây nhất là Phạm
Thị Đoan Trang. Đây không phải là lần đầu Nghị viện châu Âu đưa ra những đánh
giá, nhận định sai lệch, thiếu khách quan, thiếu thiện chí về tình hình nhân
quyền tại Việt Nam.
Thực
tiễn vấn đề nhân quyền tại Việt Nam là minh chứng bác bỏ mọi xuyên tạc!
Bảo
vệ và thúc đẩy quyền con người là chính sách nhất quán của Nhà nước Việt Nam.
Việt Nam luôn xem con người là trung tâm, là động lực của quá trình đổi mới và
công cuộc phát triển đất nước và luôn nỗ lực vì mục tiêu nâng cao đời sống, quyền
thụ hưởng của người dân, không để ai bị bỏ lại phía sau. Các quyền và tự do cơ
bản của con người được ghi nhận trong Hiến pháp Việt Nam, được bảo vệ và thúc đẩy
bởi các văn bản pháp luật cụ thể và được triển khai trong thực tiễn. Ở Việt
Nam, tất cả mọi người đều bình đẳng trước pháp luật và có nghĩa vụ tuân thủ các
quy định của pháp luật. Mọi hành vi vi phạm pháp luật, bởi bất cứ ai và vì bất
cứ lý do gì, đều phải bị xét xử nhằm đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật và
bảo đảm sự thụ hưởng đầy đủ các quyền và tự do của mỗi người dân trong một xã hội
an toàn, trật tự và công bằng. Không ai bị bắt giữ, xét xử vì thực hiện các quyền
con người một cách chính đáng. Đối với trường hợp, như: Nguyễn Văn Đài, Nguyễn
Ngọc Như Quỳnh, Nguyễn Tiến Trung hay Phạm Thị Đoan Trang được nhắc đến trong
báo cáo của Nghị viện Châu Âu là “tù nhân chính trị” thực chất là những đối tượng
núp bóng “dân chủ”, “nhân quyền”, thường xuyên có các hoạt động chống phá, kích
động bạo lực, lôi kéo, tập trung các đối tượng xấu để gây rối trật tự công cộng
nhằm mục đích phá vỡ sự ổn định chính trị của đất nước, xoá bỏ vai trò lãnh đạo
của Đảng. Đây là những hành vi vi phạm pháp luật, cần phải xử lý nghiêm minh
theo quy định của pháp luật để bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự an toàn
xã hội, hoàn toàn không phải hành động “đàn áp người đấu tranh” như một số nhận
định chủ quan, phiến diện, một chiều, mang tính bao biện cho các sai phạm của
những phần tử chống đối.
Những
năm qua, dù đời sống kinh tế - xã hội còn gặp nhiều khó khăn nhưng Việt Nam
luôn nỗ lực và đã đạt được những kết quả tích cực trong bảo vệ quyền con người.
Theo Báo cáo kinh tế - xã hội tại Đại hội XIII của Đảng, tỉ lệ hộ nghèo theo
chuẩn nghèo đa chiều của cả nước đã giảm từ 9,88% cuối năm 2015 xuống dưới 3%
vào năm 2020; đã hoàn thành mục tiêu phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi;
tại Việt Nam không có khủng bố, người dân được sinh sống và lao động trong môi
trường an ninh, an toàn, ổn định, v.v. Còn theo Báo cáo Hạnh phúc thế giới năm
2022 của Liên hiệp quốc, chỉ số hạnh phúc quốc gia của Việt Nam xếp vị trí 77
(tăng 02 bậc so với năm 2021). Bên cạnh đó, Đảng, Nhà nước Việt Nam luôn sẵn
sàng trao đổi, đối thoại cởi mở với các tổ chức quốc tế về quyền con người trên
tinh thần xây dựng nhằm tăng cường hiểu biết lẫn nhau; để các cơ quan, tổ chức
quốc tế có những nhận định, đánh giá thực tiễn tình hình nhân quyền trong nước
trên cơ sở công bằng, minh bạch, khách quan. Đồng thời, Việt Nam không bao giờ
chấp nhận và kiên quyết đấu tranh với những luận điệu, đánh giá chủ quan, phiến
diện, thiếu thiện chí, không có cơ sở, không phản ánh đúng tình hình thực tế tại
Việt Nam.
Và
vừa qua, Việt Nam tiếp tục được cộng đồng quốc tế ủng hộ, trúng cử làm thành viên
Hội đồng Nhân quyền Liên hiệp quốc nhiệm kỳ 2023 - 2025. Việc trúng cử trở
thành thành viên Hội đồng Nhân quyền lần thứ hai thể hiện sự ghi nhận của cộng
đồng quốc tế đối với những chính sách, nỗ lực và thành tựu của Việt Nam trong
việc bảo đảm ngày càng tốt hơn quyền của người dân trên tất cả các lĩnh vực.
Đây cũng là sự kiện có ý nghĩa quan trọng, là bước tiến mới trong nỗ lực triển
khai đường lối đối ngoại của Đại hội XIII của Đảng và Chỉ thị 25 của Ban Bí thư
về đẩy mạnh và nâng tầm đối ngoại đa phương đến 2030. Đó là minh chứng cho
thấy vị thế, uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế không ngừng được củng cố,
nâng cao.
Nhân
quyền là một lĩnh vực rộng, liên quan trực tiếp đến mọi mặt của đời sống con
người, bởi vậy, Việt Nam luôn và đang tiếp tục hướng tới mục tiêu đảm bảo ngày
càng tốt hơn các quyền cơ bản của người dân, xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN
của dân, do dân và vì dân. Đồng thời, kiên quyết đấu tranh ngăn chặn mọi âm
mưu, thủ đoạn sử dụng vấn đề “dân chủ”, “nhân quyền” để chống phá cách mạng Việt
Nam./.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét