Trong các diễn đàn góp ý sửa đổi Luật đất
đai nhiều năm nay, xuất hiện một số ý kiến cho rằng nên sở hữu tư nhân về đất đai
hoặc thừa nhận chế độ đa sở hữu giống như nhiều nước khác. Một số người phê
phán chế độ sở hữu toàn dân về đất đai. Họ lý luận rằng: sở hữu toàn
dân là “mù mờ về mặt pháp lý”, không xác định được ai là chủ sở hữu trong các
quan hệ đất đai, nhất là khi xảy ra tranh chấp. Một số khác lại cho rằng: với
các quyền của người sử dụng đất đai như Luật Đất đai năm 2013 quy định, quyền sử
dụng đất chẳng khác gì quyền sở hữu tư nhân đất đai, tại sao không công nhận đó
là sở hữu tư nhân về đất đai.
Bên cạnh những ý kiến đóng góp mang
tính xây dựng, rất đáng để các cơ quan của Đảng, Nhà nước quan tâm, nghiên cứu,
xem xét thì cũng có không ít kẻ lợi dụng sự kiện này để liên tục phát tán các
bài viết xuyên tạc, kích động chống phá chủ trương và chính sách của Đảng và
Nhà nước về đất đai. Đây có lẽ không còn là thói quen mà là căn bệnh kinh niên
của các đối tượng chống đối, rằng mỗi khi Đảng, Nhà nước Việt Nam tiến hành bất
cứ một sự kiện chính trị quan trọng nào của đất nước, chúng lại tạo cớ xuyên tạc,
chống phá. Gần đây, Đỗ Ngà, một con buôn dân chủ, khoác áo nhà báo, chuyên nghề
chống phá đã cho ra đời bài viết “Khi cái gốc không sửa” đăng trên mạng
xã hội cho rằng: “đất là sở hữu toàn dân” thì về cơ bản người dân không có
quyền giữ đất nếu nhà nước có nhu cầu trưng thu… Khi dân không còn đất trong
tay thì họ không thể định đoạt giá đất nên doanh nghiệp dễ đẩy giá lên thật cao
để kiếm lời”.
Hòa cùng giọng điệu với Đỗ Ngà, ngày
6/5/2022 trên trang blog của Đài Á châu tự do- RFA có đăng bài viết với tựa đề
“Kêu gọi cải cách Luật đất đai, Hội nghị Trung ương 5 có thành sự thật?”. Tiếp
đó vào ngày 7/5/2022 trên trang blog Bauxite Việt Nam có bài “Tuyên bố chống
tham nhũng và sửa đổi đất đai”. Ngày 16/5/2022 trên trang facebook của tổ
chức khủng bố Việt Tân đăng bài “Lại chuyện đất đai”. Ngày 2/6/2022 trên kênh
Youtobe.com của Việt Tân có phát tán clip có tựa đề “Luật đất đai CSVN:
Bao giờ người dân được làm chủ đất?”…
Mũi nhọn công kích được Đỗ Ngà và những
kẻ chống phá hướng vào là đưa ra yêu sách đòi sửa đổi Luật đất đai theo hình thức
sở hữu tư nhân hoặc đa chủ sở hữu. Đây mới chính là mục đích cuối cùng và cũng
là âm mưu thâm độc của chúng. Cụ thể trong bài viết “khi cái gốc không sửa” của
Đỗ Ngà đã dẫn ở trên, y cố tình nhấn mạnh rằng “Nếu dân không có quyền giữ đất,
thì khi đó, doanh nghiệp nhờ tay chính quyền tước đoạt đất rồi trao tay doanh
nghiệp”. Còn trong bài viết có tựa đề “Đất hỡi” phát tán trên trang
chantroimoimedia.com đã trắng trợn bịa đặt và quy chụp rằng “Hội nghị Trung
ương lần này của đảng cầm quyền không phải tự dưng bàn về Luật đất đai. Nó đã
nhận thấy cái luật ấy “giết” của nó biết bao nhiêu cán bộ, đảng viên “ưu tú” rồi
nên hoảng”… Và cuối cùng chúng đồng thanh lên giọng phán bậy bạ, láo xược
rằng: “Việt Nam phải thực hiện đất đai thuộc quyền sở hữu của tư nhân
như các nước khác thì mới loại trừ được tệ tham nhũng, tiêu cực”…
Vấn đề đặt ra ở đây là nếu Việt Nam thực
hiện hình thức sở hữu tư nhân hoặc đa dạng hóa trong sở hữu về đất đai sẽ như
thế nào? Câu trả lời không quá khó với những người hiểu biết. Việt Nam vốn là một
nước nông nghiệp, phần lớn dân số là nông dân (97%, năm 1945) và cư trú ở vùng
nông thôn nhưng lại không có trong tay đất đai- một loại tư liệu sản xuất đặc
biệt, quan trọng bậc nhất. Thực tế ở miền Bắc, trước năm 1945 và ở miền Nam trước
năm 1975, người nông dân quanh năm “chân lấm tay bùn” và suốt ngày phải “bán mặt
cho đất, bán lưng cho trời” nhưng cũng chỉ là những người tá điền, người làm
thuê cho chủ đất. Vì vậy Đảng Cộng sản Việt Nam đã xác định giải pháp giải
phóng dân tộc, trước hết và căn bản là phải giải phóng nông dân. Nguyện vọng
tha thiết và có thể gọi là “giấc mơ ngàn đời” của người nông dân Việt Nam là độc
lập dân tộc và người cầy có ruộng, được giải thoát khỏi cả hai ách áp bức của đế
quốc và phong kiến. Hơn nữa nếu áp dụng chính sách tư nhân hóa sở hữu đất đai sẽ
hoàn toàn đi ngược lại với lợi ích mà chế độ ta đang xây dựng- chế độ do nhân
dân làm chủ, người dân vừa làm chủ thể vừa là động lực và là mục tiêu cho sự
phát triển.
Mặt khác nếu thực hiện hình thức sở hữu
tư nhận hoặc đa dạng hóa sở hữu đối với đất đai như các nước tư bản, tức là đất
đai sẽ nằm trong các chủ sở hữu khác nhau. Và khi đó, các chủ đất chỉ biết quan
tâm đến lợi ích của cá nhân, mọi thứ sẽ tiến hành theo giá thị trường, không
quan tâm đến môi trường, đến sự phát triển bền vững của đất nước, đến an sinh
xã hội và an ninh quốc gia… Ngược lại khi đất đai thuộc quyền sở hữu toàn dân
do Nhà nước thống nhất quản lý và hàng năm ngân sách sẽ có nguồn bổ sung lớn
thông qua việc thu tiền sử dụng đất… Nguồn ngân sách đó sẽ do Nhà nước điều tiết
thông qua việc đầu tư phát triển các ngành kinh tế; phân bổ vốn phát triển cho
các vùng, địa phương; thực hiện các chính sách an sinh xã hội, bảo đảm sự phát
triển bền vững.
Xuất phát từ quan điểm nêu trên, Điều
53 Hiến pháp năm 2013 quy định rõ: “Đất đai, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng
sản, nguồn lợi vùng biển, vùng trời, tài nguyên thiên nhiên khác và các tài sản
do Nhà nước đầu tư, quản lý là tài sản công thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại
diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý”. Tại Điều 4 Luật Đất đai cũng quy định: “Đất
đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản
lý. Nhà nước trao quyền sử dụng đất cho người sử dụng đất theo quy định của Luật
này”. Tuy nhiên, trong quá trình hoàn thiện cơ chế và chính sách quản
lý về đất đai, tại Hội nghị Trung ương 5, Ban Chấp hành Trung ương khóa XIII đã
thẳng thắn chỉ ra những hạn chế, yếu kém tồn tại. Trong đó có những hạn chế, yếu
kém liên quan đến công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, giao đất, cho thuê đất;
hỗ trợ bồi thường, tái định cư, thu hồi đất, xác định giá đất… Và đây cũng
chính là kẽ hở để các thế lực thù địch, phản động lợi dụng xuyên tạc bóp méo sự
thật, đánh đồng hiện tượng với bản chất để nói xấu Đảng, Nhà nước ta, chế độ
ta. Vì vậy người dân cần tỉnh táo và tinh thần cảnh giác, kiên quyết đấu tranh
bác bỏ mọi thông tin xuyên tạc, không đúng sự thật của những thành phần chống
phá mà điển hình là Đỗ Ngà trong các bài viết xằng bậy của chúng trên không
gian mạng.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét