Các
luận điệu xuyên tạc rằng: việc đề cao giáo dục đạo đức cách mạng, đạo đức XHCN
chẳng qua là sự bế tắc về quản lý đảng viên, nhất là những đảng viên giữ chức vụ
cao nên hô hào giáo dục đạo đức chẳng qua là để vuốt đuôi (!?). Rằng bản chất
con người là tham nên chỉ hô hào giáo dục và tu dưỡng đạo đức sẽ không bao giờ
mang lại hiệu quả mà chỉ có pháp luật nghiêm minh mới có thể mang lại hiệu quả…
Chúng khuyến khích khuynh hướng đòi văn hóa, văn nghệ (VHVN) hoạt động độc lập
với chính trị, phủ nhận sự lãnh đạo của Đảng, vai trò quản lý của Nhà nước, đối
với VHVN, tìm cách lôi kéo các văn nghệ sĩ sáng tác theo khuynh hướng văn hóa,
nghệ thuật phương Tây, hạ thấp, coi rẻ truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc,
khuyến khích các giá trị văn hóa cá nhân cực đoan, đề cao giá trị “dân chủ”, “tự
do” tư sản; làm tha hóa thế hệ trẻ bằng “văn hóa, tư tưởng, lối sống Mỹ”, nhằm
tạo ra một thế hệ “mất gốc”, phủ nhận các giá trị truyền thống dân tộc, thích đua
đòi, ăn chơi hưởng lạc, kích thích các tệ nạn xã hội phát triển.
Thực
tế cách mạng Việt Nam cho thấy rõ, đạo đức xã hội chủ nghĩa (chân chính) hướng
con người tới tinh thần cao cả của tâm hồn, văn hóa. Bởi vậy, trong cuộc sống
luôn đòi hỏi sự rèn luyện. Cảnh giác và tẩy trừ thói đạo đức giả là điều vô
cùng cần thiết, trước hết là sự cảnh giác với chính bản thân mình. Tính hiện thực
của các giá trị đạo đức thường được truyền tải qua tư tưởng chính trị – xã hội
hay tư tưởng văn học – vốn phù hợp với truyền thống văn hóa Việt Nam cũng như
trình độ nhận thức, thụ cảm của người Việt mà trong đó số đông là những người
lao động. Tính cách cần mẫn, trọng tình, trọng nghĩa, tinh thần cộng đồng cộng
cảm luôn nằm ở triết lý tầng sâu của các giá trị đạo đức, khiến mỗi cá thể tự
giác điều chỉnh hành vi của mình, quy tụ chung lại ở trục tinh thần yêu nước và
khát vọng giành độc lập dân tộc. Cho đến tận bây giờ, có một số người vẫn hoài
nghi về việc một học thuyết đến từ phương Tây như chủ nghĩa Mác – Lê nin có thực
sự phù hợp với Việt Nam, hệ giá trị đạo đức cộng sản do học thuyết Mác mang lại
có thể phù hợp được ở Việt Nam hay không. Để trả lời cho câu hỏi đó, phải bắt đầu
từ nhận thức luận về giá trị ấy ngay từ nửa đầu thế kỷ XX – thời mốc mà nó được
người thanh niên ái quốc Nguyễn Tất Thành tìm ra chân lý và con đường cứu nước
mới, truyền bá một học thuyết cách mạng mới vào Việt Nam.
Thực
tiễn cách mạng Việt Nam đã chứng minh:
Một là, đạo đức
cộng sản là một hệ giá trị giúp dân tộc Việt Nam thoát khỏi tình trạng nô lệ. Đạo
đức của giai cấp cầm quyền các nước tư bản phát triển diễn tiến xoay quanh trục
ích kỷ, tham vọng quyền lực, chủ nghĩa bá quyền nước lớn, thậm chí đã “đứng lên
trên lương tri của thời đại”, gây nên thương tổn cho nhân dân các nước thuộc địa,
phục thuộc. Trong bối cảnh đó, Cách mạng Tháng Mười Nga vĩ đại đã hình thành
nên nền văn hóa Xô Viết với các giá trị đạo đức mẫu mực của người cộng sản như
yêu nước, tinh thần hữu ái quốc tế cao cả, thái độ tích cực tham gia vào công
cuộc cải tạo xã hội cũ, xây dựng xã hội mới xã hội chủ nghĩa. Đạo đức cộng sản đã
“thổi một luồng gió mới” cổ vũ cho tinh thần yêu nước ở các dân tộc thuộc địa,
phụ thuộc ở phương Đông, góp phần hình thành nên con người mới xã hội chủ nghĩa,
lối sống mới xã hội chủ nghĩa. Tư tưởng mang dấu ấn của đạo đức cộng sản cũng tạo
nên những biến chuyển cho tư tưởng triết học ở các quốc gia này, khiến cho nó vừa
tích hợp các giá trị thời đại, vừa tiếp biến các giá trị đạo đức ở phương Tây.
Việt Nam cũng không nằm ngoài quy luật này.
Hai là, đạo đức
cộng sản đã “gạn bỏ” những “hỗn tạp, vụn vặt” trong đạo đức xã hội nửa đầu thế
kỷ XX, kiến lập trên nền tảng đạo đức mà các nhà yêu nước đã gây dựng, tiếp tục
sự nghiệp “thức tỉnh” dân tộc khỏi chế độ quân chủ chuyên chế hàng ngàn năm trước
của các nhà yêu nước. Đạo đức cộng sản hay chính là đạo đức cách mạng xuất hiện
đã khiến cho nghệ thuật thơ mới “vị nghệ thuật” ngày càng biến chuyển sang “nghệ
thuật vị nhân sinh”, suy đến cùng chính là “vị dân sinh”, phục vụ cho đất nước.
Đạo đức cộng sản đã giúp nhiều nghệ sĩ dẹp bỏ cái tôi thuần túy nghệ thuật để
phục vụ cho cuộc đấu tranh giai cấp. Nhiều văn nhân trong số đó về sau trở
thành những cây bút của cách mạng, viết những tác phẩm nghệ thuật phục vụ nhân
dân, cổ vũ cho tinh thần yêu nước, ý chí cách mạng của dân tộc.
Có
thể nói, đạo đức cộng sản đã dần chiếm vị thế trở thành đạo đức của giai cấp
chân chính, đạo đức của thời đại, đạo đức phục vụ cho sự tiến bộ của xã hội
loài người, gạt bỏ sự “hỗn tạp, vụn vặt” trong đạo đức xã hội nửa đầu thế kỷ
XX.
Ba là, đạo đức
cộng sản tạo nên hệ giá trị đạo đức mới định hướng cho con người Việt Nam từ nửa
đầu thế kỷ XX đến nay và gtương lai. Đạo đức cộng sản hình thành gắn liền với
giai cấp công nhân và phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân. Nền sản xuất
đại công nghiệp, cơ khí, máy móc đã tạo nên một lực lượng sản xuất ngày càng xã
hội hóa cao độ, với những phẩm chất đạo đức tốt đẹp như tác phong lao động công
nghiệp, kỷ luật lao động, tinh thần hợp tác sản xuất để tạo ra các chuỗi giá trị,
trước hết là các sản phẩm vật chất phục vụ cho sự phát triển phồn thịnh của xã
hội. Sinh thời, Lênin coi việc giáo dục, rèn luyện đạo đức cộng sản là điều cốt
yếu nhất nhằm tạo ra sức mạnh, quy tụ, tập hợp các giai cấp, tầng lớp trong xã
hội để đấu tranh ngăn ngừa và xóa bỏ tận gốc rễ nguồn gốc sản sinh ra tư hữu và
chế độ người bóc lột người.
Đối
với Việt Nam, đạo đức cộng sản chính là sự kết hợp giữa giá trị đạo đức của
truyền thống văn hóa tốt đẹp lâu đời của dân tộc với hệ giá trị đạo đức mang bản
chất giai cấp công nhân và tinh hoa của nhân loại. Đây được xem là “đạo đức vĩ đại”,
bởi lẽ, đạo đức đó không vì danh vọng, quyền lợi của bất cứ cá nhân nào, mà vì
lợi ích chung của đất nước, của nhân loại tiến bộ.
Đạo
đức cộng sản truyền vào Việt Nam đồng thời cùng lúc chủ nghĩa Mác Lê nin được
Nguyễn Ái Quốc truyền vào bá ở nước ta. Nhiều nhà nghiên cứu có chung nhận định,
đạo đức cộng sản với tư cách là một hình thái ý thức xã hội đã chịu sự quy định
của những điều kiện vật chất mang tính lịch sử, cụ thể của xã hội Việt Nam. Đạo
đức cộng sản truyền bá và được tiếp nhận tích cực ở Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX
cho thấy quá trình lâu dài, liên tục và chứng tỏ sự phù hợp, ưu việt với nhân
dân Việt Nam. Bởi lẽ trong bối cảnh Việt Nam lúc này, nhu cầu giải phóng dân tộc
lớn song lại có nhiều ý thức hệ, đạo đức hệ đan xen. Vậy đến nay, đạo đức đó có
còn mang lại giá trị?
Theo
Tổng cục thống kê, mức sống của người dân Việt Nam năm 2021 giảm khoảng 1.1% (tương
đương 42.000 đồng) do ảnh hưởng của yếu tố dịch bệnh nhưng niềm tin của người
dân vào Chính phủ không suy giảm, tính đồng thuận xã hội của người dân Việt Nam
ở mức cao, là nhân tố hàng đầu bảo đảm ổn định đất nước. Điều đó cho thấy con đường
cách mạng mà Hồ Chí Minh và Đảng CSVN lựa chọn vẫn hoàn toàn đúng đắn. Đạo đức
cộng sản đã tạo ra những con người xã hội chủ nghĩa và vẫn còn nguyên giá trị.
Các
nhà nghiên cứu đã kết luận những yếu tố cốt lõi của đạo đức XHCN cần giáo dục,
rèn luyện, đó là: 1) Phẩm chất trung thành; 2) Tinh thần tự giác gánh vác nhiệm
vụ và lòng hy sinh phục vụ chủ nghĩa cộng sản; 3) Tôn trọng, gần gũi, tin tưởng
và phục vụ lợi ích của nhân dân; 4) Tận tâm, tận tụy, trách nhiệm với công việc;
5) Tinh thần gương mẫu, không quan liêu; 6) Khiêm tốn, cầu thị, không “kiêu ngạo
cộng sản”, không tự phụ, không tự cao tự đại; 7) Không tham ô, hối lộ; 8) Tiết
kiệm, tránh lãng phí; 9) Không ham địa vị, không lạm quyền, không đặc quyền, đặc
lợi; 10) Trung thực, không che giấu, dũng cảm nhận và quyết tâm sửa chữa sai lầm,
khuyết điểm.
Phấn
đấu rèn luyện đạt được chuẩn mức đó, há chẳng phải làm cho xã hội tốt đẹp, văn
minh hơn sao?
Quyên
Bùi
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét