Ngày 20/9/2022,
tại Đại hội đồng LHQ, tổng thống Serbia Aleksandar Vucic đã “tạt một gáo nước lạnh”
vào Mỹ và NATO khi nhắc lại câu chuyện cách đây mấy chục năm. Lúc đó, 19 quốc
gia giàu nhất NATO dưới sự hậu thuẫn của Mỹ đã tấn công một quốc gia có chủ quyền
là Nam Tư mà không có bất kỳ quyết định nào từ Hội đồng Bảo an LHQ, dẫn đến việc
Kosovo tách ra khỏi Serbia và sau đó tuyên bố độc lập vào năm 2008.
Tổng
thống Vucic nói thẳng rằng các nước phương Tây tự mâu thuẫn với mình khi họ có
lập trường hoàn toàn đối lập trong vấn đề Ucraina và Serbia. Họ ủng hộ cho Kiev trong cuộc chiến
chống lại Nga nhưng lại có quan điểm hoàn toàn ngược lại trong trường hợp
Kosovo. Đó chính là tiêu chuẩn kép mà họ tự cho phép mình được tùy ý áp dụng.
Sau
sự kiện Kosovo tách ra khỏi Serbia, quan hệ giữa Serbia với Mỹ và phương Tây dần
trở lại bình thường. Hiện nay, Serbia đang trong quá trình gia nhập EU. Nhưng
quá khứ vẫn còn đó và câu chuyện Kosovo mới được tổng thống Serbia Vucic nhắc lại
các đây mấy ngày tại diễn đàn cao nhất của LHQ dù khá bất ngờ, nhưng lại rất cần
thiết và đúng lúc.
Hiện
nay, cộng đồng mạng xã hội trong nước vẫn chia rẽ về cuộc xung đột tại Ucraina.
Người bênh vực ông Putin cũng nhiều và người lên án ông cũng không ít. Tuy
nhiên, có một điều chắc chắn là đa số công dân mạng đều hiểu rõ rằng những câu
chuyện như Kosovo, Ucraina… sẽ vẫn có thể tiếp tục xảy ra trong một thế giới mà
cuộc chơi vẫn đang thuộc về các ông lớn.
Trong
gần 200 năm trở lại đây, Việt Nam đã phải hứng chịu nhiều cuộc xâm lược từ những
nước lớn trên thế giới, trong đó nhiều nước hiện nay đang có quan hệ đối tác
chiến lược, quan hệ đối tác toàn diện với Việt Nam. Từ chỗ là những kẻ thù, Việt
Nam đã gác lại quá khứ để cùng với các nước đó xây dựng mối quan hệ tốt đẹp vì
hòa bình, ổn định và phát triển.
Trên
MXH, các đối tượng chống phá tiếp tục lợi dụng cuộc xung đột tại Ucraina và những
vấn đề do lịch sử để gợi lại hận thù, lại kích động dư luận nhằm gây bất lợi
cho mới quan hệ tốt đẹp của Việt Nam với các nước lớn. Lại cũng có những kẻ tìm
cách phủ nhận lịch sử đấu tranh chống ngoại xâm vẻ vang của dân tộc và những
thành quả to lớn của cách mạng, phê phán đường lối đối ngoại của Việt Nam, âm mưu
làm suy giảm niềm tin của nhân dân với vai trò lãnh đạo của Đảng.
“Gác
lại quá khứ, hướng tới tương lai” là quan điểm nhất quán của Việt Nam trong việc
ứng xử với các vấn đề của lịch sử. Lịch sử là những gì đã xảy ra trong quá khứ,
nhưng nó luôn có quan hệ mật thiết với hiện tại và tương lai. Không ai được
lãng quên và cũng không để quá khứ lặp lại trong tương lai.
Những
năm gần đây, thế giới đang chứng kiến những biến động phức tạp về địa – chính
trị, những điều chỉnh trong chính sách và quan hệ giữa các cường quốc hàng đầu
trên thế giới. Việt Nam sẽ kiên trì đường lối đối ngoại hòa bình, độc lập, tự
chủ, là bạn, là đối tác tin cậy của các nước trong cộng đồng quốc tế, không
tham gia liên minh quân sự, không dựa vào một nước này để chống nước khác để
duy trì môi trường hòa bình, sự ổn định chính trị, xã hội như hiện nay.
Phát
biểu của tổng thống Serbia tại Đại hội đồng LHQ là sự phê phán trực diện nhằm
vào Mỹ và NATO. Nó là một câu chuyện chưa bao giờ cũ về nền chính trị cường quyền
khi mà các nước lớn cho mình cái quyền áp đặt và sử dụng vũ lực để giải quyết
các tranh chấp quốc tế, bất chấp quyền lợi của các quốc gia khác.
Vì vậy,
quá khứ có thể gác lại, nhưng không bao giờ được lãng quên./.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét