Thứ Sáu, 30 tháng 9, 2022

“Tự do báo chí tư sản” - tự nó vạch mặt kẻ xuyên tạc Việt Nam!

 


 

1. Đừng dại khờ tin lời xuyên tạc

Nhiều đài, báo, tổ chức, cá nhân thường lợi dụng vấn đề “tự do báo chí, tự do ngôn luận” để hợp thức hóa âm mưu xuyên tạc, chống phá Đảng, Nhà nước, Nhân dân Việt Nam. Trong đó, đặc biệt là tổ chức Phóng viên không biên giới (RSF), tổ chức Việt Tân và các đài BBC, RFA, RFI, VOA tiếng Việt.

Dư luận rất bức xúc về công bố của RSF cái gọi là “báo cáo chỉ số tự do báo chí thế giới năm 2022”, xếp hạng Việt Nam vị trí 174/180 quốc gia và vùng lãnh thổ (chỉ đứng trên Trung Quốc thứ 175 và ngay dưới Cu-ba thứ 173). Đồng thời, RSF còn bịa đặt, cáo buộc: “Việt Nam vẫn nằm trong nhóm các quốc gia có tình hình báo chí rất tồi tệ”; xuyên tạc: “Việt Nam tăng cường kiểm soát mạng xã hội, không có tự do báo chí”. Bên cạnh đó, RSF còn tô vẽ Phạm Thị Đoan Trang như là nhà báo độc lập, đấu tranh với tiêu cực để từ đó quy kết Việt Nam không có tự do báo chí.

Lại có Đài Châu Á tự do (RFA) a dua theo luận điệu xuyên tạc của RSF nên mới có bài viết “Tự do báo chí ở Việt Nam “rất ổn định ở nhóm chót bảng xếp hạng”, xuyên tạc trắng trợn hoạt động báo chí ở Việt Nam, cho rằng: “bên cạnh bắt bở bỏ tù các nhà báo độc lập, Nhà nước Việt Nam còn chống lưng cho các hội nhóm tung tin giả. Đó cũng là lý do khiến tình nền báo chí Việt Nam vẫn tồi tệ và luôn ổn định đứng cuối trong các bảng đánh giá về Tự do báo chí”. Rồi BBC loan tin: “báo Việt Nam vẫn một chiều định hướng, đe dọa tính chuyên nghiệp”. Còn Freedom House tùy tiện đem tiêu chi ma để đánh giá: “Việt Nam đạt 22/100 điểm theo 3 tiêu chí: 1-Trở ngại truy cập internet, 2- Giới hạn về nội dung, 3- Vi phạm quyền người dùng internet”!.

Các thế lực thù địch, phản động theo đó ra sức tuyên truyền xuyên tạc trên mạng xã hội rằng: “Việt Nam không có tự do báo chí; khi báo chí bị định hướng, quản lý, kiểm duyệt của Đảng và Nhà nước Việt Nam thì sẽ cản trở, hạn chế, triệt tiêu quyền tự do báo chí, quyền tự do thông tin của các cơ quan báo chí, nhà báo và nhân dân…”. Từ đó, chúng cho rằng: Luật An ninh mạng 2018 và Nghị định 15/2020 hiện nay tại Việt Nam ban hành nhiều quy định siết chặt tự do báo chí, tự do ngôn luận hơn.

2. Hãy suy ngẫm “tự do báo chí tư sản”!

Nếu ai đó lâu nay ai trót dại tin lời xuyên tạc tự do báo chí ở Việt Nam, thì hãy suy ngẫm tự do báo chí ở các nước tư bản để thay đổi quan niệm, góc nhìn. Khẩu hiệu “tự do báo chí” xuất hiện trong cuộc cách mạng tư sản thế kỷ XVII-XVIII, được giai cấp tư sản sử dụng làm một vũ khí lật đổ chế độ phong kiến chuyên chế tập quyền, thiết lập chế độ tư bản. Nên sau khi giai cấp tư sản lên nắm quyền, “tự do báo chí” chỉ dành cho thiểu số giai cấp thống trị, hoạt động báo chí bị bóp nặn theo quan điểm và lợi ích của giai cấp tư­ sản, hoàn toàn không vì lợi ích đa số nhân dân lao động.  

Bản chất của cái gọi là tự do báo chí trong xã hội tư bản, được V.I.Lênin phát hiện rằng: “Tự do báo chí cũng là một khẩu hiệu chính của dân chủ thuần túy…, tự do đó là điều lừa bịp, chừng nào những nhà in tốt nhất và những kho giấy to nhất còn nằm trong tay bọn tư bản và chừng nào còn tồn tại quyền lực của giai cấp tư bản đối với báo chí”[i].

Thực tế hoạt động báo chí t­ư sản, đặc biệt là thời kỳ “chiến tranh lạnh” cho thấy, báo chí tư­ sản ra sức lừa gạt công chúng, tô hồng giá trị tư sản; tạo ra hình ảnh công kích, bôi nhọ chủ nghĩa xã hội, cho rằng: chủ nghĩa xã hội đã tạo ra “bức màn sắt” và đang đe dọa “thế giới tự do”. Báo chí t­ư sản với những thủ đoạn xảo quyệt đã tạo ra bức tranh thế giới méo mó nhờ vào các thông tin nửa vời, thiếu trung thực, sai trái làm xói mòn lòng tin của nhân dân vào Đảng Cộng sản và tương lai của chế độ, hoặc tâm lý tiêu cực, bàng quan, thờ ơ tr­ước những vấn đề đang đặt ra cho đất nư­ớc.

Cách thông tin của nhà báo (tư sản và vô sản) theo kiểu đó không chỉ làm cho xã hội bất ổn định mà còn làm cho hệ thống các phư­ơng tiện thông tin đại chúng trở nên lộn xộn về tổ chức, lệch lạc về quan điểm chính trị. Một số học giả thư­ờng so sánh thông tin – ngôn luận của các nhà báo như những loạt đại bác bắn phá vào dinh lũy chế độ khi nó đứng về phía thù địch, chống đối. Trong những đảo lộn chính trị ở Liên Xô, thông tin – ngôn luận của các nhà báo: “Còn sợ hơn cả đại bác, vì nó tạo ra những vụ nổ dây chuyền trong ý thức con ng­ười, làm mục ruỗng chỗ dựa tinh thần của chế độ từ bên trong cốt tủy, từ bên d­ưới nền móng”[ii].

Khi chuẩn bị phát động cuộc chiến tranh Irắc năm 2003, đồng loạt hệ thống truyền thông phương Tây đưa tin sai sự thật, rằng: Irắc đang sản xuất và tàng trữ kho vũ khí hạt nhân khổng lồ, là nguy cơ đối với an ninh của Mỹ và các nước đồng minh của Mỹ. Đây là cái cớ để Mỹ và phương Tây tiến hành cuộc chiến tranh phi nghĩa xâm lược Irắc thực hiện tham vọng bá quyền thế giới. Điều này càng làm bộc lộ rõ bản chất sự định h­ướng trong hoạt động báo chí tư sản hiện đại và cái gọi là “tự do báo chí” chỉ là sự lừa bịp đối với công chúng, tạo cho công chúng hiểu sai về hiện thực.

Gần đây, truyền thông phương Tây, đứng đầu là Mỹ tiến hành cuộc chiến tuyên truyền tổng lực với mục đích gây hội chứng “sợ Nga, bài Nga trong lòng công chúng”, tiến đến bao vây, cô lập “khiến nước Nga sụp đổ”. Vì vậy, họ đã xây dựng hình ảnh về “một nước Nga xấu xí, mối đe dọa an ninh và hòa bình”, hình ảnh về “một tổng thống Nga độc tài”… Theo đó, báo chí phương Tây càng xuyên tạc về cuộc xung đột Nga – Ukraine theo hướng có hại cho Nga, đổ tội cho Nga, bênh vực Ukraine; lấn sang xuyên tạc hình ảnh Putin gắn với hình ảnh các nhà lãnh đạo cộng sản: Lênin, Mao Trạch Đông, Hồ Chí Minh…

Để ngăn chặn công chúng tiếp cận với tin tức khách quan từ những hãng truyền thông thế giới, chính phủ các nước tư bản yêu cầu các tập đoàn công nghệ sử dụng biện pháp kỹ thuật bưng bít thông tin. Một số nước tư bản còn sử dụng biện pháp gây áp lực chính trị hay kinh tế lên các quốc gia sở hữu những hãng truyền thông đưa tin bất lợi cho họ, buộc những nước này phải hạn chế, hoặc dừng hoạt động các đài phát thanh, các kênh truyền hình, báo chí, trang mạng xã hội….     

3. Sự thật tự do báo chí tư sản tự nó vạch mặt kẻ xuyên tạc Việt Nam

Sự thật trên đây cho thấy, trong chủ nghĩa tư bản, “tự do báo chí” luôn gắn liền với định hướng chính trị, lập trường và lợi ích giai cấp tư sản. Tự do báo chí là tự do thông tin cho thiểu số tư sản, của những tập đoàn tư bản và giới truyền thông; nó đối lập hoàn toàn với việc bưng bít thông tin chính xác và đưa thông tin thất thiệt, sai sự thật cho đại đa số công chúng. Năm 2017, kênh tin tức Al Jazeera (Qatar) bị Mỹ và một số nước đồng minh phương Tây bị đề nghị đóng cửa, vì đây là kênh thông tự do và độc lập với tiêu chí phản ánh “khách quan, thực tế và chuyên sâu” đã dám nói sự thật về tình hình chiến sự tại Libya, Irắc, Syria và Afghanistan không có lợi cho những nước này[iii]. Do đó, có thể khẳng định rằng, trong chủ nghĩa bản không có tự do báo chí như các thế lực thù địch, phản động vẫn luôn tô vẽ.   

Thực tiễn hoạt động báo chí cách mạng Việt Nam cho thấy: việc định hướng, quản lý báo chí vẫn bảo đảm quyền tự do báo chí, tự do thông tin; nhằm mục đích xây dựng xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Hơn nữa, nó còn góp phần tạo cơ sở và điều kiện thuận lợi cho các quyền cơ bản này được thể hiện và phát triển mạnh mẽ trong đời sống xã hội. Bởi lẽ, như Hồ Chí Minh khẳng định: “Báo chí cũng là một ngành quan trọng của văn hóa”; “Báo chí là cơ quan của dư luận”; “Báo chí cộng sản có nhiệm vụ làm cho các chiến sĩ của chúng ta hiểu rõ vấn đề thuộc địa, làm thức tỉnh sự đồng tình hưởng ứng của quần chúng lao động ở các nước thuộc địa, tranh thủ họ tham gia sự nghiệp của chủ nghĩa cộng sản”[iv].

Định hướng, chỉ đạo hoạt động báo chí chẳng những không hạn chế quyền tự do, tính sáng tạo mà còn khơi dậy, phát huy tính năng động, sáng tạo của báo chí trong phương hướng lựa chọn chủ đề, đề tài; trúng với đòi hỏi của tình hình chính trị, kinh tế, xã hội, thực tiễn đất nước hiện nay; đáp ứng chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước và trúng những điều nhân dân quan tâm, thắc mắc. Thực tế đó chứng minh rằng: sự định hướng hoạt động báo chí ở Việt Nam không hề mâu thuẫn với tự do báo chí như các thế lực thù địch xuyên tạc, vu khống. Luật Báo chí Việt Nam khẳng định, báo chí không chỉ là cơ quan ngôn luận của Đảng, Nhà nước, đoàn thể, tổ chức xã hội, nghề nghiệp… mà còn là diễn đàn tin cậy của nhân dân. Như vậy, quyền tự do báo chí, tự do thông tin trong hoạt động báo chí đã được pháp luật Việt Nam khẳng định rất rõ ràng, thể hiện tính dân chủ và văn minh. Đảng và Nhà nước luôn tạo điều kiện thuận lợi để công dân thực hiện quyền tự do báo chí, quyền tự do ngôn luận trên báo chí. Báo chí và nhà báo hoạt động trong khuôn khổ pháp luật và được Nhà nước bảo hộ. Không một tổ chức, cá nhân nào được hạn chế, cản trở báo chí, cản trở nhà báo hoạt động. Không ai được lạm dụng quyền tự do báo chí, quyền tự do ngôn luận


[[i]] V.I. Lênin: Toàn tập, Nxb. CTQG, H., 2005, tập 37, tr. 604; 603.

[[ii]] Tạ Ngọc Tấn: Báo chí Liên Xô và những đảo lộn chính trị năm 1991Tạp chí Cộng sản, số 3, 1995, tr. 41. 

[[iii]] https://cand.com.vn/So-tay/25GIUATHANG-Nguy-co-dong-cua-hang-thong-tan-Al-Jazeera-vi-dam-noi-su-that-i440100/

[[iv]] Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. CTQG, HN, 2011, tập 1, tr. 641, tr.300 và tập 14, tr. 645.

 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét