Phiên toà phúc thẩm Phạm Đoan Trang, với tội danh “Tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam” theo Điều 88 Bộ luật Hình sự 1999 vừa khép lại. Sẽ chẳng có gì đáng bàn nếu không có chuyện một số trang mạng ở nước ngoài lại tiếp tục đăng phát tin bài bóp méo, xuyên tạc, đánh tráo khái niệm làm sai lệch bản chất vụ án nhằm chống phá Việt Nam. Đáng lưu ý trên BBC, ông Phil Robertson, Phó giám đốc khu vực châu Á của Tổ chức Theo dõi Nhân quyền phát biểu rằng: “Phạm Đoan Trang đã trở thành mục tiêu cho sự đàn áp của chính phủ Việt Nam khi lên tiếng chống lại bất công, vạch trần các vi phạm nhân quyền, và hỗ trợ các tù nhân chính trị và gia đình họ. Giới chức Việt Nam nên chấm dứt những hành vi lạm dụng này bằng cách hủy bỏ kết án và ra lệnh trả tự do cho bà.”
Cần phải khẳng định ngay rằng những phát biểu trên là hồ đồ, vô
căn cứ, xuyên tạc sự thật và phần nào đã chứng tỏ sự thiếu hiểu biết của ông
Phil Robertson về tự do ngôn luận, tự do báo chí ở Việt Nam.
Trên bình diện thế giới, chúng ta cần phải thấy trong các văn
kiện quan trọng nhất về quyền con người, trong đó có “Công ước quốc tế về các
quyền dân sự, chính trị” năm 1966, quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí là một
trong các quyền cơ bản của con người và được quy định rất rõ ràng, cụ thể. Tuy
nhiên, cũng theo các văn kiện ấy, quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí không
phải là tuyệt đối mà là một quyền bị hạn chế. Công ước quốc tế về các quyền dân
sự, chính trị năm 1966 ghi: Theo Khoản 3, Điều 19 “Việc thực hiện những quyền
quy định tại khoản 2 điều này (quy định về quyền tự do ngôn luận, tự do báo
chí) kèm theo những nghĩa vụ và trách nhiệm đặc biệt. Theo đó, cũng các quyền
cơ bản khác, việc hưởng thụ quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí có thể phải
chịu một số hạn chế nhất định để tôn trọng các quyền hoặc uy tín của người
khác; bảo vệ an ninh quốc gia hoặc trật tự công cộng, sức khỏe hoặc đạo đức của
xã hội (những hạn chế này phải được quy định trong pháp luật). Điều này cũng có
nghĩa khi thực hiện quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, công dân phải tuân
thủ các quy định của pháp luật nhằm bảo vệ chế độ xã hội, bảo vệ nhà nước và
không ảnh hưởng đến quyền và lợi ích của người khác.
Trên cơ sở các văn kiện về quyền con người, trong đó có quyền tự
do ngôn luận, tự do báo chí của quốc tế và điều kiện cụ thể của đất nước, quyền
tự do ngôn luận, tự do báo chí tại Việt Nam được quy định rất rõ ràng, vừa
tương thích với các văn kiện quốc tế, đặc biệt là Công ước quốc tế về các quyền
dân sự, chính trị và thực tế Việt Nam. Quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí ở
Việt Nam được quy định trong Hiến pháp năm 2013: “Công dân có quyền tự do ngôn
luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình. Việc thực
hiện các quyền này do pháp luật quy định” (Điều 25). Cùng với đó việc thực hiện
các quyền này còn được quy định trong nhiều đạo luật quan trọng như: Luật Báo
chí, Luật An ninh mạng…
Cũng như mọi quốc gia trên thế giới, ở Việt Nam việc thực hiện
các quyền con người, trong đó có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí không
phải là vô tổ chức, vô hạn độ mà phải trong khuôn khổ của pháp luật.
Đối tượng Phạm Đoan Trang không còn là xa lạ với nhiều người.
Theo cáo trạng của Viện KSND, từ ngày 16/11/2017 – 5/12/2018, bị cáo đã có hành
vi làm ra, tàng trữ, lưu hành các tài liệu, bài viết có nội dung nhằm chống phá
Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Phạm Đoan Trang đã nhiều lần trả
lời phỏng vấn trên truyền thông nước ngoài với nội dung xuyên tạc đường lối,
chính sách của Nhà nước, cũng như “phỉ báng chính quyền nhân dân”. Cụ thể, Phạm
Đoan Trang có hành vi tàng trữ các tài liệu như: “Báo cáo tóm tắt về thảm họa
môi trường biển Việt Nam”; “Đánh giá chung về tình hình nhân quyền tại Việt
Nam”; “Báo cáo đánh giá về luật tôn giáo và tín ngưỡng năm 2016 liên quan đến
việc thực hiện quyền tự do tôn giáo và tín ngưỡng ở Việt Nam”. Cơ quan tố tụng
xác định, các tài liệu trên có nội dung tuyên truyền “luận điệu chiến tranh tâm
lý, phao tin bịa đặt gây hoang mang trong nhân dân, tuyên truyền thông tin
xuyên tạc đường lối, chính sách của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam. Quá trình làm việc với cơ quan chức năng ngày 16-11-2017, bị cáo xác nhận
mình là tác giả của “Báo cáo – nghiên cứu đánh giá luật tín ngưỡng, tôn giáo”.
Phạm Đoan Trang cùng nhóm tác giả viết báo cáo này bằng tiếng Anh, sau đó dịch
ra tiếng Việt và đăng tải trên trang điện tử do mình lập nên… Ngoài ra, theo
Viện KSND tối cao, Phạm Thị Đoan Trang còn có những phát ngôn tuyên truyền các
nội dung thông tin xuyên tạc đường lối chính sách của Nhà nước khi trả lời
phỏng vấn một số đài nước ngoài… Hành vi vi phạm pháp luật Việt Nam của Phạm
Thị Đoan Trang là rất rõ, thế nhưng trước tòa bị cáo vẫn cố tình chối tội, kêu
oan.
“Đánh kẻ chạy đi, không ai đánh người chạy lại”, luật pháp Việt
Nam rất nghiêm khắc với những ai cố tình vi phạm mà không biết ăn năn, hối lỗi.
Nhưng pháp luật Việt Nam cũng bao dung, độ lượng, nhân văn với những ai biết
nhận ra lỗi lầm mà ăn năn sám hối. Đằng này với Phạm Thị Đoan Trang – một người
có nhận thức, hiểu rõ hành động mình làm nhưng trước các phiên tòa vẫn quanh co
chối tội và có thái độ chống đối thì không có căn cứ nào để giảm nhẹ hình phạt.
Trên cơ sở xét hỏi công khai tại phiên phúc thẩm, căn cứ lời khai, tài liệu,
kết quả giám định, Tòa phúc thẩm nhận định, đủ cơ sở để kết luận hành vi phạm
tội của bị cáo Phạm Thị Đoan Trang.
Việc Tòa phúc thẩm giữ nguyên bản án tuyên án phạt 9 năm tù đối
với bị cáo Phạm Thị Đoan Trang về tội “Tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa xã
hội chủ nghĩa Việt Nam” là đúng người, đúng tội, không oan, hình phạt phù hợp
với hành vi phạm tội. Vụ án được xét xử công khai, hoàn toàn không có gì “mập
mờ” hay “tuỳ tiện” như những gì mà ông ông Phil Robertson và một số cá nhân, tổ
chức thù địch rêu rao.
Những luận điệu mà ông Phil Robertson và một số cá nhân, tổ chức
thù địch với Việt Nam tung ra không nhằm âm mưu gì khác là bóp méo, xuyên tạc
bản chất vụ án, cổ súy, kích động cho hành vi vi phạm pháp luật của Phạm Đoan
Trang và các đối tượng chống đối khác. Đồng thời, ông Phil Robertson và cái gọi
là Tổ chức Theo dõi nhân quyền lấy vụ án này làm cái cớ để vu cáo Việt Nam vi
phạm dân chủ, nhân quyền, đàn áp những người “bất đồng chính kiến”, những người
“hoạt động nhân quyền”, gây sức ép, bôi nhọ uy tín, hình ảnh của Việt Nam trên
trường quốc tế, từ đó can thiệp vào công việc nội bộ của Việt Nam.
Nhưng tất cả những luận điệu, chiêu trò đó chỉ là vô vọng bởi
pháp luật Việt Nam rất công bằng, rõ ràng, minh bạch. Với quan điểm mọi công
dân đều bình đẳng trước pháp luật, “ai làm người đó chịu”, Việt Nam chỉ xét xử
và áp dụng hình phạt với người vi phạm chứ không có chuyện Phạm Thị Đoan Trang
“trở thành mục tiêu cho sự đàn áp của chính phủ Việt Nam khi lên tiếng chống
lại bất công, vạch trần các vi phạm nhân quyền và hỗ trợ các tù nhân chính trị
và gia đình họ…”. Luận điệu kêu gọi “hủy bỏ kết án và ra lệnh trả tự do” cho
Phạm Thị Đoan Trang của ông Phil Robertson là việc làm vô lối vi phạm công ước,
nguyên tắc quan hệ quốc tế và trái pháp luật Việt Nam. Với tư cách là Phó giám
đốc phụ trách Châu Á của Tổ chức Theo dõi nhân quyền chẳng lẽ ông Phil Robertson
hiểu rõ điều đó. Hiểu rõ là sai mà vẫn cố làm là hành động vô lối, không thể
chấp nhận./.
Quốc An
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét