Gần đây,
trên Internet và mạng xã hội đã xuất hiện một số tin, bài bóp méo, xuyên tạc
các phát biểu chỉ đạo, tung tin các đồng chí lãnh đạo cấp cao có liên quan đến
các sai phạm của một số tập đoàn kinh tế, bịa đặt về tình hình sức khỏe của một
số lãnh đạo Đảng và Nhà nước, xuyên tạc về công tác nhân sự của Đảng trong thời
gian tới, đặc biệt khai thác hình ảnh sinh hoạt đời tư của thân nhân lãnh đạo Đảng
và Nhà nước. Thực tế thời gian qua cho thấy, cứ trước các Hội nghị Trung ương sắp
họp thì trên Internet và mạng xã hội lại đưa ra nhiều thông tin đồn đoán, thổi
phồng các vấn đề về nhân sự cấp cao. Họ xuyên tạc tình hình sức khỏe của lãnh đạo
đương chức rồi bịa đặt sẽ có sự thay thế để cho tình hình trong xã hội phân
tâm. Thêm vào đó họ bịa đặt một số lãnh đạo cấp cao “ dính” đến sai phạm của tập
đoàn kinh tế này nọ để làm cho Đảng mất uy tín , trong khi các cơ quan chức năng
của Đảng còn chưa có thông tin gì. Còn sự xuyên tạc, bóp méo sự thật về các ý
kiến phát biểu chỉ đạo của các lãnh đạo cấp cao Đảng và Nhà nước Việt Nam thì
không có gì mới. Trước đây, có Hội nghị bàn về phát triển kinh tế tư nhân thì họ
xuyên tạc phát biểu của Tổng Bí thư là “ ủng hộ kinh tế tư nhân” hoặc Tổng Bí
thư phát biểu đổi mới phát triển kinh tế đi đôi với đổi mới chính trị thì họ lại
xuyên tạc rằng, Tổng Bí thư khẳng định phải “ đổi mới chế độ chính trị”. Điều đó
là rất nguy hiểm vì đổi mới “ chế độ chính trị” là gió đã đổi chiều sẽ chuyển từ
chế độ này sang chế độ khác như họ mong muốn bấy lâu nay.Họ lợi dụng thông tin Ủy
ban Kiểm tra Trung ương xem xét kỷ luật Ban Cán sự Đảng Bộ Giáo dục và Đào tạo
nhiệm kỳ 2016-2021 để tạo cớ đưa tin sai lệch, rằng “ Một số bộ, địa phương bổ
nhiệm cán bộ thiếu năng lực. Đồng thời, có một số bài phản ánh sai phạm cán bộ,
đảng viên để bôi nhọ công tác cán bộ của Đảng và xuyên tạc công tác phòng, chống
tham nhũng khi cho rằng: “ Chống tham nhũng làm triệt để phải đa đảng, còn sợ đa
đảng mất quyền hành thì khác nào đảng lấy chính quyền hành, dùng đảng viên ra
làm chuột bạch”. Họ còn chế nhạo: “ xưa chống lũ không được thì nói “ sống
chung với lũ”; “ chống coovid không xong thì nói “ sống chung với covid”…sắp tới
chống tham nhũng không được, sẽ nói “ sống chung với tham nhũng”…Rõ ràng là họ
cố tình bịa đặt và xuyên tạc về công tác cán bộ của Đảng. Từ khi Đảng ra đời năm
1930 đến nay, Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh đều hết sức coi trọng công tác cán bộ
và coi công tác cán bộ giữ vai trò then chốt trong các công tác của Đảng. Chính
đội ngũ cán bộ dưới sự lãnh đạo của Đảng đã trưởng thành và nối tiếp nhau làm
nên những kỳ tích lịch sử trong thế kỷ XX và hơn hai thập niên đầu của thế kỷ
XXI. Tất nhiên, trong quá trình đó không tránh khỏi một số cán bộ rơi vào chủ
nghĩa cá nhân và không vượt qua được những cám dỗ của lợi ích vật chất đã bị kỷ
luật hoặc dính vào vòng lao lý. Cũng vì vậy, trong quá trình xây dựng , Đảng
luôn chú trọng công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng để thường xuyên giáo dục tư tưởng,
chính trị cho cán bộ, đảng viên. Và nhiều cán bộ, đảng viên khi vi phạm pháp luật
đã bị xử lý theo mức độ vi phạm đã được công khai trên các phương tiện thông
tin đại chúng. Tổng Bí thư đã quán triệt cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng
không có ai đứng ngoài vòng pháp luật nên đối với cán bộ, đảng viên phải là những
người gương mẫu nhất và nếu vi phạm pháp luật cũng bị pháp luật xử lý nghiêm nhất.
Còn chế nhạo như trên đã nói là không “ ổn” vì lũ và covid là những hiện tượng
tự nhiên và bên ngoài tạo nên, nhưng tham nhũng là do con người vướng vào nên
phải loại trừ , phải xử lý nghiêm khắc xử lý mới làm cho môi trường của xã hội
trở nên lành mạnh. Chính vì vậy sự so sánh trên là bất hợp lý và khập khễnh
không có sức thuyết phục chút nào và nó lộ rõ ý đồ của những ai đưa ra ý tưởng đó
!
Tôi
nghĩ rằng, mọi thông tin, nhất là dự báo về những việc chưa xảy ra đều phải có
những tiêu chí, những cơ sở nhất định. Còn nếu đưa ra những thông tin theo kiểu
thất thiệt thì nó sẽ không có sức sống và sẽ chết yểu mà thôi!
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét