GS,TS Đàm Đức Vượng
Trên
đây là những điều vu khống, bôi nhọ Đảng Cộng sản Việt Nam và giai cấp công
nhân Việt Nam, hạ thấp vai trò lãnh đạo của giai cấp công nhân Việt Nam, cần phải
phân tích, phê phán. Ở đây, không hề có chuyện “đội tiên phong đi trước, công
nhân vẫn thất thểu phía sau”, như có người đã viết. Vấn đề đặt ra là cần phải
làm rõ vai trò của đội tiên phong và vai trò của giai cấp công nhân Việt Nam
trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Trên
thực tế, “Đảng Cộng sản Việt Nam là đội tiên phong của giai cấp công nhân, đồng
thời là đội tiên phong của nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam; đại biểu
trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, của nhân dân lao động và của dân tộc”1. Điều 4 của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
Việt Nam cũng ghi rõ: “Đảng Cộng sản Việt Nam – Đội tiên phong của giai cấp
công nhân, đồng thời là đội tiên phong của nhân dân lao động và của dân tộc Việt
Nam, đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động của
cả dân tộc, lấy chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng,
là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội”2.
Đối
với giai cấp công nhân Việt Nam, Đảng chủ trương “xây dựng giai cấp công nhân
hiện đại, lớn mạnh; nâng cao bản lĩnh chính trị, trình độ học vấn, chuyên môn,
kỹ năng nghề nghiệp, tác phong công nghiệp, kỷ luật lao động thích ứng với cuộc
Cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Tăng cường tuyên truyền, giáo dục chính trị,
tư tưởng cho giai cấp công nhân. Chăm lo đời sống vật chất, tinh thần, nhà ở và
phúc lợi xã hội cho công nhân; bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của
công nhân”3.
Công
nhân là một trong những giai cấp cơ bản của xã hội tư bản chủ nghĩa và xã hội
xã hội chủ nghĩa. Kể cả xã hội tư bản chủ nghĩa và xã hội xã hội chủ nghĩa,
công nhân đều là lực lượng chủ yếu trong cuộc sản xuất của cải vật chất và
trong việc cải tạo các quan hệ xã hội. Trong điều kiện chủ nghĩa tư bản, giai cấp
công nhân (còn gọi là giai cấp vô sản) là một giai cấp cơ bản bị bóc lột và đối
lập với giai cấp tư sản. Dưới chủ nghĩa xã hội, giai cấp công nhân và đội tiên
phong là giai cấp cầm quyền trong xã hội.
Công
nhân làm thuê xuất hiện vào thế kỷ XVI, khi chủ nghĩa tư bản bắt đầu phát triển.
Tuy nhiên, trong suốt một thời gian dài, công nhân chưa phải là một giai cấp đã
hình thành một cách hoàn chỉnh. Sự phát sinh và phát triển của giai cấp công
nhân công nghiệp, sự chuyển biến thành giai cấp độc lập gắn liền với các cuộc
cách mạng công nghiệp.
Giai
cấp công nhân là giai cấp tiên tiến nhất và cách mạng nhất trong xã hội; sứ mệnh
lịch sử của giai cấp công nhân là thay thế chủ nghĩa tư bản bằng chủ nghĩa xã hội.
Là giai cấp cơ bản bị áp bức dưới chủ nghĩa tư bản, giai cấp công nhân chỉ có
thể thoát khỏi ách áp bức bằng con đường đấu tranh giai cấp chống giai cấp tư sản,
bằng con đường thủ tiêu chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất và thiết lập chế độ
công hữu. Bằng cách đó, giai cấp công nhân vĩnh viễn thủ tiêu mọi hình thức người
bóc lột người, chẳng những giải phóng cho mình, mà còn giải phóng cho tất cả
các tầng lớp lao động khác nữa. Trong cuộc đấu tranh giải phóng, giai cấp công
nhân có sứ mệnh giữ vai trò nắm bá quyền lãnh đạo. Giai cấp công nhân giác ngộ
về những lợi ích cơ bản của mình nhờ có sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản được vũ
trang bằng lý luận cách mạng là chủ nghĩa Mác – Lênin.
Về
giai cấp công nhân Việt Nam trong thời kỳ mới, Đảng đã có Nghị quyết 20-NQ/TW,
ngày 28-1-2008 của Hội nghị Trung ương 6, khóa X “Về tiếp tục xây dựng giai cấp
công nhân Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”.
Nghị
quyết nêu rõ: “Xây dựng giai cấp công nhân nước ta lớn mạnh trong thời kỳ đẩy mạnh
công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước là nhiệm vụ quan trọng và cấp bách của Đảng,
Nhà nước, của cả hệ thống chính trị, của mỗi người công nhân và của toàn xã hội”4. Khái niệm về giai cấp công nhân Việt Nam cũng được
mở rộng ra: “Giai cấp công nhân Việt Nam là một lực lượng xã hội to lớn, đang
phát triển, bao gồm những người lao động chân tay và trí óc, làm công hưởng lương
trong các loại hình sản xuất kinh doanh và dịch vụ công nghiệp, hoặc sản xuất
kinh doanh và dịch vụ có tính chất công nghiệp”5. Như vậy, trong
thời kỳ mới, thành phần giai cấp công nhân Việt Nam được mở rộng ra tới các tầng
lớp trí thức. Đây là vấn đề rất mới về đội ngũ giai cấp công nhân Việt Nam
trong thời kỳ mới. “Giai cấp công nhân nước ta có sứ mệnh lịch sử to lớn: Là
giai cấp lãnh đạo cách mạng thông qua đội tiền phong là Đảng Cộng sản Việt Nam;
giai cấp đại diện cho phương thức sản xuất tiên tiến, giai cấp tiên phong trong
sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội, lực lượng đi đầu trong sự nghiệp công nghiệp
hóa, hiện đại hóa đất nước vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng,
dân chủ, văn minh; lực lượng nòng cốt trong liên minh giai cấp công nhân với
giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức dưới sự lãnh đạo của Đảng”6.
Hơn
35 năm đổi mới, cùng với quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, giai
cấp công nhân Việt Nam đã có những chuyển biến quan trọng, tăng nhanh về số lượng,
đa dạng về cơ cấu, chất lượng được nâng lên, đã hình thành ngày càng đông đảo bộ
phận công nhân trí thức, đang tiếp tục phát huy vai trò là giai cấp lãnh đạo
cách mạng thông qua đội tiền phong là Đảng Cộng sản Việt Nam, giai cấp tiền
phong trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội, lực lương đi đầu trong sự nghiệp
công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, hội nhập kinh tế quốc tế; có nhiều cố gắng
để phát huy vai trò là lực lượng nòng cốt trong liên minh giữa giai cấp công
nhân với giai cấp công nhân và đội ngũ trí thức dưới sự lãnh đạo của Đảng.
Trong khối đại đoàn kết toàn dân tộc, giai cấp công nhân đã đóng góp trực tiếp
to lớn vào quá trình phát triển của đất nước, cùng với các giai cấp, tầng lớp
và thành phần xã hội khác, giai cấp công nhân Việt Nam là cơ sở chính trị – xã
hội vững chắc của Đảng và Nhà nước. Trong quá trình phát triển kinh tế – xã hội
của đất nước, việc làm và đời sống của giai cấp công nhân ngày càng được cải
thiện. Vì vậy, không có chuyện nói “giai cấp công nhân Việt Nam thất thểu đi
theo sau Đảng Cộng sản Việt Nam.
Tuy
nhiên, sự phát triển của giai cấp công nhân chưa đáp ứng được yêu cầu về số lượng,
cơ cấu và trình độ học vấn, chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp; thiếu nghiêm trọng
các chuyên gia kỹ thuật, cán bộ quản lý giỏi, công nhân lành nghề; tác phong
công nghiệp và kỷ luật lao động còn hạn chế; đa số công nhân xuất thân từ công
nhân, chưa được đào tạo cơ bản và có hệ thống…
Vấn đề
đặt ra hiện nay là xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam lớn mạnh, có giác ngộ
giai cấp và bản lĩnh chính trị vững vàng, yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, có
tinh thần đoàn kết và hớp tác quốc tế. Phấn đấu để các doanh nghiệp đều có tổ
chức cơ sở đảng, công đoàn, thanh niên. Xây dựng giai cấp công nhân lớn mạnh,
phát triển nhanh về số lượng, nâng cao chất lượng; ngày càng được trí thức hóa,
phát triển kinh tế tri thức, có trình độ chuyên môn cao để có khả năng làm cho
khoa học – công nghệ tiên tiến; thích ứng nhanh với cơ chế thị trường và hội nhập
kinh tế quốc tế…
Nhiệm
vụ và giải pháp xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp
hóa, hiện đại hóa đất nước là tiếp tục nghiên cứu, tổng kết thực tiễn, phát triển
lý luận về giai cấp công nhân trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã
hội chủ nghĩa, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập kinh
tế quốc tế; đẩy mạnh và nâng cao chất lượng đào tạo nghề, từng bước trí thức
hóa giai cấp công nhân; bồi dưỡng, nâng cao trình độ chính trị, ý thức giai cấp,
tinh thần dân tộc cho giai cấp công nhân; cần bổ sung, sửa đổi, xây dựng và thực
hiện nghiêm hệ thống chính sách, pháp luật để bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp,
chính đáng của công nhân, chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho công nhân;
tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, phát huy vai trò của tổ chức công đoàn và các
tổ chức chính trị – xã hội khác trong xây dựng giai cấp công nhân, đổi mới mạnh
mẽ tổ chức, nội dung và phương thức hoạt động của tổ chức công đoàn tại các
doanh nghiệp…
Trên
đây là những nội dung cơ bản về giai cấp công nhân Việt Nam và đội tiền phong của
giai cấp công nhân Việt Nam là Đảng Cộng sản Việt Nam. Mọi ý đồ hạ thấp vai trò
của giai cấp công nhân Việt Nam và vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam
là trái với hiện thực lịch sử, cần phải phê phán và bác bỏ.
——
1.Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam, Nxb Chính trị quốc
gia, Hà Nội, tr. 3, 4.
2. Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Nxb
Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2014, tr. 9.
3. Đảng
Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, Nxb
Chính trị quốc gia Sự thât, 2021, tập 1, tr. 166.
4.
Nghị quyết 20-NQ/TW, ngày 28-1-2008, “Về tiếp tục xây dựng giai cấp công nhân
Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước” của Hội nghị
Trung ương 6, khóa X, tài liệu lưu trữ tại Thư viện Pháp luật, đăng trên
Website: Thư viện Pháp luật.
5.
Nghị quyết 20-NQ/TW, ngày 28-1-2008, “Về tiếp tục xây dựng giai cấp công nhân
Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước” của Hội nghị
Trung ương 6, khóa X, tài liệu lưu trữ tại Thư viện Pháp luật, đăng trên
Website: Thư viện Pháp luật.
6.
Nghị quyết 20-NQ/TW, ngày 28-1-2008, “Về tiếp tục xây dựng giai cấp công nhân
Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước” của Hội nghị
Trung ương 6, khóa X, tài liệu lưu trữ tại Thư viện Pháp luật, đăng trên
Website: Thư viện Pháp luật.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét