Ngày 26/01/2023, trang Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên có bài: “Một kịch bản cũ đang lặp lại” của Nguyễn Gia Kiểng. Ông ta đã viết: “Gần đây Mỹ muốn nâng quan hệ Việt Mỹ lên hàng “đối tác chiến lược” nhưng Hà Nội chần chừ vì Bắc Kinh chưa bật đèn xanh. Bây giờ Hà Nội có năn nỉ cũng khó.
Các nước
dân chủ đã rất thất vọng vì thái độ của chính quyền cộng sản Việt Nam trong cuộc
chiến Ukraine. Họ càng thất vọng thêm khi ông Nguyễn Phú Trọng vội vã đem một
phái đoàn hùng hậu sang chầu Tập Cận Bình và mới đây là những cuộc thanh trừng
các nhân vật được coi là không chống Phương Tây. Hy vọng thu hút đầu tư nước
ngoài tiêu tan. Các nước dân chủ nhận ra là chế độ cộng sản Việt Nam vẫn là một
chư hầu của Trung Quốc”(!). Qua đoạn trích dẫn trên cho thấy có 03 ý: (1). Họ
muốn Việt Nam nâng cấp quan hệ ngoại giao với Hoa Kỳ; (2). Họ phê phán thái độ
của Việt Nam đối với cuộc chiến ở Ukraine; (3). Họ cho rằng Việt Nam lệ thuộc
vào Trung Quốc.
Về nâng cấp quan hệ ngoại giao
Việt Nam với Hoa Kỳ, Nguyễn Gia Kiểng cũng như một số người
khác tỏ ra “sốt ruột” khi muốn Việt Nam nâng cấp quan hệ ngoại giao với Hoa Kỳ.
Về quan hệ ngoại giao, Việt Nam đã nói rõ quan điểm của mình là sẵn sàng là bạn,
là đối tác và là thành viên có trách nhiệm với tất cả các nước, các tổ chức quốc
tế phấn đấu vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội. Với việc
thiết lập thêm quan hệ ngoại giao với Trinidad & Tobago vào ngày
01/02/2023, Việt Nam đã có quan hệ ngoại giao với 192 quốc gia trên thế giới
(bao gồm 190/193 nước thành viên Liên hợp quốc), trong đó có quan hệ Đối tác
chiến lược và Đối tác toàn diện với 30 nước, bao gồm 05 nước thành viên thường
trực Hội đồng bảo an Liên hợp quốc, toàn bộ Nhóm các nước công nghiệp phát triển
hàng đầu (G7) và tất cả các thành viên ASEAN; qua đó tiếp tục thể hiện chính
sách đối ngoại đa dạng hóa, đa phương hóa quan hệ quốc tế. Việc nâng cấp quan hệ
ngoại giao với nước này nước khác, đến mức độ nào là căn cứ vào nhiều yếu tố cả
bên trong và bên ngoài, không thể từ một phía. Điều ấy thể hiện trách nhiệm cao
của Việt Nam đối với các quan hệ ngoại giao quốc tế như đã tuyên bố. Một cách
nôn na dễ hiểu, như cuộc hôn nhân không thể gượng ép, nó phải bắt nguồn từ tình
cảm của cả hai phía, không thể đơn phương để tránh hậu quả của sự gượng ép. Chỉ
khi cả hai phía đã sẵn sàng thì mới có kết quả tốt đẹp. Có con gái lớn thấy
chàng trai nhà giàu ngỏ ý đừng lóa mắt vì tiền mà vội gật đầu, nếu không con
gái mình trở thành người ở, người hầu cho tay nhà giàu kia. Trong thực tế lịch
sử dân tộc ta đã có rất nhiều cô gái nhà nghèo cự tuyệt tình yêu của anh chàng
nhà giàu, vì cô ta không có tình cảm với anh chàng kia, hoặc là cô ta đã nhìn
rõ hậu quả của cái gật đầu nên đã khéo léo từ chối. Thế nên, việc Việt Nam có
quan hệ ngoại giao với nước này nước kia ở mức độ khác nhau cũng là điều dễ hiểu.
Nhưng có điều dễ hiểu là quan điểm xuyên suốt của Việt Nam là luôn thêm bạn, bớt
thù, sẵn sàng là bạn, là đối tác, là thành viên có trách nhiệm của cộng đồng quốc
tế! Trong quan hệ ngoại giao, Việt Nam luôn tôn trọng và thực hiện nghiêm các
nguyên tắc chuẩn mực của cộng đồng quốc tế.
Về thái độ của Việt Nam đối với
cuộc chiến ở Ukraine, vấn đề này, người phát ngôn Bộ Ngoại
giao Việt Nam đã tuyên bố rõ ràng; tại các diễn đàn quốc tế, đại diện của Việt
Nam cũng đã nói rõ và đã có nhiều bài viết phân tích về thái độ của Việt Nam
cùng với đó là có nhiều ý kiến của cộng đồng quốc tế đánh giá cao quan điểm, lập
trường của Việt Nam đối với cuộc chiến này. Vì thế, bài viết này không nhắc lại.
Về quan hệ Việt – Trung, Nguyễn
Gia Kiểng lặp lại ý của một số người trước từng nói Việt Nam là “chư hầu” của
Trung Quốc, nên họ kêu gọi Việt Nam “thoát Trung”(!). Ai cũng biết, Việt Nam là
quốc gia độc lập, có cương lĩnh, đường lối, quốc huy, quốc kỳ và quốc ca riêng,
được cộng đồng quốc tế công nhận. Từ năm 1977, Việt Nam là thành viên của Liên
hợp quốc, tại đây, cờ của Việt Nam tung bay như cờ của các quốc gia khác của
Liên hợp quốc. Điều ấy chứng tỏ, cộng đồng quốc tế công nhận Việt Nam là quốc
gia độc lập, có quyền bình đẳng như bất kỳ quốc gia độc lập nào trên thế giới.
Chỉ những người không ưa chế độ hiện tại của Việt Nam mới cho rằng, Việt Nam là
“chư hầu” của Trung Quốc.
Là
“chư hầu” của Trung Quốc sao cuối những năm 70 thế kỷ trước, Quân tình nguyện
Việt Nam đã đánh đổ chế độ diệt chủng ở Campuchia, hồi sinh đất nước chùa tháp,
mặc dù bị nước này nước kia, trong đó có cả Trung Quốc phản đối? Là “chư hầu”
sao quân và dân Việt Nam đã kiên cường chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc
(02/1979) đập tan dã tâm xâm lược của quân bành trướng Trung Quốc? Là “chư hầu”
sao năm 2019, tàu khảo sát Hải Dương 8 và các tàu hộ tống của Trung Quốc đến hoạt
động tại khu vực bãi Tư Chính bị quân dân ta xua đuổi; năm 2014, quân và dân ta
đã kiên quyết, kiên trì đấu tranh bằng nhiều biện pháp, buộc giàn khoan Hải
Dương 981 của Trung Quốc đặt ở vùng biển nước ta phải cuốn séo về nước? Là “chư
hầu” sao trên khắp các vùng biển đảo của Tổ quốc, quân và dân ta ngày đêm canh
giữ, xua đuổi tàu thuyền nước ngoài, trong đó có tàu thuyền của Trung Quốc ra
khỏi vùng biển chủ quyền của nước ta?
Ngay
sau đại hội XX của Đảng Cộng sản Trung Quốc, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng dẫn đầu
đoàn đại biểu cấp cao nước ta sang thăm Trung Quốc theo lời mời của Tổng Bí
thư, Chủ tịch nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa Tập Cận Bình, chứng tỏ phía
Trung Quốc đánh giá cao vai trò của Việt Nam đối với sự phát triển của Trung Quốc.
Điều ấy được chứng tỏ bằng nghi thức đón tiếp nguyên thủ quốc gia ở cấp cao nhất
mà phía Trung Quốc dành cho Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và đoàn đại biểu cấp
cao của ta.
Nếu Việt
Nam là “chư hầu” của Trung Quốc thì làm sao Trung Quốc lại dành nghi thức lễ
tân cao nhất dành cho “chư hầu”? Thế mà giờ đây, Nguyễn Gia Kiểng lại ăn theo
nói leo mấy kẻ nói trước. Vậy nên, đừng nhắm mắt phán bừa./.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét