Với đặc tính ảo, dễ ẩn danh, phát tán, lan truyền nhanh, internét và mạng xã hội đã trở thành môi trường thuận lợi để các thế lực thù địch, những phần tử bất mãn, cơ hội chính trị lợi dụng, khai thác, tung tin xấu, độc, lừa gạt mọi người, gây hại cho cộng đồng, xã hội. Đúng là, sử dụng mạng xã hội như dùng “dao hai lưỡi”, vừa tiện ích, vừa hiểm nguy. Ai có đủ trí thông minh để khai thác, sử dụng mặt tiện ích sẽ đem lại hiệu quả cao trong công việc; khắc chế được mặt tiêu cực, sự nguy hiểm do mạng xã hội sinh ra và ngược lại.
Vài năm gần đây, do đại dịch Covid-19 hoành hành, cả thế giới phải gồng mình chống dịch. Để đối phó với tình hình, tiếp tục khơi thông “dòng chảy lịch sử”, duy trì sự sống, các nhà khoa học đã nghiên cứu, tìm ra việc chuyển đổi số, thiết kế và xây dựng các chương trình, phần mềm hỗ trợ nhằm khuyến khích mọi người dân vừa thực hiện “giãn cách xã hội”, vừa làm việc tại nhà, học tập, họp hành hiệu quả theo hình thức trực tuyến, góp phần nối liền mạch máu thông tin, khắc phục sự gián đoạn, bị cô lập cục bộ. Qua đó, khắc phục được tình trạng thông tin đơn điệu, một chiều, chậm chễ, bị chia tách. Nhờ đó, người dân “ngồi tại nhà, ở một chỗ mà biết mọi việc diễn ra trên thế giới”, không bị lạc hậu với thời cuộc. Họ đã kết nối, cùng nhau tương tác, cung cấp, chia sẻ thông tin, tạo nên các mối quan hệ đa chiều với nhiều nội dung, hình thức khác nhau rất tiện lợi. Vì vậy, sự xuất hiện và phát triển mạnh mẽ của một số công cụ, thiết bị máy móc, đã góp phần mở rộng và phát triển mạng xã hội; làm cho nó trở thành cơ hội cho tin giả, xấu, độc “lên ngôi”, tăng tốc chóng mặt với sự lan truyền nhanh chóng, tạo đột biến trên không gian mạng, thậm chí gây nhiễu loạn thông tin, dư luận xã hội, môi trường sống.
Hiện nay, Việt Nam là một trong những
quốc gia có tỷ lệ người dân sử dụng mạng xã hội cao nhất thế giới. Hơn thế, xu
hướng đọc tin, tìm kiếm tư liệu phục vụ nghiên cứu, học tập, sản xuất, kinh
doanh qua mạng xã hội ngày càng tăng lên, nhất là việc kết nối, sử dụng
Facebook, Youtube, TikTok, Za lô… Triệt để lợi dụng điều đó, các thế lực thù địch,
phần tử bất mãn, cơ hội chính trị đã triệt để lợi dụng các nền tảng mạng xã hội
để xuyên tạc sự thật, phát tán tin giả, phổ biến thông tin xấu, độc nhằm chống
phá Đảng, Nhà nước, chế độ, cản trở công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc;
làm cho công tác quản lý thông tin, quản trị mạng, định hướng dư luận, tuyên
truyền thông tin tích cực đứng trước nhiều khó khăn, thách thức, nhất là việc
ngăn chặn, bóc gỡ những tin xấu, độc và nguy cơ lột, lọt thông tin, bí mật quốc
gia.
Vì vậy, yêu cầu, nhiệm vụ cấp
bách đặt ra hiện nay là các cơ quan chức năng, đội ngũ chuyên gia công nghệ
thông tin cần có biện pháp khả thi giúp các đối tượng người dân “mắt sáng, tai
tinh, đầu óc thông minh” khi khái thác, sử dụng mạng xã hội một cách hiệu quả
nhất là việc quản lý mạng an toàn nhằm mục đích kép: vừa khai thác mặt ưu điểm,
lợi thế, tích cực, tiện ích của mạng để phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc
phòng, an ninh, vừa hạn chế tối đa những tác động tiêu cực, ảnh hưởng xấu từ mặt
trái của nó, qua đó góp phần vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Khơi
dòng “nước mát”, tránh “nơi hoang mạc”, khai thác hiệu quả mạng xã hội
Để đáp ứng yêu cầu khai thác, quản lý mạng
xã hội an toàn, hiệu quả, cần “mắt sáng, tai tinh, đầu óc thông minh”, thực hiện
tốt các giải pháp sau:
(1) Đẩy mạnh việc trang bị kiến thức, sự
hiểu biết và phương pháp khai thác, sử dụng mạng xã hội cho các đối tượng người
dân, nhất là giới trẻ, học sinh, sinh viên để họ tự quản lý, chủ động tham gia,
khai thác các loại hình truyền thông, internét, mạng xã hội một cách thông
minh, hiệu quả, nhất là việc nhận diện, phát hiện, cảnh giác cao với những
thông tin xấu, độc, tin giả để biết cách phòng tránh. Đồng thời, biết tiếp cận,
lựa chọn, sàng lọc kỹ và sử dụng những thông tin lành mạnh, hữu ích, tạo được
“sự miễn dịch” trước những thông tin thất thiệt lan tràn trên mạng. Vì vậy, cần
đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, nhân viên chuyên môn, nghiêp vụ,
làm cơ sở giúp các đối tượng người dân có kiến thức công nghệ thông tin cần thiết
để tương tác và thực hành trao đổi thông tin trên không gian mạng: kịp thời,
chính xác, bí mật, an toàn, hiệu quả. Qua học tập, người dân biết làm chủ các
tính năng, công cụ, thiết bị máy móc kết nối với internét, mạng xã hội. Đây là
biện pháp quan trọng, trực tiếp thúc đẩy truyền thông chủ động, phát hiện và xử
lý kịp thời những mối đe dọa, nguy cơ tiềm ẩn, các yếu tố tác động, gây bất lợi
cho quá trình quản lý không gian mạng.
(2) Tăng cường lan tỏa thông tin chính
thống, tích cực, lành mạnh, phù hợp với nhu cầu, thị hiếu, sở thích, sự mong muốn
của người dân trên không gian mạng, góp phần chuyển dần sự tập trung chú ý của
dư luận xã hội tại cùng thời điểm, thu hút người dân tập trung vào những thông
tin tích cực, có giá trị văn hóa và sự hấp dẫn cao. Nhờ đó, góp phần “pha
loãng”, phân hóa và cô lập nhóm thông tin tiêu cực, thực hiện tốt phương châm
“lấy xây để chống”, “lấy cái đẹp dẹp cái xấu”, tạo môi trường phát triển thông
tin tốt nhằm phủ kín, bao trùm, lấn át các thông tin xấu, độc trên không gian mạng.
(3) Nghiên cứu, nắm vững đặc điểm tâm
lý, phương thức sử dụng thời gian, công việc của từng đối tượng và thời điểm sử
dụng mạng xã hội để chọn cách tiếp cận viết bài, đưa tin, xây dựng các video
clip phù hợp, thiết thực, hiệu quả. Ngoài những giá trị phổ biến của thông tin,
nhất là tính xác thực, tính thực chứng, tính giáo dục thuyết phục, luận cứ khoa
học chặt chẽ; người sử dụng mạng đang cần nhiều hơn những tin, bài viết ngắn gọn,
dễ hiểu, các video clip có hình ảnh, âm nhạc để dễ xem và cảm nhận. Theo đó, cần
tránh viết tin, bài dài dòng, lý luận cao siêu, trừu tượng, thuần túy với giọng
điệu “lên lớp, dạy đời”, xa rời thực tế…Vì vậy, việc tuyền truyền thông tin
trên mạng xã hội cần chọn lọc kỹ lưỡng, bảo đảm tính thiết thực, cụ thể, rõ
ràng, đúng nhu cầu, lợi ích của người thụ hưởng, đem lại cho họ thông tin tích
cực, niềm tin và sự thuyết phục cao. Do đó, việc “sản xuất”, “chế biến” các
tin, bài viết, video clip cần rõ hơn thông điệp truyền tải, định hướng chính trị,
phù hợp với tâm lý lứa tuổi và ngôn ngữ của cư dân mạng, thời gian tối ưu cho
phép.
(4) Bên cạnh việc đổi mới nội dung,
hình thức các thông điệp thông tin, cần đổi mới mạnh mẽ nội dung và hình thức tạo
tin, viết bài, xây dựng video clip, nhất là chọn thời điểm “giờ vàng” để đưa
thông tin lên mạng xã hội. Cần làm “cuộc cách mạng” về việc “sản xuất”, “chế biến”
các sản phẩm: bài viết, videp clip sao cho “hợp khẩu vị cư dân mạng”, nghĩa là
tin, bài viết thật ngắn gọn, các video clip vừa có nội dung đặc sắc, vừa có
màu, có nhạc, có lời bình hay, hấp dẫn, rõ hơn tính “giải trí”, giáo dục và sức
thuyết phục.
Muốn vậy, cần thông qua các câu chuyện
lý thú, có kết cấu chặt chẽ, cốt truyện hấp dẫn để thu hút người xem, có tác dụng
khêu gợi, “đánh thức” tình cảm, “chạm vào trái tim” người sử dụng tin, bài,
mang lại cho họ giá trị nhân đạo đích thực, lẽ sống cao đẹp. Từ đó, truyền tải
thông điệp thông tin, định hướng dư luận cần thiết. Cùng với đó, phát hiện các
thông tin thất thiệt, giả dối, xấu, độc để kịp thời ngăn chặn. Cách tốt nhất là
có ngay “ngân hàng thông tin tích cực” để kịp thời “giải độc”, “trị bệnh”, giúp
người dân nắm rõ bản chất vấn đề, tính khách quan của sự thật. Qua đó, họ biết
cách tự khẳng định, lan tỏa tính đúng đắn, sáng tạo từ chủ trương, đường lối của
Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, tự giác đưa nó vào cuộc sống. Hơn thế,
giúp họ củng cố niềm tin, có thêm dũng khí để đấu tranh, phản bác, bác bỏ những
thông tin giả, xấu, độc; chủ động, tích cực tham gia chia sẻ, lan tỏa nguồn
thông tin chính thống, tạo thành dòng chủ lưu chi phối trên không gian mạng.
(5) Gắn kết chặt chẽ giữa “xây” và “chống”;
trong đó, “xây” là cơ bản, là chính yếu, tập trung vào bên trong, nội bộ; “chống”
là giải pháp quan trọng, hướng vào việc ngăn chặn, đẩy lùi những thông tin giả
mạo, xấu, độc, tiêu cực từ bên ngoài; “chống” phải kiên quyết, kiên trì, quyết
liệt, khẩn trương, nghiêm túc và hiệu quả, đồng loạt diễn ra ở mọi cấp, mọi
ngành, mọi lúc, mọi nơi. Vì vậy, cần đẩy mạnh việc nghiên cứu, dự báo chính xác
tình hình, xu hướng vận động, phát triển của sự việc để chủ động phòng, chống,
chiếm lĩnh truyền thông, không gian mạng. Trên cơ sở đó, tổ chức các đợt đấu
tranh cứng rắn, kiên quyết, nhất là sử dụng các có biện pháp mạnh, khả thi, kể
cả biện pháp quân sự, an ninh để chống lại các mạng xã hội “đen”, “lậu”, xuyên
biên giới; kịp thời bóc gỡ tin giả, thông tin xấu, độc, lừa đảo, gây mất niềm
tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước và chế độ.
Cần
trí tuệ thông minh để sử dụng mạng “tinh khôn” hiệu quả
Mạng xã hội do con người tạo ra để phục
vụ con người, nếu sử dụng mạng xã hội thông minh, nó sẽ đem lại hiệu quả tốt;
ngược lại, nếu sử dụng mạng xã hội không đúng cách, chính nó sẽ gây hại cho con
người. Kể từ khi ra đời cho đến nay, mạng xã hội đã trở thành công cụ hỗ trợ đắc
lực trong việc cung cấp thông tin chính thống, định hướng kịp thời những vấn đề
quan trọng; những vấn đề nhạy cảm, góp phần ngăn chặn, đẩy lùi, phản bác các
thông tin xấu, độc, tiêu cực, làm lành mạnh xã hội.
Ở nước ta, mạng xã hội thật sự là
công cụ thông minh, “bộ óc trí tuệ” rất cần cho cuộc sống. Nó không chỉ góp phần
tuyên truyền chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước
mà còn góp phần bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm
sai trái, thù địch; thiết thực phục vụ cuộc sống của đất nước có gần 100 triệu
dân. Vì vậy, các cấp, các ngành cần vào cuộc, có quan điểm, chủ trương, biện
pháp phù hợp để khai thác và phát huy mặt tích cực, lợi thế của mạng xã hội, nhất
là khả năng ứng dụng các tiện ích của nó trong công tác thông tin, tuyên truyền.
Đồng thời, hạn chế tối đa những tác động, ảnh hưởng tiêu cực từ mặt trái của
nó, tạo môi trường không gian mạng rộng mở, tích cực để phục tốt hơn nữa sự
nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa trong tình
hình mới. Vì lẽ đó, mỗi chúng ta cần giữ cho mắt sáng, tai tinh, đầu óc thông
minh khi tham gia mạng xã hội./.
Nhân
Văn
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét