Thứ Ba, 28 tháng 2, 2023

Liệu chăng RFA cố tình gây hấn?!!!

 

Những năm gần đây, các tổ chức như phóng viên không biên giới (RFS), BBC, RFA, RFI, VOA tiếng Việt và một số tổ chức, cá nhân phản động chống phá luôn tìm mọi cách xuyên tạc, bịa đặt về tình hình tự do báo chí và cái gọi là “Sự trung thực của báo chí Việt Nam”. Năm 2022 RFS đã công bố một thứ gọi là báo cáo về “chỉ số tự do báo chí thế giới năm 2022”. Theo bảng xếp hạng do tổ chức này đưa ra thì tự do báo chí Việt Nam ở vị trí 174/180 quốc gia và vùng lãnh thổ, đứng trên trên Trung Quốc (175) và ngay dưới Cu Ba (173), báo cáo đưa ra luận điệu bịa đặt và vu cáo Việt Nam và cáo buộc rằng, Việt Nam vẫn nằm trong nhóm các quốc gia có tình hình báo chí “rất tồi tệ”.

Nhân danh tự do báo chí theo tiêu chuẩn phương Tây, họ tung ra các bài viết, clip, ảnh và đủ thứ tư liệu ngụy tạo, bịa đặt nhằm tuyên truyền chống lại Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam. Chúng bình luận theo kiểu bất chấp sự thật với góc nhìn tiêu cực nhằm gieo rắc hoang mang và qua đó ca ngợi những thứ giá trị phương Tây mà chúng tôn thờ, ra sức tung hô, cổ súy, ca ngợi những kẻ mà chúng gán cho những mỹ từ như “nhà báo tự do”, “nhà đấu tranh dân chủ”, “nhà bất đồng chính kiến” mà thực ra đó là những kẻ vi phạm pháp luật, đã bị pháp luật xử lý.

Trên thế giới ngày nay, tự do ngôn luận và tự do báo chỉ là biểu hiện trực tiếp của quan niệm, chính sách nhân quyền ở quốc gia đó. Báo chí là phương tiện để mọi công dân thực hiện quyền tự do ngôn luận của mình. Việt Nam luôn quan tâm và thúc đẩy các quyền cơ bản của con người trong đó quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí và quyền tiếp cận thông tin. Việc bảo đảm mọi công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí trong khuôn khổ quy định của pháp luật là chủ trương nhất quán của Đảng và Nhà nước Việt Nam. Nhiều năm qua, Đảng và Nhà nước Việt Nam luôn nỗ lực hoàn thiện hệ thống pháp luật nhằm tạo điều kiện thúc đẩy và bảo vệ các quyền cơ bản của công dân về tự do ngôn luận. Luật báo chí năm 2016 quy định rõ trách nhiệm của Nhà nước, của cơ quan báo chí; trách nhiệm của cơ quan, tổ chức đối với quyền tự do báo chí, quyền tự do ngôn luận trên báo chí của công dân. Theo đó Nhà nước tạo điều kiện thuận lợi để công dân thực hiện quyền tự do báo chí, quyền tự do ngôn luận trên báo chí và để báo chí phát huy đúng vai trò của mình.

Cùng với đó trong nhiều năm qua các phần tử phản động, chống đối trong và ngoài nước luôn tìm cơ hội để phụ họa, bình phẩm, xuyên tạc tình hình tự do báo chí và cái gọi là “sự trung thực” của báo chí Việt Nam. Nhân danh dân chủ, nhân quyền, chúng cổ vũ cho thứ tự do báo chí không xây dựng trên nền tảng của sự trung thực và tôn trọng sự thật, một thứ tự do báo chí vô nguyên tắc, nằm ngoài khuôn khổ pháp luật. Chúng đòi Việt Nam phải tổ chức, quản lý báo chí theo mô hình báo chí phương Tây, đòi tư nhân hóa báo chí để biến báo chí Việt Nam thành công cụ phục vụ mưu đồ chính trị của chúng.

Bất chấp thực tế và những nguyên tắc cơ bản của báo chí Việt Nam, RFA tung ra bài viết rất xuyên tạc trên mạng xã hội: “Tuyên giáo Cộng sản Việt Nam lại “xảo ngôn” khi kêu gọi báo chí “trung thực”. Để minh họa cho luận điệu này, RFA tung ra hai đơn cử.

Thứ nhất, “Đơn cử như vào ngày 7/4/2022, Đại hội đồng Liên Hợp Quốc đã bỏ phiếu khai trừ Nga khỏi Hội đồng Nhân quyền (HĐNQ) với các cáo buộc nước này vi phạm nhân quyền ở Ukraine, theo đó có 93 phiếu thuận, 24 phiếu chống và 58 phiếu trắng. Việt Nam nằm trong số những nước bỏ phiếu chống lại nghị quyết của Mỹ để loại Nga ra khỏi HĐNQ. Tuy nhiên các tờ báo trong nước trong hai ngày 7 và 8 tháng 4 năm 2022, khi tường thuật về vụ việc này đã không hề đề cập gì đến lá phiếu chống của Việt Nam”. Cần nói rõ đây không phải là “nghị quyết của Mỹ” mà là dự thảo Nghị quyết do Mỹ đưa ra trước Đại hội đồng Liên hợp quốc để các thành viên bỏ phiếu. Việc bỏ phiếu thuận, trắng hay chống là quyền của mỗi quốc gia, phản ánh thái độ và lợi ích quốc gia của họ, các cơ quan truyền thông hầu hết đưa tin và bình luận về sự kiện này.

Thông tấn xã Việt Nam ngày 08/4/2022 đã đưa tin: “Tại phiên họp, Đại hội đồng Liên hợp quốc đã thông qua Nghị quyết đình tư cách thành viên của Nga tại Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc với 93 phiếu thuận, 24 phiếu chống, 58 phiếu trắng” và bình luận: “Các nước bày tỏ quan ngại trước tình hình hiện nay tại Ukraine và nhấn mạnh sự cần thiết phải tôn trọng luật pháp quốc tế. Nhiều nước trong đó có những nước bỏ phiếu trắng và chống nghị quyết nói trên cho rằng trong bối cảnh các cơ chế điều tra quốc tế về tình hình nhân quyền tại Ukraine gồm cơ chế điều tra được thành lập theo quyết định của Hội đồng nhân quyền tại Ukraine vẫn đang diễn ra. Việc đề xuất và xem xét này là hành động vội vã trong khi chưa có thông tin cụ thể, khách quan. Vì thế việc thông qua nghị quyết nói trên được các nước xem là có thể ảnh hưởng tiêu cực tới nỗ lực đàm phán, đối thoại giữa các bên liên quan gây chia rẽ và giảm sự tín nhiệm đối với Liên hợp quốc”… Nhiều báo, đài đã dẫn lại bài viết này. Như thế là đã rõ. Sao có thể thô thiển cho rằng “Ban Tuyên giáo nhiều lần chỉ đạo báo chí không được đăng tải”.

Thứ hai, lại một ví dụ điển hình của RFA hết sức bậy bạ, thô bỉ và tráo trở: “Dư luận cho rằng, câu chuyện “bác sĩ Khoa” là hậu quả của việc tuyên truyền sai sự thật được Đảng Cộng sản sử dụng để bảo vệ Đảng từ ngày thành lập. Chỉ đến khi bị cư dân mạng phân tích những điểm vô lý thì câu chuyện biến mất cùng tác giả”. RFA không thể nói “dư luận cho rằng” để đổi trắng thay đen, gắp lửa bỏ tay người như thế được. Bởi ngay khi tiếp nhận thông tin và câu chuyện “bác sỹ Khoa” dưới góc nhìn chuyên môn, cơ quan chức năng nhận ra ngay những thông tin này là không đúng sự thật và đã chỉ đạo, phối hợp điều tra làm rõ. Chỉ 1 ngày sau, ngày 8/8/2021 bà Nguyễn Thị Huỳnh Mai- Chánh Văn phòng Sở Y tế TP. Hồ Chí Minh khẳng định, sự việc trên là hư cấu, bịa đặt ảnh hưởng đến tâm lý và cuộc chiến chống dịch Covid-19 ở thành phố. Chiều 9/8/2021, Sở Thông tin và truyền thông TP. Hồ Chí Minh đã làm việc với chủ thể đăng ký và sử dụng tài khoản facebook là Nguyễn Đức Hiền và Hoàng Nguyên Vũ về việc cung cấp thông tin “bác sỹ rút ống thở của người nhà để nhường cho sản phụ” là nội dung không đúng sự thật đăng trên mạng internet. Hai chủ tài khoản này đã nhận lỗi và nộp phạt hành chính 5 triệu đồng/người về hành vi cung cấp, chia sẻ thông tin sai sự thật trên mạng xã hội. Ngay sau đó nhiều Facebooker cũng đã đăng bài chất vấn bản thân và nói lời xin lỗi trên trang cá nhân sau khi góp phần lan tỏa câu chuyện nhảm nhí này.

Rõ ràng RFA dù có cố tình xuyên tạc và bịa đặt thế nào đi chăng nữa thì sự thật cũng chỉ có một, đó là sự phát triển ngày càng mạnh mẽ của nền báo chí Việt Nam nói riêng và đất nước Việt Nam nói chung với vị thế, vai trò ngày càng được nâng cao trên trường quốc tế./.

 

Việt Tân: Lại diễn rồi

 

N

gày 27/02/2023 trên trang facebook Việt Tân có đăng tin: Việt Tân cơ sở Toronto tổ chức hội thảo về tình hình Việt Nam trước biến động toàn cầu của Nhóm truyền thông đảng bộ Việt Tân Toronto - Ottawa. Theo tin, Hội thảo có sự tham dự của khoảng 60 đồng hương, thân hữu trong cộng đồng người Việt ở khu vực đại đô thị Toronto với diễn giả chính là Lý Thái Hùng tới từ Hoa Kỳ.

Tại Hội thảo, các diễn giả tiếp tục tuyên truyền, cổ xúy cho cái gọi là “công cuộc dân chủ Việt Nam”, khi đưa ra nhiều hiến kế, kiến nghị “tâm huyết”, mong muốn Việt Nam ngày càng “tự do”, “dân chủ” hơn nữa, chuẩn bị nền tảng cho sự thay đổi tại Việt Nam. Họ còn lấy việc quân đội Mỹ bắn rơi khinh khí cầu xâm nhập không phận Hoa Kỳ để ca ngợi tự do, dân chủ phương Tây; cho rằng Việt Nam chịu áp lực chi phối của nước lớn láng giềng, mà không có tiếng nói của riêng mình. Bên cạnh đó, hoạt động này còn nhằm chia rẽ khối đại đoàn kết các dân tộc Việt Nam, chia rẽ, gây mâu thuẫn giữa nhân dân Việt Nam với cộng đồng người Việt Nam đang sinh sống ở nước ngoài.

Tre Việt có thể khẳng định rằng, Việt Tân là tổ chức khủng bố, luôn tìm mọi cách để chống phá Đảng, Nhà nước, chế độ và sự nghiệp cách mạng của nhân dân Việt Nam. Vì vậy, dù có tuyên bố mục đích tâm huyết gì đi nữa, Việt Tân cũng không thể che giấu bản chất là kẻ chống phá, phản động.

Việt Nam là quốc gia có độc lập chủ quyền, có thể chế chính trị xã hội rõ ràng và Việt Nam không chịu áp lực cũng sự chi phối của bất kỳ một quốc gia,  vùng lãnh thổ hay một tổ chức cá nhân nào. Mọi quyết sách của Việt Nam là hoàn toàn do Đảng, Nhà nước Việt Nam quyết định trên cơ sở luật pháp Việt Nam, luật pháp quốc tế và bảo đảm hài hòa lợi ích của đất nước và các bên liên quan, luôn đặt lợi ích của quốc gia dân tộc lên trên hết. Mặt khác, pháp luật Việt Nam hiện nay được xây dựng, ngày càng hoàn thiện các quy định bảo đảm quyền tự do, dân chủ của mọi công dân; đặc biệt là những thành tựu sau hơn 35 năm đổi mới giúp Việt Nam hoàn thành các mục tiêu thiên niên kỷ, đời sống nhân dân ngày càng được nâng lên, uy tín, vị thế Việt Nam trên trường quốc tế ngày càng nâng cao; quốc phòng, an ninh được tăng cường, môi trường hòa bình được giữ vững, v.v. Đó là điều minh chứng rõ ràng nhất về một đất nước Việt Nam độc lập, tư do, hạnh phúc. Đảng, Nhà nước Việt Nam có đủ tư cách, năng lực để lãnh đạo đất nước đi đến phồn vinh, hạnh phúc. Vì vậy, Việt Nam không cần một tổ chức phản động, khủng bố như Việt Tân phải hiến kế. Việc tổ chức hội thảo, chẳng qua cũng là trò diễn mà thôi./.

 

Thứ Hai, 27 tháng 2, 2023

Thôi đi, đừng có bày trò nữa!

Trong những ngày đầu Xuân mới, nhân dân ta nỗ lực lao động, sản xuất, lập thành tích bằng những việc làm cụ thể chào mừng 93 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam. Ở chiều ngược lai, dường như “bản tính khó dời”, các thế lực thù địch, phản động, cơ hội chính trị ra sức suy diễn, tuyên truyền xuyên tạc vị trí, vai trò lãnh đạo, cầm quyền của Đảng Cộng sản Việt Nam. 


Tiếp tục sử dụng chiêu bài “dân chủ”, “đa nguyên, đa đảng”

Trong chiến lược “diễn biến hòa bình”, các thế lực thù địch xác định phá hoại tư tưởng là con đường ngắn nhất và hiệu quả nhất, trong đó hướng trọng điểm là tập trung công kích, phủ nhận, làm mất uy tín, niềm tin, tiến tới lật đổ và loại bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với Nhà nước và xã hội. Như lập trình định sẵn, “đến hẹn lại lên”, dịp này trên các hội, nhóm, cộng đồng chống cộng, phản động lưu vong, cơ hội chính trị như Việt Tân, Chính phủ quốc gia Việt Nam lâm thời, các trung tâm truyền thông BBC, RFA, RFI... gia tăng các bài viết xuyên tạc, chống phá. Luận điệu suy diễn, xuyên tạc vai trò lãnh đạo của Đảng thể hiện trên các điểm:

Về phương diện lịch sử, các thế lực thù địch và cơ hội chính trị tập trung xuyên tạc, phủ nhận lịch sử và thành quả đấu tranh cách mạng vẻ vang của nhân dân ta dưới sự lãnh đạo của Đảng. Chúng xuyên tạc lịch sử, cho rằng nếu không có Đảng Cộng sản Việt Nam thì dân tộc ta không phải tiến hành cuộc chiến tranh lâu dài, đau thương, tổn hại xương máu. Cho rằng nếu Đảng Cộng sản Việt Nam không “độc đoán, chuyên quyền” thì Việt Nam đã đứng trong hàng ngũ các nước phát triển từ lâu. Từ đó rêu rao, Đảng Cộng sản Việt Nam đã hết vai trò lịch sử, không còn đủ khả năng lãnh đạo đất nước.

Trên phương diện thực tiễn, các thế lực thù địch cường điệu, khoét sâu vào một số hạn chế, khuyết điểm trong quá trình lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước, nhất là một số hiện tượng, sự việc đơn lẻ, biến nó thành phổ biến, tất yếu của chế độ, rồi quy kết vào cái gọi là “lỗi hệ thống” - ám chỉ hệ thống chính trị do một đảng lãnh đạo; đổ lỗi Đảng lãnh đạo tạo ra sự tụt hậu kinh tế so với trình độ phát triển chung, cho rằng Đảng chỉ tập trung nỗ lực vào vấn đề chuyên quyền chính trị, thay vì vấn đề kinh tế. Họ sử dụng triệt để những chiêu bài dân chủ, đa nguyên, thúc đẩy cái gọi là “xã hội dân sự” để cổ vũ sự bất đồng ý kiến về quan điểm trong Đảng, từ đó để chia rẽ đoàn kết dân tộc, hòng tạo thành những phe phái, hội nhóm đối lập. Các thế lực chống cộng tập trung đánh vào các nguyên tắc tổ chức và sinh hoạt đảng, đặc biệt là vào nguyên tắc tập trung dân chủ. Các thế lực thù địch đưa ra luận điệu độc đảng là độc tài, độc đoán, là thủ tiêu dân chủ, động lực phát triển đất nước; một Đảng được tổ chức theo “mô hình phát xít”, mắc bệnh sùng bái với quá khứ… 

Đây là những luận điệu cố tình xuyên tạc về vị trí, vai trò lãnh đạo của Đảng trong thể chế chính trị ở Việt Nam, cổ súy, thúc đẩy cái gọi là giá trị tự do, dân chủ, nhân quyền, đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập kiểu phương Tây. Đảng Cộng sản Việt Nam là đại biểu trung thành cho lợi ích không chỉ của giai cấp công nhân mà còn nhân dân lao động và toàn dân tộc. Điều này hoàn toàn khác với đảng chính trị trong thể chế đa đảng chỉ đại diện cho một nhóm lợi ích nhất định mà trong rất nhiều trường hợp, lợi ích cục bộ của đảng phái mâu thuẫn, xung đột với lợi ích chung của xã hội. 

Tái diễn luận điệu vu cáo vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam -0

Phải tôn trọng sự thật 

Việc tồn tại một đảng, lưỡng đảng hay đa đảng ở từng nước là do những điều kiện lịch sử cụ thể lựa chọn, không có khuôn mẫu chung cho tất cả các nước. Trong các văn kiện chính trị - pháp lý ở Việt Nam, Đảng lãnh đạo Nhà nước và xã hội là vấn đề có tính nguyên tắc, được khẳng định một cách nhất quán, rõ ràng. Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011) đã khẳng định: “Đảng Cộng sản Việt Nam là Đảng cầm quyền, lãnh đạo Nhà nước và xã hội”. Thực tế, Đảng Cộng sản Việt Nam là lực lượng lãnh đạo xứng đáng và tin cậy của dân tộc và nhân dân; nhân dân trao cho Đảng sứ mệnh lãnh đạo đất nước, dẫn dắt dân tộc Việt Nam tiến bước cùng thời đại, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Đó là sự thật hiển nhiên, đã được khẳng định từ lý luận và thực tiễn.

Xét về phương diện lý luận, vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với Nhà nước và xã hội là tất yếu, khách quan. Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là sản phẩm của sự kết hợp chủ nghĩa Mác - Lênin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước Việt Nam. Đây là một bước ngoặt lịch sử trọng đại, chấm dứt cuộc khủng hoảng kéo dài về tổ chức và đường lối của cách mạng Việt Nam cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, chứng tỏ rằng giai cấp vô sản ta đã trưởng thành và đủ sức lãnh đạo cách mạng. Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là sản phẩm của sự kết hợp chủ nghĩa Mác - Lênin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước. 

Hai là, nhìn nhận từ cơ sở chính trị, pháp lý, Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo Nhà nước và xã hội là chính danh, hợp hiến và hợp pháp. Các bản Hiến pháp nước Cộng hòa XHCN Việt Nam năm 1980, năm 1992 và năm 2013 đều có 1 điều quy định, Đảng Cộng sản Việt Nam là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội. Điều này phù hợp với xu hướng chung của thế giới hiện nay, không phải là cá biệt. Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH (bổ sung, phát triển năm 2011) khẳng định: “Đảng Cộng sản Việt Nam là Đảng cầm quyền, lãnh đạo Nhà nước và xã hội Việt Nam”.

Điều lệ Đảng quy định: “Đảng Cộng sản Việt Nam là Đảng cầm quyền… Đảng lãnh đạo hệ thống chính trị, đồng thời là một bộ phận của hệ thống ấy”. Như vậy, vai trò lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước và xã hội được xây dựng trên cơ sở pháp lý đồng bộ (hệ thống các văn bản pháp luật) và đồng thuận (điều lệ, quy định) của các tổ chức có liên quan, không phải do Cương lĩnh, Điều lệ Đảng “đơn phương” quy định. Đây là một yếu tố quan trọng bảo đảm tính chính danh đầy đủ được quy định tại Hiến pháp và Điều lệ Đảng, điều lệ các tổ chức chính trị - xã hội và tổ chức xã hội nghề nghiệp về mối quan hệ của Đảng với các tổ chức khác ở Việt Nam.

Trên phương diện lịch sử, thực tiễn, vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam trong tiến trình lịch sử dân tộc đưa đến những thành tựu mang tính bước ngoặt của lịch sử. Từ khi ra đời cho đến nay, Đảng Cộng sản Việt Nam đã lãnh đạo nhân dân ta tiến hành các cuộc đấu tranh cách mạng lâu dài, gian khổ, vượt qua muôn vàn khó khăn, thử thách và giành được những thắng lợi vĩ đại của Cách mạng Tháng Tám năm 1945, đập tan ách thống trị của thực dân, phong kiến, lập nên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, đưa dân tộc ta tiến vào kỷ nguyên độc lập, tự do; thắng lợi trong các cuộc kháng chiến chống xâm lược, thống nhất đất nước, bảo vệ Tổ quốc, làm tròn nghĩa vụ quốc tế, đưa cả nước bước vào thời kỳ đổi mới, đi lên CNXH.

Dưới sự lãnh đạo của Đảng, trong công cuộc đổi mới, đất nước đạt được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử, phát triển toàn diện, bền vững so với trước đây. Đến nay, quy mô kinh tế được nâng lên, vượt qua 400 tỷ USD/năm; đời sống nhân dân cả về vật chất và tinh thần được cải thiện rõ rệt, đạt trên 4.000USD/người/năm; văn hóa, xã hội phát triển, quốc phòng, an ninh giữ vững, đối ngoại mở rộng... Tất cả những điều đó được khái quát như Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng khẳng định “Đất nước ta chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín như ngày nay”. 

Không thể phủ nhận, trong lãnh đạo, Đảng có lúc phạm sai lầm, khuyết điểm. Đảng đã nghiêm túc phê bình, tự phê bình, sửa chữa khuyết điểm trên tinh thần “tự soi, tự sửa”, tự đổi mới, chỉnh đốn để tiếp tục nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền và sức chiến đấu của Đảng. Trong quá trình phát triển, cũng như ở các quốc gia đa đảng, không tránh khỏi những tồn tại, hạn chế, nhất là vấn đề tham nhũng, tiêu cực, suy thoái nhưng vấn đề quan trọng là Đảng luôn nhìn thẳng vào sự thật để chỉnh đốn, để xây dựng Đảng ngày càng vững mạnh.

Thế nhưng, các thế lực thù địch, cơ hội chính trị lại cố tình đi ngược lại sự thật, cố tình thổi phồng những khuyết điểm, sai lầm của Đảng và quy kết Đảng không đủ năng lực lãnh đạo trong điều kiện mới, quy kết vì độc đảng nên tham nhũng, tiêu cực. Rõ ràng đây là một sự xuyên tạc, vu cáo Đảng Cộng sản Việt Nam nhằm kích động, chia rẽ nội bộ, chia rẽ Đảng, Nhà nước với nhân dân, chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc hòng làm tan rã Đảng ta, chế độ ta từ gốc, từ bên trong. 

Luận điệu xuyên tạc việc thực hiện nghĩa vụ quân sự, công an

 Thời gian gần đây, trên mạng internet, một số tổ chức, cá nhân thù địch móc nối với những phần tử cơ hội chính trị, những đối tượng bất mãn cố tình cắt ghép, ngụy tạo những bức ảnh, video clip xuyên tạc, chế nhạo việc tham gia nghĩa vụ quân sự, Công an.


Có bài viết chỉ trích, hiện nay, trong khi các nước quan tâm chăm lo đào tạo cho thanh niên lập nghiệp, làm ăn kinh tế thì “chỉ có Việt Nam mới bắt ép người dân đi nghĩa vụ quân sự, Công an”. Một số trang web còn đăng tải các cảnh bạo lực trong quân đội nước ngoài, cảnh quân đội tham chiến ở một số khu vực trên thế giới rồi cài lời bình xuyên tạc là “chuyện ở trong quân ngũ Việt Nam”.

Luận điệu xuyên tạc việc thực hiện nghĩa vụ quân sự, công an -0

Nguy hiểm hơn, có những hình ảnh, video được cắt ghép, dàn dựng để bóp méo sự thật, xuyên tạc về đạo đức, tác phong và hoạt động của cán bộ, chiến sĩ trong Quân đội, Công an nhằm kích động một số người nhẹ dạ, cả tin, thiếu hiểu biết chia sẻ, lan tỏa trên mạng xã hội, làm nóng vấn đề. Tung tin thất thiệt về cảnh bạo lực hay “cái chết oan ức” rồi đưa ra những câu hỏi khả nghi, cho rằng “có sự lấp liếm, giấu nhẹm”!

Mục đích của họ là nhằm bôi nhọ hình ảnh, bản chất, truyền thống, uy tín của lực lượng Công an, Quân đội, gây ngờ vực trong nhân dân. Từ đó, tạo luồng tư tưởng khiến cho thanh niên nhập ngũ “tự diễn biến”, buông lỏng về trách nhiệm, nghĩa vụ của bản thân với Tổ quốc, làm người dân hoang mang, không muốn cho con em mình thực hiện nghĩa vụ quân sự, Công an. Đó còn là mưu đồ hòng gây mất an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội khi các đối tượng phản động kích động người dân biểu tình, chống phá, kích động các quân nhân đào ngũ, chống đối việc thực hiện nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc…

Thực tiễn lịch sử cho thấy, dựng nước đi đôi với giữ nước là quy luật tồn tại, phát triển của dân tộc, đó chính là truyền thống quý báu của tổ tiên ta. Ðảng ta đã vận dụng, phát triển thành hai nhiệm vụ chiến lược của cách mạng là xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Với lịch sử hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước, các triều đại phong kiến trong lịch sử Việt Nam đã có chính sách “ngụ binh ư nông”.

Chính sách này ra đời trong bối cảnh một đất nước đất không rộng, người không đông, lại thường bị các thế lực nước ngoài xâm lược. Chính sách “ngụ binh ư nông” là sự kết hợp nhiệm vụ duy trì lực lượng quốc phòng với sản xuất, sẵn sàng chuyển hóa lực lượng quân sự từ sản xuất sang chiến đấu khi cần thiết và ngược lại, chuyển lực lượng chiến đấu về sản xuất trong thời bình. 

Bảo vệ Tổ quốc không chỉ hiểu theo nghĩa hẹp là bảo vệ bên ngoài biên giới, lãnh thổ, mà cần hiểu theo nghĩa rộng bao gồm cả bên trong. Không chỉ chiến đấu bảo vệ khi có kẻ thù xâm lược mà phải tổ chức phòng thủ, phòng ngừa từ trước, từ sớm, từ xa; chủ động chuẩn bị về mọi mặt, bao gồm cả chính trị, kinh tế, quốc phòng, an ninh, đối ngoại... ngay từ thời bình.

Hiến pháp năm 2013 quy định: “Bảo vệ Tổ quốc là nghĩa vụ thiêng liêng và quyền cao quý của công dân. Công dân phải thực hiện nghĩa vụ quân sự và tham gia xây dựng nền quốc phòng toàn dân” (Điều 45, Chương II) và “Bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN là sự nghiệp của toàn dân… Cơ quan, tổ chức, công dân phải thực hiện đầy đủ nhiệm vụ quốc phòng và an ninh” (Điều 64, Chương IV). Thể chế hóa Hiến pháp, Luật Nghĩa vụ quân sự và Luật CAND quy định rõ việc công dân tham gia nghĩa vụ quân sự, Công an.

Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng khẳng định: “Củng cố quốc phòng, an ninh, bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam XHCN là nhiệm vụ trọng yếu, thường xuyên của Đảng, Nhà nước, hệ thống chính trị và toàn dân, trong đó QĐND và CAND là nòng cốt". Chính sách và chiến lược quốc phòng của Đảng ta là tăng cường tiềm lực quốc phòng và an ninh; xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân, thế trận an ninh nhân dân vững chắc... Kiên quyết, kiên trì đấu tranh bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, bảo vệ vững chắc biên giới và chủ quyền biển, đảo, vùng trời của Tổ quốc; đồng thời giữ vững môi trường hòa bình, ổn định để phát triển bền vững đất nước.

Thực hiện nghĩa vụ quân sự, Công an không chỉ đơn thuần là chấp hành pháp luật của Nhà nước, đó còn là nghĩa vụ thiêng liêng cao cả của công dân đối với dân tộc, với Tổ quốc. Lịch sử minh chứng, dựng nước đi đôi với giữ nước đã trở thành quy luật trường tồn của dân tộc ta. Biết bao thế hệ ông cha đã ngã xuống cho nền độc lập của Tổ quốc, tự do, hạnh phúc của nhân dân. Trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, với tinh thần “Không có gì quý hơn độc lập, tự do”, “Quyết tử để Tổ quốc quyết sinh”, ý chí “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước”, hàng triệu thanh niên Việt Nam đã xung phong lên đường chiến đấu, trở thành những chiến sĩ kiên trung, bất khuất. Ngày nay, trong thời bình, ổn định và hợp tác quốc tế, hình ảnh chiến sĩ Quân đội, Công an lại càng sống động hơn khi sát cánh cùng nhân dân vượt qua thiên tai, dịch bệnh để bảo vệ tính mạng, tài sản của người dân. Các chiến sĩ bộ đội, Công an đồng hành cùng người dân ở những khu vực biên giới, núi cao, vùng sâu vùng xa trong sự nghiệp phát triển kinh tế, xóa đói nghèo, lạc hậu, chung tay xây dựng nông thôn mới...

Các nước trên thế giới cũng đều có những quy định về nghĩa vụ quân sự, tuỳ từng điều kiện cụ thể mỗi nước. Tại Thụy Sĩ, luật pháp nước này quy định tất cả đàn ông từ 19 đến 26 tuổi đều phải đăng ký nhập ngũ và phục vụ trong quân đội ít nhất 260 ngày, trong đó có 18 tuần huấn luyện và 7 lần gọi tái nhập ngũ, mỗi lần kéo dài 3 tuần trong suốt 10 năm tiếp theo. Tuy nhiên, họ có thể chọn phục vụ cộng đồng 390 ngày thay vì thi hành nghĩa vụ quân sự.

Đối với Hàn Quốc, là một trong những nước có luật nghĩa vụ quân sự nghiêm ngặt nhất trên thế giới. Gần như tất cả các nam công dân tuổi từ 18-35 của nước này đều phải thực hiện nghĩa vụ quân sự trong khoảng thời gian 21 tháng. Không một ai được miễn trừ dù là người có địa vị cao hay nhân vật của công chúng như diễn viên, ca sĩ nổi tiếng. Hiến pháp Hàn Quốc quy định rõ, việc tôn trọng lệnh nhập ngũ và thực hiện nghĩa vụ quân sự là trách nhiệm và nghĩa vụ bắt buộc đối với toàn bộ các công dân nam có đủ sức khỏe. Những trường hợp được miễn giảm chủ yếu có vấn đề về sức khỏe, tàn tật, tâm thần, mắc bệnh truyền nhiễm và không có khả năng lao động. Những ai đủ tiêu chuẩn mà từ chối thi hành nghĩa vụ quân sự thì sẽ bị phạt tù.

Tại quốc gia Đông Nam Á Singapore, nghĩa vụ quân sự được biết đến với tên nghĩa vụ quốc gia (NS), là nghĩa vụ bắt buộc mà mọi công dân nam phải thực hiện khi đủ 18 tuổi. Công dân đi nghĩa vụ quân sự có thể phục vụ trong lực lượng Vũ trang Singapore (SAF), lực lượng Phòng vệ dân sự Singapore (SCDF) hoặc lực lượng Cảnh sát Singapore (SPF). Theo quy định của đảo quốc, tất cả những người vi phạm nghĩa vụ quốc gia đều phải đối mặt án phạt tiền tới 10.000 đô la Singapore, án tù với thời hạn không quá ba năm hoặc cả hai. Ở Thái Lan, nghĩa vụ quân sự bắt đầu được thực hiện vào năm 1905. Theo Hiến pháp Thái Lan, việc phục vụ trong lực lượng vũ trang được coi là nghĩa vụ quốc gia của công dân Thái Lan. Trên thực tế, chỉ những nam giới trên 21 tuổi chưa trải qua khóa huấn luyện dự bị mới phải nhập ngũ.

Theo quy định của pháp luật Trung Quốc thì nghĩa vụ quân sự được coi là nghĩa vụ bắt buộc. Tuy nhiên trên thực tế, do dân số đông, nguồn nhân lực cho quân đội dồi dào nên gần như quy định này được thực hiện theo cách tự nguyện. Công dân Trung Quốc không phân biệt nam hay nữ đều phải tham gia khoá huấn luyện quân sự kéo dài 20 ngày, là một phần của hệ thống giáo dục. “Đó là nhiệm vụ thiêng liêng của mọi công dân Trung Quốc để bảo vệ quê hương, chống lại kẻ thù xâm lược. Đó còn là sự tự hào được phục vụ, đứng trong hàng ngũ quân đội” - Điều 55, Hiến pháp Trung Quốc quy định.

Như vậy, tùy theo tình hình chính trị, quân sự của mỗi nước, chế độ nghĩa vụ quân sự được thực hiện một cách phù hợp chứ không phải như luận điệu của các thế lực xấu cho rằng, chỉ Việt Nam đưa ra quy định nghĩa vụ quân sự, Công an nhằm “o ép người dân”. Hiện nay, bên cạnh các nước thực hiện quy định nghĩa vụ quân sự bắt buộc thì một số nước châu Âu cùng với Hoa Kỳ đã không còn duy trì hình thức nghĩa vụ quân sự mà hướng tới xây dựng quân đội gồm hoàn toàn các quân nhân chuyên nghiệp, tự nguyện phục vụ trong quân đội.

Bảo vệ Tổ quốc là nhiệm vụ thiêng liêng, cao quý nhất của mỗi công dân. Lên đường làm nghĩa vụ quân sự không chỉ là nghĩa vụ, trách nhiệm, mà trên hết đó còn là niềm tự hào của tuổi trẻ và trách nhiệm của thanh niên Việt Nam để góp phần bảo vệ vững chắc thành quả cách mạng, giữ gìn bản sắc, truyền thống dân tộc, hội nhập quốc tế, thực hiện thắng lợi mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh". Được sống trong hòa bình, độc lập, tự do mà ai đó nếu chỉ biết đến vun vén, hưởng thụ cho bản thân, nghe theo luận điệu xấu rồi thoái thác, trốn tránh nghĩa vụ, trách nhiệm công dân tham gia bảo vệ Tổ quốc thì không những vi phạm pháp luật mà còn có tội với các thế hệ ông cha, với truyền thống lịch sử dân tộc./.

Chủ Nhật, 26 tháng 2, 2023

Thủ đoạn lợi dụng ChatGPT để xuyên tạc, chống phá

Mặc dù mới chỉ ra mắt vào cuối năm 2022, phần mềm ChatGPT của OpenAI đã thu hút sự quan tâm lớn của cộng đồng mạng. Ngoài những tác động tích cực mà ChatGPT mang lại thì đây cũng chính là mảnh đất màu mỡ để các tổ chức, đối tượng phản động lợi dụng ứng dụng để cắt ghép, xuyên tạc, bôi nhọ Đảng, Nhà nước, Chủ tịch Hồ Chí Minh và các vấn đề chính trị của đất nước.

“Dùng ngay ChatGPT đặt những câu hỏi về Bác và Đảng” là những bài đăng gần đây được các trang mạng của các tổ chức như Đài Á châu Tự do, BBC News Tiếng Việt, Việt Tân… liên tiếp đăng tải, chia sẻ với mục đích dắt mũi dư luận, hướng lái người dân hiểu sai về Đảng, về hình tượng Chủ tịch Hồ Chí Minh. Những câu hỏi được chúng cố tình đặt ra để hỏi ChatGPT như: “Ai là cha già dân tộc của chúng ta?”; “Ai sống mãi trong sự nghiệp của chúng ta?”; “Ai đã cho ta một mùa Xuân đầy ước vọng?”… Với những câu hỏi bị thêm, bớt câu từ hay thiếu địa danh như trên thì câu trả lời của “trí tuệ nhân tạo” ChatGPT đưa ra thường là: “Không có người được chỉ định là cha già dân tộc Việt Nam”; “Không có ai sống mãi trong sự nghiệp của chúng ta”; “Không có một người hoặc tổ chức nào cung cấp cho chúng ta một mùa Xuân đầy ước vọng”...  

Thủ đoạn lợi dụng ChatGPT để xuyên tạc, chống phá -0

Từ đó, các thế lực thù địch tuyên truyền rằng, ChatGPT là trí tuệ, hiện đại nên đã đưa ra những câu trả lời khách quan, chính xác và “cần phải tin ChatGPT trả lời quá đúng”! Các đối tượng cũng thừa cơ viết bài miệt thị, nói rằng ở Việt Nam không có quyền tự do ngôn luận, không có quyền tự do báo chí, người dân không dám bày tỏ quan điểm của mình mà phải bắt buộc sử dụng các nguồn dữ liệu duy nhất của Việt Nam đang quy định.

Trong các trang viết lịch sử, thước phim quay về Bác, Chủ tịch Hồ Chí Minh chưa bao giờ tự nhận mình là “Cha già dân tộc” mà nhân dân vì kính yêu Bác đã trìu mến gọi Bác là “Cha già dân tộc”. Hình tượng “người Cha” của Bác đã đi vào thi ca, âm nhạc, vào văn hóa dân tộc. Nhà thơ Tố Hữu viết: "Người là Cha, là Bác, là Anh/ Quả tim lớn lọc trăm dòng máu nhỏ" (Sáng tháng Năm) hay “Người Cha mái tóc bạc/ Đốt lửa cho anh nằm” (Đêm nay Bác không ngủ - Minh Huệ)… “Vị Cha già dân tộc” trở thành cái tên thể hiện sự kính trọng, đi vào trong tâm thức mà nhân dân Việt Nam nói về Bác. Cũng giống như hình tượng ẩn dụ Đảng chính là mùa xuân của đất nước, thể hiện niềm tin và hy vọng của nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng, vào tương lai của đất nước.

Rõ ràng, với những câu hỏi mang tính so sánh, ẩn dụ nghệ thuật, tính văn hóa hay những cảm xúc trong thơ ca, văn chương như vậy, “trí tuệ nhân tạo” như ChatGPT chưa đủ dữ kiện, tài liệu đối chứng để trả lời. ChatGPT nhiều khi trả lời có tính ngẫu nhiên như toán học, mang tính lập trình mà không thể trả lời được chính xác, đầy đủ dưới góc độ văn học, văn hóa, tư tưởng. Chưa kể, đặt câu hỏi “của chúng ta” mà không ghi rõ ở đâu thì ChatGPT cũng không “định vị” được là ở nước nào để đảm bảo rằng câu trả lời chuẩn xác nhưng các đối tượng lại dựa vào phần trả lời để áp đặt đó là ChatGPT nói về Việt Nam. Vì thế, nó vẫn không thể thay thế con người trong việc tư duy, sáng tạo và đưa ra những nội dung chính xác. Điều đáng nói là những bài viết bằng cách đưa ra câu hỏi đáp với ChatGPT dạng này đã lôi kéo các thành phần xấu vào bình luận, chia sẻ, một số tài khoản cá nhân người dùng còn sử dụng những hình ảnh mang tính chất giải trí, đùa cợt mà không nhận thức hành động đó đã tiếp tay cho các thế lực xấu. 

Gần đây tổ chức khủng bố, phản động Việt Tân còn tung ra thông tin thất thiệt, sai trái về thân thế, sự nghiệp để bôi lem, hạ bệ uy tín, hình ảnh của Bác, cho rằng Chủ tịch Hồ Chí Minh không phải biết nhiều ngoại ngữ mà Bác chỉ thuộc… 29 chữ cái tiếng Việt, từ đó chúng rêu rao rằng, đây là cách Đảng ta suy diễn “tuyên truyền mị dân” để thần thánh hoá hình tượng của Bác.

Sự thật đã được thể hiện rõ, khách quan qua các tài liệu để lại, Chủ tịch Hồ Chí Minh biết và thông thạo nhiều ngoại ngữ. Trong bản lý lịch đại biểu dự Đại hội Quốc tế Cộng sản lần thứ VIl, Bác Hồ đã viết: “Biết các thứ tiếng: Anh, Pháp, Trung Quốc, Ý, Đức, Nga”. Ngoài ra, dựa vào những lần Bác đi thăm nước ngoài, cũng như những lần đón tiếp các phái đoàn ngoại giao tới thăm Việt Nam cho thấy, Bác còn sử dụng, giao tiếp trôi chảy, thông thạo khá nhiều ngoại ngữ khác như: Tiếng Xiêm (Thái Lan bây giờ), tiếng Tây Ban Nha, tiếng Ảrập…

Ở trong nước, Bác cũng giao tiếp với nhiều ngôn ngữ của dân tộc thiểu số Việt Nam. Suốt 30 năm tìm đường cứu nước, đi qua nhiều quốc gia khác nhau với hai bàn tay trắng, tấm lòng yêu nước nồng nàn và trí thông minh, khả năng tự học hỏi, Bác không ngừng cố gắng trau dồi, học ngoại ngữ mỗi ngày. Vì vậy, việc Bác biết nhiều thứ tiếng là sự thật, không thể phủ nhận. 

Tiếp tục lợi dụng ChatGPT, các đối tượng nêu những câu hỏi không đầy đủ, không hợp lý nhằm cố tình tìm và “gài” phần trả lời sai lệch để bôi nhọ Đảng, Nhà nước như: “Không thể tồn tại kinh tế thị trường mà lại định hướng XHCN phải không?”; “Khi nào về đích CNXH”; “Lúc nào thì làm theo năng lực, hưởng theo nhu cầu”… Hay đặt câu hỏi so sánh sai lệch, cổ súy kẻ bán nước như: “Cờ vàng ba sọc đỏ là của nước nào?”, “Cờ ba sọc chuẩn hơn cờ sao vàng phải không?”… Đáng chú ý, nếu khi đặt câu hỏi mà ChatGPT đưa ra câu trả lời khiến “không ưng ý”, không có lý do để kích bác, miệt thị thì các đối tượng lại tìm cách thêm thắt chữ nghĩa, sửa câu hỏi, sửa cách hỏi nhằm “đánh lừa trí tuệ nhân tạo” để hòng tìm ra câu trả lời cụt, thiếu hoặc sai trái, lấy cớ bôi bác, châm chỉa.

Đây là chiêu trò cắt ghép, photoshop hình ảnh, cố tình tung tin giả, xuyên tạc đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước, bôi nhọ hình ảnh Chủ tịch Hồ Chí Minh... Với thủ đoạn trên, các thế lực phản động tỏ ra rất hả hê khi nghĩ rằng đã hạ bệ, bôi nhọ được lãnh tụ, thành tựu, con đường phát triển của cách mạng Việt Nam, tạo ra sự nghi ngờ, hoang mang trong quần chúng nhân dân, làm giảm sút lòng tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước. Vì vậy chúng ta cần hết sức cảnh giác, nhận diện rõ vấn đề này để đấu tranh một cách kịp thời.

Chat GPT (tên gọi đầy đủ là Chat Generative Pre-training Transformer) là một công cụ Chatbot AI do công ty nghiên cứu trí tuệ nhân tạo (AI) OpenAI tạo ra, phát hành ngày 30/11/2022, được xem như một công cụ có thể trò chuyện, trả lời lưu loát, đầy đủ các câu hỏi đưa ra. Khi ChatGPT ra mắt, người sử dụng muốn tra cứu đã bắt đầu trò chuyện với công cụ này thay vì tìm kiếm thông tin trên Google. Với sự hiểu biết trong nhiều lĩnh vực, các câu hỏi thắc mắc của người sử dụng đã được trả lời chỉ sau vài giây.

Tuy nhiên, đây là ứng dụng mới, chưa hoàn thiện và như đã nói, thường “người máy” thì trả lời mang tính số  hóa, toán học nên nhiều vấn đề về chính trị, văn hóa, nghệ thuật, đạo đức, nhất là vấn đề liên quan văn hóa từng dân tộc thì không thể dựa theo ChatGPT. Chưa kể, câu trả lời sẽ khác nhau khi cùng nội dung hỏi nhưng cách hỏi, đặt câu khác nhau, thủ thuật hỏi nhằm “đánh lừa” ChatGPT. Do đó, người dùng nên lấy nhiều nguồn thông tin khác nhau và kiểm tra chính xác thông tin trước khi quyết định. 

Hiện nay, trí tuệ nhân tạo thông minh này đang thu hút rất nhiều người dùng trên thế giới quan tâm và sử dụng bởi những tiện ích và thuận lợi mà ứng dụng này mang lại. Ứng dụng được phát minh, sáng chế ra là để phục vụ cuộc sống con người tốt đẹp. Tuy nhiên, lợi dụng sức hút của ứng dụng ChatGPT, các tổ chức, thế lực xấu đã biến “trí tuệ nhân tạo” trở thành công cụ để lan truyền những thông tin sai lệch, thực hiện cho mục đích chính trị chống phá đất nước, bôi xấu lãnh tụ dân tộc, lãnh đạo. Đây là những thủ đoạn cần phải lên án để tránh gây những ảnh hưởng đến người dùng, gây ra những suy nghĩ xấu, những thông tin không đúng sự thật.

Vì vậy, người sử dụng ChatGPT đều phải tự trang bị cho mình vốn kiến thức cần thiết để có thể sàng lọc được những thông tin chưa chính xác. Trong bối cảnh ChatGPT chưa được chính thức cung cấp tại Việt Nam thì những thông tin mà các thế lực phản động lấy dẫn chứng đưa lên chỉ là thông tin xấu độc, sai sự thật, cố tình làm ảnh hưởng đến an ninh, trật tự và văn hóa trên không gian mạng.

Thứ Sáu, 24 tháng 2, 2023

Cuộc xung đột Nga - Ukraine: Góc nhìn từ mạng xã hội

 


             Ngày 24/2/2023 là vừa tròn một năm kể từ khi xảy ra cuộc xung đột tại Ucraina, một sự kiện được ví như một cơn địa chấn địa chính trị làm rung chuyển thế giới, ảnh hưởng sâu sắc và nhiều mặt tới đời sống con người, từ chính trị, quân sự cho tới an ninh, kinh tế, ngoại giao…

Trong suốt một năm qua, cuộc xung đột tại Ucraina luôn là chủ đề tranh luận sôi nổi trên mạng xã hội (MXH) ở Việt Nam với những ý kiến đa chiều, thậm chí khác biệt và gay gắt đến mức một số bạn bè đã cắt đứt quan hệ vì đối lập với nhau về quan điểm. Đây cũng là điều có thể hiểu được vì bản thân cuộc xung đột đang diễn ra tại Ucraina là một sự kiện phức tạp, cần có sự phân tích từ nhiều góc nhìn khác nhau và có thời gian để nhìn nhận một cách sâu sắc, toàn diện.

Các thế lực thù địch, bất mãn, cơ hội tất nhiên đã tìm mọi cách lợi dụng cuộc xung đột này để chống phá Việt Nam. Các bài viết, videoclip xuất hiện đầy rẫy trên MXH với nhiều thông tin xuyên tạc, hình ảnh ngụy tạo, bình luận thiếu khách quan về lập trường, quan điểm của Việt Nam đối với các vấn đề liên quan đến cuộc xung đột, đặc biệt là việc Việt Nam bỏ phiếu trắng đối với một số nghị quyết tại Đại hội đồng LHQ về vấn đề này.

Những luận điệu kiểu như: “Quan điểm của Việt Nam là mơ hồ, không rõ ràng”, “Việt Nam đã làm cộng đồng quốc tế thất vọng”, “Việt Nam bị gây sức ép khi bỏ phiếu tại Đại hội đồng LHQ”, “Việt Nam ủng hộ giải quyết bất đồng bằng vũ lực, quay lưng với hoà bình”, “Nếu Việt Nam bị ai đó xâm lược, các nước khác bỏ phiếu trắng thì Việt Nam sẽ ra sao?”… Thậm chí, họ còn so sánh việc Nga đưa quân vào Ucraina với sự kiện Việt Nam đưa quân vào giúp đỡ quân tình nguyện Campuchia năm 1979.

Những ý kiến khác nhau của người sử dụng MXH trong nước về cuộc xung đột tại Ucraina cũng bị các thế lực chống phá lợi dụng triệt để. Một vài cuộc khảo sát ý kiến người dân trong nước về vấn đề này đã được ngụy tạo để lấy cớ vu cáo rằng “quan điểm của nhà nước Việt Nam khác hẳn với quan điểm của đa số người dân Việt Nam”.

Mục tiêu rõ ràng của những đối tượng này là làm cho dư luận hiểu sai lệch về  đường lối đối ngoại của Việt Nam; hạ thấp uy tín của Việt Nam trong con mắt cộng đồng quốc tế; nói xấu, chia rẽ mối quan hệ của Việt Nam với các nước trong khu vực và trên thế giới, nhất là các nước lớn; kích động dư luận chống phá Đảng, Nhà nước Việt Nam.

Một năm trôi qua, đó là thời gian đủ để cho nhiều người nhìn nhận lại rõ hơn những vấn đề liên quan đến cuộc xung đột tại Ucraina, trong đó có quan điểm của Việt Nam về vấn đề này. Một điều dễ dàng có thể nhận thấy là nhiều người trước đây không đồng tình với quan điểm của Việt Nam trong vấn đề xung đột Ucraina đã thay đổi cách nhìn nhận của họ. Họ hiểu rằng Việt Nam đã có lí khi làm như vây.

Lập trường nhất quán của Việt Nam là luôn đứng ở vị trí trung lập để nhìn nhận, đánh giá một vấn đề quốc tế. Việt Nam bỏ phiếu trắng không có nghĩa là Việt Nam không phản đối việc Nga sử dụng vũ lực trong vấn đề Ucraina. Chưa có bất kỳ phát ngôn và hành động nào của phía Việt Nam đề cập đến việc ủng hộ việc sử dụng vũ lực để giải quyết vấn đề xung đột giữa Nga và Ucraina. Việt Nam cũng không thiên vị hay đứng về bất kỳ một bên nào trong cuộc xung đột giữa Nga và Ucraina. Trong các phát ngôn ở mọi diễn đàn, Việt Nam đều khẳng định quan điểm nhất quán là kêu gọi chấm dứt hành động sử dụng vũ lực, nối lại đối thoại và tìm kiếm giải pháp lâu dài cho các bất đồng.

Hơn ai hết, Việt Nam ý thức rõ được giá trị của hòa bình, độc lập, tự do. Người dân Việt Nam không ai muốn đất nước phải thêm một lần nữa phải chịu cảnh chiến tranh và cũng không bao giờ muốn chiến tranh xảy ra với bất kỳ quốc gia nào. Trong bối cảnh các nước lớn trên thế giới đang cạnh tranh quyết liệt, Việt Nam phải chọn cho mình một con đường đi thích hợp phù hợp với vị trí địa chính trị của mình và lợi ích tối cao của dân tộc trên quan điểm “dĩ bất biến, ứng vạn biến”. Đó là điều tất yếu và các nước trong cộng đồng quốc tế hiểu rất rõ điều này.  MXH là nơi mọi người có thể thể hiện quan điểm, suy nghĩ cá nhân họ, nhưng một số ý kiến cá nhân không đại diện cho lập trường, quan điểm của một quốc gia cũng như suy nghĩ của đại đa số người sử dụng MXH. Một năm kể từ khi xảy ra cuộc xung đột Nga – Ucraina, thực tế ngày càng cho thấy sự đúng đắn của đường lối đối ngoại của Việt Nam, góp phần làm cho người dân thêm tin tưởng vào sự lãnh đạo của ĐCS Việt Nam trên con đường gìn giữ, bảo vệ hòa bình và phát triển đất nước./.

 

Thứ Năm, 23 tháng 2, 2023

Chuyện 55 tuổi Đảng của TBT Nguyễn Phú Trọng và chiếc Huy hiệu!

 


Ngày 03/02/2023 vừa qua trên trang Baotiengdan.com đăng bài viết “Trao hay tặng?” của Nguyễn Thông với những lời lẽ xuyên tạc, châm biếm làm méo mó hình ảnh đẹp đáng trân trọng về buổi Lễ trao Huy hiệu 55 tuổi Đảng tặng đồng chí Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam.

Huy hiệu Đảng còn là biểu tượng cao quý về sự phấn đấu, rèn luyện, cống hiến và trưởng thành của các đảng viên với Đảng, hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao. Mỗi đảng viên là một tế bào của Đảng, đảng viên tốt thì Đảng ta mới mạnh, đảng viên được tặng Huy hiệu Đảng là vinh dự lớn nhất của đời mình, được Đảng ghi công những đóng góp to lớn của đảng viên đối với sự nghiệp cách mạng của dân tộc. Huy hiệu Đảng là sự ghi nhận của Đảng với những công sức, đóng góp của đảng viên đã có những cống hiến cho Đảng, cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; là phần thưởng cao quý mà Đảng dành tặng các đảng viên trung kiên; là biểu tượng cao quý về sự phấn đấu, rèn luyện, cống hiến và trưởng thành của các đảng viên với Đảng, hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao. 

Việc tổ chức traohuy hiệu Đảng Cộng sản Việt Nam  rất quan trọng, nhằm xây dựng Đảng vững mạnh về chính trị, tư tưởng và tổ chức, thể hiện sự đẩy mạnh việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Đồng thời còn thể hiện sự tôn vinh những tấm gương cống hiến cho Đảng, cho sự nghiệp cách mạng một cách trang trọng và nhiều ý nghĩa cũng là một cách thể hiện sự thủy chung với lý tưởng của Đảng, chung sức phấn đấu cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và nhân dân ta.Đảng ta có các loại huy hiệu 30, 40, 45, 50, 55, 60, 65, 70, 75, 80, 85, 90 năm tuổi Đảng để ghi nhận, đánh dấu là đã qua nhiều năm hoạt động cũng như nêu cao tinh thần tự hào là người Đảng viên Đảng cộng sản.

Nhằm xây dựng Đảng ngày càng vững mạnh về chính trị, về tư tưởng cũng như tổ chức. Thể hiện sự tôn vinh những tấm gương cống hiến cho Đảng, cho sự nghiệp cách mạng một cách trang trọng và nhiều ý nghĩa. Việc trao tặng Huy hiệu Đảng được tổ chức kịp thời vào dịp kỷ niệm các ngày lễ lớn 3/2; 19/5; 2/9; 7/11 và các dịp kỷ niệm quan trọng khác tại tổ chức cơ sở đảng. Trường hợp đặc biệt ban thường vụ cấp ủy cấp tỉnh xem xét, quyết định. Đảng viên sử dụng Huy hiệu Đảng trong các ngày lễ của Đảng, của dân tộc, trong đại hội, hội nghị của Đảng và kỷ niệm ngày vào Đảng của bản thân. Đảng viên được tặng Huy hiệu Đảng khi từ trần thì gia đình đảng viên được giữ Huy hiệu Đảng để làm lưu niệm.

Lễ trao Huy hiệu 55 tuổi Đảng tặng đồng chí Nguyễn Phú Trọng hay bất kỳ đảng viên nào đều đáng trân trọng. Tại buổi Lễ, chúng ta đã rất xúc động khi nghe lời phát biểu của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng khi nhận Huy hiệu 55 tuổi Đảng: “Trước hết tôi xin cảm ơn Đảng ủy Văn phòng Trung ương đã tổ chức trọng thể Lễ trao Huy hiệu 55 năm tuổi Đảng, một phần thưởng cao quý cho tôi đúng vào dịp kỷ niệm 93 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam quang vinh của chúng ta” Tổng Bí thư nói tiếp: “Đây là một kỷ niệm sâu sắc, một vinh dự lớn lao đối với cá nhân tôi”. Sau đó,Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã nói về quá trình phấn đấu, tu dưỡng và trưởng thành, được sự giáo dục, rèn luyện của Đảng, sự kèm cặp, chỉ bảo của các đồng chí đảng viên đi trước… và Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã nói những lời rất tâm huyết: “Tôi xin nguyện suốt đời phấn đấu, hy sinh, tuyệt đối trung thành với lý tưởng, sự nghiệp cách mạng của Đảng, ra sức tu dưỡng, rèn luyện, cố gắng học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách của Chủ tịch Hồ Chí Minh để xứng đáng là một đảng viên của Đảng Cộng sản Việt Nam. Cuối cùng bài viết còn châm biếm thêm: “Rút cho cùng, phải hiểu mọi thứ danh vọng trên đời đều chỉ như gió thổi mây bay. Đó là giác ngộ, là thoát khỏi u mê” Vì vậy, Thưa ngài- tác giả, đừng bày đặt lên giọng này nọ, tiêu cực, mỉa mai như thế để cố tình giảm bớt sự trang nghiêm, long trọng của việc trao tặng huy hiệu đảng nữa nhé, thực sự không giải quyết vấn đề gì đâu./.

 

Thứ Tư, 22 tháng 2, 2023

Sự lọc lừa vạch trần bản chất xuyên tạc của Việt Tân!

 


Thời gian gần đây, trên không gian mạng, các thế lực xấu đưa ra nhiều thông tin sai trái liên quan đến Tết Quý Mão 2023 của Việt Nam. Chúng cho rằng: Đảng, Nhà nước chỉ lo đấu đá nội bộ, vơ vét tiền của mà không quan tâm đến việc lo Tết cho nhân dân. Nhân dân thì thiếu đói, nhiều người không có Tết. Ngày mùng 2 Tết (23 – 1 – 2023) phản động Việt Tân Trương Quốc Huy trên N10Tv xuyên tạc: “Người dân chán chường, u ám”, “Người dân không có tiền mua sắm Tết”, “30 Tết năm nay nhiều gia đình không đủ tiền mua hoa Tết”, “Người dân không có tiền về quê ăn Tết”. Trương quốc Huy cho rằng đây là: “Cái Tết thê thảm của người nghèo Việt Nam” và Y quy kết: “Đó là sự thất bại toàn tập” của “Nền kinh tế dưới sự lãnh đạo của Đảng đang thất bại”.

Nhưng thực tế diễn ra trong Tết Quý Mão 2023 ở Việt Nam đã bác bỏ những sự bịa đặt, vu khống trắng trợn trên đây.

Trước Tết, Ban Bí thư Trung ương Đảng đã có Chỉ thị 19 – CT/TW và Thủ tướng Chính phủ cũng có Chỉ thị số 22/CT – TTg về việc tổ chức Tết Quý Mão năm 2023 vui tươi, lành mạnh, an toàn, tiết kiệm, bảo đảm không để ai không có Tết.

Các Chỉ thị trên của Đảng, Chính phủ được các cấp, các ngành, các địa phương, đoàn thể… quán triệt, triển khai thực hiện nghiêm túc, hiệu quả. Nhiều hoạt động thiết thực đã giúp cho thị trường hàng hóa trong dịp Tết phong phú, bảo đảm chất lượng, giá cả ổn định không xảy ra sốt giá. Việc thực hiện chính sách xã hội, thăm hỏi, chúc Tết, tặng quà, hỗ trợ gia đình chính sách, đối tượng khó khăn, vùng sâu, vùng xa được tổ chức tích cực, chu đáo với tinh thần đúng, đủ, kịp thời. Nhiều nơi có những cách làm hay như tặng vé xe, đưa công nhân, sinh viên về gia đình ăn Tết được dư luận đánh giá cao…

Trong dịp Tết Quý Mão, đã có hơn 25 triệu lượt người được các địa phương hỗ trợ với tổng số tiền khoảng 9.500 tỷ đồng. Ở TP Hồ Chí Minh, tổng kinh phí dùng để chăm lo Tết Quý Mão cho nhân dân là gần 1.230 tỷ đồng, tăng hơn 167 tỷ đồng so với Tết năm ngoái. Các bộ, ngành, đoàn thể cũng chủ động huy động các nguồn lực lo Tết cho nhân dân. Bộ Quốc phòng tổ chức chu đáo Tết quân dân, nhất là trên các địa bàn biên giới hải đảo, vùng sâu, vùng xa, nhiều gia đình chính sách, quân nhân, người nghèo có hoàn cảnh khó khăn về nhà ở được các cơ quan, đơn vị Quân đội tặng hoặc hỗ trợ để xây nhà tình nghĩa, nhà đồng đội, nhà tình thương; các tổ chức công đoàn trên cả nước dành gần 4.600 tỷ đồng chăm lo Tết cho đoàn viên công đoàn, người lao động…

Cùng với việc chăm lo về vật chất, yếu tố tinh thần cũng được chú ý tăng cường với nhiều hoạt động vui chơi, văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao; các lễ hội, giao lưu, gặp gỡ vui Xuân, đón Tết thắt chặt thêm tình nghĩa trong cộng đồng. Nhiều vị khách quốc tế vui mừng, thích thú, có những cảm xúc tốt đẹp khi được ăn Tết Quý Mão ở Việt Nam. Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền Israel tại Việt Nam đã bày tỏ niềm vui, hạnh phúc  khi được trực tiếp tham gia gói bánh chưng trong những ngày Tết Nguyên đán Việt Nam.

Những việc làm thiết thực, hiệu quả trên được dư luận trong và ngoài nước đánh giá cao. Đông đảo bà con Việt kiều về nước đón Tết rất vui mừng, xúc động trước những đổi thay, tiến bộ của Tổ quốc cũng như nghĩa tình đầm ấm của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta trong dịp Tết, trong đó có tình cảm tốt đẹp giành cho Việt kiều. Điều rất đáng mừng, đáng trân trọng là bản thân nhiều bà con Việt kiều cũng chủ động. tích cực tham gia vào các hoạt động tình nghĩa vui Xuân, đón Tết cùng với cộng đồng và bà tỏ mong muốn những năm sau lại được về đất mẹ Việt Nam ăn Tết Nguyên đán.

Ấy vậy mà Trương Quốc Huy và các thế lực xấu lại vẫn cố tình bỏ qua sự thật, cố tình xuyên tạc, vu cáo Tết Quý Mão 2023 của Việt Nam cũng như tình hình kinh tế của Việt Nam. Nhưng cho dù có bịa đặt,  nói bậy đến mức nào thì các thế lực xấu cũng không thể đánh lừa, lôi kéo được người dân, vì chúng làm sao có thể khiến người dân thay đổi trước sự thật tốt đẹp của Xuân đầm ấm, Tết nghĩa tình và sự ổn định, phát triển của nền kinh tế đất nước mà người dân đã trực tiếp chứng kiến và thụ hưởng trong Tết Quý Mão 2023 cũng như các Tết Nguyên đán trước đây và trong cuộc sống hàng ngày./.

 

Thứ Ba, 21 tháng 2, 2023

Cần có một nhận thức đúng về Đảng và giai cấp công nhân Việt Nam

 GS,TS Đàm Đức Vượng

 
            Trên trang mạng gần đây xuất hiện bài viết: “Đội tiên phong đi trước, công nhân vẫn thất thểu phía sau”. Bài viết cho rằng, “khai thác sức mạnh của giai cấp công nhân và túm được quyền lực, “đội tiên phong” mặc kệ họ thất thểu phía sau”. “Trong bối cảnh như hiện nay, Đảng Cộng sản Việt Nam – tổ chức tự nhận là “đội tiên phong” của giai cấp công nhân Việt Nam đã hoặc sẽ làm gì để hỗ trợ công nhân nói riêng và người lao động nói chung? Không có câu trả lời nào vì Quốc hội, Nhà nước, Chính phủ chưa làm gì cả và không chắc sẽ làm gì đó”. “Thay vì kéo họ lên, “đội tiên phong” tiếp tục đạp giai cấp công nhân tụt xuống sâu hơn, dùng họ làm công cụ để tạo ra những con số được dán nhãn “thành tích tăng trưởng”, chứng minh cho sự “tài tình” của “đội tiên phong” của giai cấp công nhân”. “Giai cấp công nhân Việt Nam tụt dần xuống đáy của đói nghèo và loay hoay, bế tắc tại đó trong nhiều thập niên”…

Trên đây là những điều vu khống, bôi nhọ Đảng Cộng sản Việt Nam và giai cấp công nhân Việt Nam, hạ thấp vai trò lãnh đạo của giai cấp công nhân Việt Nam, cần phải phân tích, phê phán. Ở đây, không hề có chuyện “đội tiên phong đi trước, công nhân vẫn thất thểu phía sau”, như có người đã viết. Vấn đề đặt ra là cần phải làm rõ vai trò của đội tiên phong và vai trò của giai cấp công nhân Việt Nam trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Trên thực tế, “Đảng Cộng sản Việt Nam là đội tiên phong của giai cấp công nhân, đồng thời là đội tiên phong của nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam; đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, của nhân dân lao động và của dân tộc”1. Điều 4 của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam cũng ghi rõ: “Đảng Cộng sản Việt Nam – Đội tiên phong của giai cấp công nhân, đồng thời là đội tiên phong của nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam, đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động của cả dân tộc, lấy chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội”2.

Đối với giai cấp công nhân Việt Nam, Đảng chủ trương “xây dựng giai cấp công nhân hiện đại, lớn mạnh; nâng cao bản lĩnh chính trị, trình độ học vấn, chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp, tác phong công nghiệp, kỷ luật lao động thích ứng với cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Tăng cường tuyên truyền, giáo dục chính trị, tư tưởng cho giai cấp công nhân. Chăm lo đời sống vật chất, tinh thần, nhà ở và phúc lợi xã hội cho công nhân; bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của công nhân”3.

Công nhân là một trong những giai cấp cơ bản của xã hội tư bản chủ nghĩa và xã hội xã hội chủ nghĩa. Kể cả xã hội tư bản chủ nghĩa và xã hội xã hội chủ nghĩa, công nhân đều là lực lượng chủ yếu trong cuộc sản xuất của cải vật chất và trong việc cải tạo các quan hệ xã hội. Trong điều kiện chủ nghĩa tư bản, giai cấp công nhân (còn gọi là giai cấp vô sản) là một giai cấp cơ bản bị bóc lột và đối lập với giai cấp tư sản. Dưới chủ nghĩa xã hội, giai cấp công nhân và đội tiên phong là giai cấp cầm quyền trong xã hội.

Công nhân làm thuê xuất hiện vào thế kỷ XVI, khi chủ nghĩa tư bản bắt đầu phát triển. Tuy nhiên, trong suốt một thời gian dài, công nhân chưa phải là một giai cấp đã hình thành một cách hoàn chỉnh. Sự phát sinh và phát triển của giai cấp công nhân công nghiệp, sự chuyển biến thành giai cấp độc lập gắn liền với các cuộc cách mạng công nghiệp.

Giai cấp công nhân là giai cấp tiên tiến nhất và cách mạng nhất trong xã hội; sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân là thay thế chủ nghĩa tư bản bằng chủ nghĩa xã hội. Là giai cấp cơ bản bị áp bức dưới chủ nghĩa tư bản, giai cấp công nhân chỉ có thể thoát khỏi ách áp bức bằng con đường đấu tranh giai cấp chống giai cấp tư sản, bằng con đường thủ tiêu chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất và thiết lập chế độ công hữu. Bằng cách đó, giai cấp công nhân vĩnh viễn thủ tiêu mọi hình thức người bóc lột người, chẳng những giải phóng cho mình, mà còn giải phóng cho tất cả các tầng lớp lao động khác nữa. Trong cuộc đấu tranh giải phóng, giai cấp công nhân có sứ mệnh giữ vai trò nắm bá quyền lãnh đạo. Giai cấp công nhân giác ngộ về những lợi ích cơ bản của mình nhờ có sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản được vũ trang bằng lý luận cách mạng là chủ nghĩa Mác – Lênin.  

Về giai cấp công nhân Việt Nam trong thời kỳ mới, Đảng đã có Nghị quyết 20-NQ/TW, ngày 28-1-2008 của Hội nghị Trung ương 6, khóa X “Về tiếp tục xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”.

Nghị quyết nêu rõ: “Xây dựng giai cấp công nhân nước ta lớn mạnh trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước là nhiệm vụ quan trọng và cấp bách của Đảng, Nhà nước, của cả hệ thống chính trị, của mỗi người công nhân và của toàn xã hội”4. Khái niệm về giai cấp công nhân Việt Nam cũng được mở rộng ra: “Giai cấp công nhân Việt Nam là một lực lượng xã hội to lớn, đang phát triển, bao gồm những người lao động chân tay và trí óc, làm công hưởng lương trong các loại hình sản xuất kinh doanh và dịch vụ công nghiệp, hoặc sản xuất kinh doanh và dịch vụ có tính chất công nghiệp”5. Như vậy, trong thời kỳ mới, thành phần giai cấp công nhân Việt Nam được mở rộng ra tới các tầng lớp trí thức. Đây là vấn đề rất mới về đội ngũ giai cấp công nhân Việt Nam trong thời kỳ mới. “Giai cấp công nhân nước ta có sứ mệnh lịch sử to lớn: Là giai cấp lãnh đạo cách mạng thông qua đội tiền phong là Đảng Cộng sản Việt Nam; giai cấp đại diện cho phương thức sản xuất tiên tiến, giai cấp tiên phong trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội, lực lượng đi đầu trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh; lực lượng nòng cốt trong liên minh giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức dưới sự lãnh đạo của Đảng”6.

Hơn 35 năm đổi mới, cùng với quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, giai cấp công nhân Việt Nam đã có những chuyển biến quan trọng, tăng nhanh về số lượng, đa dạng về cơ cấu, chất lượng được nâng lên, đã hình thành ngày càng đông đảo bộ phận công nhân trí thức, đang tiếp tục phát huy vai trò là giai cấp lãnh đạo cách mạng thông qua đội tiền phong là Đảng Cộng sản Việt Nam, giai cấp tiền phong trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội, lực lương đi đầu trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, hội nhập kinh tế quốc tế; có nhiều cố gắng để phát huy vai trò là lực lượng nòng cốt trong liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp công nhân và đội ngũ trí thức dưới sự lãnh đạo của Đảng. Trong khối đại đoàn kết toàn dân tộc, giai cấp công nhân đã đóng góp trực tiếp to lớn vào quá trình phát triển của đất nước, cùng với các giai cấp, tầng lớp và thành phần xã hội khác, giai cấp công nhân Việt Nam là cơ sở chính trị – xã hội vững chắc của Đảng và Nhà nước. Trong quá trình phát triển kinh tế – xã hội của đất nước, việc làm và đời sống của giai cấp công nhân ngày càng được cải thiện. Vì vậy, không có chuyện nói “giai cấp công nhân Việt Nam thất thểu đi theo sau Đảng Cộng sản Việt Nam.

Tuy nhiên, sự phát triển của giai cấp công nhân chưa đáp ứng được yêu cầu về số lượng, cơ cấu và trình độ học vấn, chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp; thiếu nghiêm trọng các chuyên gia kỹ thuật, cán bộ quản lý giỏi, công nhân lành nghề; tác phong công nghiệp và kỷ luật lao động còn hạn chế; đa số công nhân xuất thân từ công nhân, chưa được đào tạo cơ bản và có hệ thống…

Vấn đề đặt ra hiện nay là xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam lớn mạnh, có giác ngộ giai cấp và bản lĩnh chính trị vững vàng, yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, có tinh thần đoàn kết và hớp tác quốc tế. Phấn đấu để các doanh nghiệp đều có tổ chức cơ sở đảng, công đoàn, thanh niên. Xây dựng giai cấp công nhân lớn mạnh, phát triển nhanh về số lượng, nâng cao chất lượng; ngày càng được trí thức hóa, phát triển kinh tế tri thức, có trình độ chuyên môn cao để có khả năng làm cho khoa học – công nghệ tiên tiến; thích ứng nhanh với cơ chế thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế…

Nhiệm vụ và giải pháp xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước là tiếp tục nghiên cứu, tổng kết thực tiễn, phát triển lý luận về giai cấp công nhân trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập kinh tế quốc tế; đẩy mạnh và nâng cao chất lượng đào tạo nghề, từng bước trí thức hóa giai cấp công nhân; bồi dưỡng, nâng cao trình độ chính trị, ý thức giai cấp, tinh thần dân tộc cho giai cấp công nhân; cần bổ sung, sửa đổi, xây dựng và thực hiện nghiêm hệ thống chính sách, pháp luật để bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của công nhân, chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho công nhân; tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, phát huy vai trò của tổ chức công đoàn và các tổ chức chính trị – xã hội khác trong xây dựng giai cấp công nhân, đổi mới mạnh mẽ tổ chức, nội dung và phương thức hoạt động của tổ chức công đoàn tại các doanh nghiệp…

Trên đây là những nội dung cơ bản về giai cấp công nhân Việt Nam và đội tiền phong của giai cấp công nhân Việt Nam là Đảng Cộng sản Việt Nam. Mọi ý đồ hạ thấp vai trò của giai cấp công nhân Việt Nam và vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam là trái với hiện thực lịch sử, cần phải phê phán và bác bỏ.

——

1.Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr. 3, 4.

2. Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2014, tr. 9.

3. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, Nxb Chính trị quốc gia Sự thât, 2021, tập 1, tr. 166.

4. Nghị quyết 20-NQ/TW, ngày 28-1-2008, “Về tiếp tục xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước” của Hội nghị Trung ương 6, khóa X, tài liệu lưu trữ tại Thư viện Pháp luật, đăng trên Website: Thư viện Pháp luật.

5. Nghị quyết 20-NQ/TW, ngày 28-1-2008, “Về tiếp tục xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước” của Hội nghị Trung ương 6, khóa X, tài liệu lưu trữ tại Thư viện Pháp luật, đăng trên Website: Thư viện Pháp luật.

6. Nghị quyết 20-NQ/TW, ngày 28-1-2008, “Về tiếp tục xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước” của Hội nghị Trung ương 6, khóa X, tài liệu lưu trữ tại Thư viện Pháp luật, đăng trên Website: Thư viện Pháp luật.

 

Thứ Hai, 20 tháng 2, 2023

Thấy đúng không bảo vệ, thấy sai không đấu tranh là một căn “bệnh” cần phải nghiêm trị!

 


Thấy đúng không bảo vệ, thấy sai không đấu tranh - đây là căn bệnh đã xuất hiện từ rất lâu, nhưng chú ta dễ nhận thấy khi có lợi ích cá nhân, lợi ích nhóm xuất hiện. Căn “Bệnh” nếu không có những giải pháp hữu hiệu, những loại thuốc đặc trị, sẽ ngày càng lây lan và gây ra nhữnghệ lụy vô cùng to lớn. Nơi nào còn tồn tại căn bệnh này thì nơi đó phát triển, hợp tác, đoàn kết, dân chủ sẽ chỉ là hình thức và sẽ kìm hãm sự phát triển.

Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XII) xác định “thấy đúng không bảo vệ, thấy sai không đấu tranh” là biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị. “Bệnh” này xuất hiện ở nhiều nơi, có nơi để kéo dài, là căn nguyên khiến sức chiến đấu của tổ chức Đảng suy giảm và có nơi, có lúc bị vô hiệu hóa. Do đó, “Bệnh mạn tính” trên cần được nhận diện, ngăn chặn và từng bước đẩy lùi nhằm góp phần vào công cuộc xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay.

Nếu nói rằng bảo thủ “sợi dây” trói buộc sự tiến bộ nơi công sở thì việc đẩy lùi “Bệnh” thấy đúng không bảo vệ, thấy sai không đấu tranh sẽ là việc làm cấp thiết trong điều kiện hiện nay đối với các tổ chức cơ sở đảng, đảng viên, vì niềm tin và danh dự của Đảng.

Trong tác phẩm “Sửa đổi lối làm việc”, Chủ tịch Hồ Chí Minh gọi các đối tượng thấy đúng không bảo vệ, thấy sai không đấu tranh là “bọn thứ ba”, “theo gió bẻ buồm, không có khí khái”, “thái độ thứ ba, ai mặc kệ ai”. Người khẳng định: “Đó là thái độ của những đảng viên và cán bộ ươn hèn, yếu ớt”. Thực tế cho thấy, những người thấy đúng không bảo vệ, thấy sai không đấu tranh có chung đặc điểm là ngại va chạm, né đấu tranh, "mũ ni che tai", “dĩ hòa vi quý” là thượng sách. Cách sống này bề ngoài vẻ thân thiện, nhưng thực tế đây là những người khôn lỏi trong quan hệ ứng xử, lấy khôn, mẹo vặt của mình vì lợi ích cá nhân. Người có thái độ trên dễ gặp ở nhiều cơ quan, đơn vị. Dự hội nghị tổng kết năm 2019 theo báo cáo kết quả đánh giá, phân loại cán bộ, công chức, viên chức năm 2019 ở một số cơ quan, đơn vị trong tỉnh và qua báo chí, hầu hết các cơ quan đều hoàn thành tốt nhiệm vụ, một số hoàn thành xuất sắc; một số rất ít công chức "hoàn thành nhiệm vụ nhưng còn hạn chế về năng lực" và hầu như không có cán bộ, công chức “không hoàn thành nhiệm vụ”. Một số cán bộ, công chức vi phạm cũng không được chỉ ra, chỉ khi cơ quan pháp luật vào cuộc yêu cầu kiểm điểm, công khai, làm rõ trách nhiệm mới thấy rõ vấn đề. Qua đó, cho thấy còn tình trạng cào bằng, nể nang, ngại va chạm trong khâu đánh giá, phân loại cán bộ, công chức, viên chức hiện nay. Trong chuyện này, rất khó nói rằng, tổ chức đảng, đảng viên, nhất là cấp ủy ở những đơn vị này không biết, không bàn khi đánh giá cán bộ, công chức theo quy trình thống nhất .

Việc thấy đúng không bảo vệ, thấy sai không đấu tranh là “Bệnh nguy hiểm” kéo dài, có khi nhìn mặt, khiến công tác xây dựng Đảng gặp không ít hạn chế. Chúng ta dễ nhận thấy nội dung sinh hoạt định kỳ ở một số tổ chức đảng còn đơn điệu, hình thức, hiệu quả không cao; phê bình và tự phê bình hình thức, nể nang, né tránh, ngại va chạm là mảnh đất màu mỡ dẫn đến một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống dẫn tới "tự diễn biến", "tự chuyển hóa". Tự phê bình, ngăn chặn “Bệnh” thấy đúng không bảo vệ, thấy sai không đấu tranh cần được xem là một trong những tiêu chí quan trọng khi đánh giá thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XII) “Về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ”.

Nhìn chung, để ngăn chặn, đẩy lùi “Bệnh” nêu trên, cần thực hiện tốt một số công tác, nhiệm vụ sau:

- Phát huy trách nhiệm cá nhân, trí tuệ tập thể; thực hiện tốt nguyên tắc tập trung dân chủ, tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách; nâng cao vai trò lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức đảng, đảng viên. Hơn ai hết, tổ chức đảng, đảng viên phải thực hiện tốt trách nhiệm nêu gương, tâm huyết, tận tụy với công việc, chống quan liêu, cửa quyền, tham nhũng, lãng phí, đặc quyền, đặc lợi, thực hành dân chủ. Đồng thời, thấy đúng phải bảo vệ, thấy sai kiên quyết đấu tranh, phê bình, ngăn chặn; nêu gương để lan tỏa trong cuộc sống, nhân lên điển hình tiên tiến.

Thực tiễn chứng minh, chi bộ nào, tổ chức đảng ở đâu làm tốt tự phê bình và phê bình thì nội bộ luôn đoàn kết thống nhất cao, ít xảy ra lạm quyền, lộng quyền, tiêu cực và ít mắc khuyết điểm, sai phạm.

- Các tổ chức đảng cơ sở, cấp ủy cần thường xuyên kiểm tra, giám sát, nhất là những cơ quan, đơn vị có biểu hiện nội bộ mất đoàn kết, biểu hiện sai phạm, có vấn đề phức tạp nảy sinh, vấn đề bức xúc mà đảng viên và nhân dân phản ánh. Từ đó, chấn chỉnh, sửa chữa, nâng cao vai trò lãnh đạo của tổ chức đảng, trách nhiệm của đảng viên trong việc bảo vệ, phát huy cái đúng, cái tốt; kịp thời phát hiện cái sai, cái xấu để ngăn chặn, đẩy lùi. 

- Bản thân cán bộ, đảng viên phải chủ động phê bình, bảo vệ cái đúng, không giấu giếm, dung dưỡng cái sai, cái hạn chế, khuyết điểm; thực hiện nghiêm Quyết định số 1487/QĐ-TTg ngày 27-12-2018 của Thủ tướng Chính phủ về Đề án văn hóa công vụ. Bên cạnh đó, phải đề cao trách nhiệm của người đứng đầu các cấp trong việc mở rộng, phát huy dân chủ gắn liền với giữ vững kỷ cương, kỷ luật. Vì có thực tâm tạo không khí dân chủ thì cấp dưới mới dễ gần, dễ cung cấp thông tin và dễ chia sẻ tình cảm, trách nhiệm. Người đứng đầu có giữ nghiêm kỷ cương, kỷ luật thì người tốt mới có chỗ dựa vững vàng và người xấu không dám nhởn nhơ, lộng hành. Đối với người "thủ lĩnh" ở trong cơ quan, tổ chức dù quy mô lớn hay nhỏ, điều tối kỵ nhất là có những biểu hiện, hành vi ứng xử “yêu nên tốt, ghét nên xấu” trong giải quyết các mối quan hệ công việc. Nếu những người “cầm cân nảy mực” mà luôn nghĩ và hành xử như vậy sẽ gây ly tán lòng người, nội bộ nghi kỵ lẫn nhau, vô tình “bật đèn xanh” cho kẻ xấu có thêm cơ hội làm sai, làm liều; còn người tốt phải sống trong “cô lập” và không phát huy được tính tích cực của mình trong tập thể.

Việc làm tuy không mới, nhưng cần thực hiện đến nơi đến chốn, đó là khi tiến hành các quy định khen thưởng, xử phạt phải bảo đảm công minh, chính xác, kịp thời. Làm như vậy sẽ góp phần tạo dựng môi trường thuận lợi để làm cho “cái tốt trong mỗi con người nảy nở như hoa mùa xuân, cái xấu mất dần đi” như lời Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy. Từ đó, căn "Bệnh" thấy đúng không bảo vệ, thấy sai không đấu tranh mới dần thoái lui trong các tổ chức Đảng và đời sống./.