Thâm
độc, mỉa mai, chơi chữ, đánh tráo khái niệm, Trân Văn viện dẫn rất đểu cáng rằng: “Chuyện “đội tiên phong của giai cấp công nhân” chọn con đường biến
công nhân thành hàng hóa để… “xuất khẩu”, xác định việc đi làm thuê ở những nơi
như Nam Hàn là cơ hội rộng mở cho cá nhân lẫn quốc gia dân tộc là… “vĩ diệu”!” để
cho rằng “Đảng cộng sản Việt Nam chọn con đường biến công nhân thành hàng
hóa để xuất khẩu.”. Trân Văn cần biết rằng, chủ trương của Đảng và
Nhà nước Việt Nam đưa người lao động và chuyên gia Việt Nam đi làm việc ở nước
ngoài là chủ trương đúng đắn. Hàn Quốc là quốc gia có nền kinh tế phát triển
thu nhập cao nhưng đang phải đối mặt với tình trạng thiếu hụt nghiêm trọng nguồn
lao động đặc biệt là lao động phổ thông, Trong khi đó Việt Nam là một quốc gia
có nền kinh tế đang phát triển và dồi dào nhân lực lao động phổ thông. Đặc biệt
là Hàn Quốc có nét văn hóa tương đồng với Việt Nam, có chế độ phúc lợi trong
quá trình làm việc thuộc loại tốt, cao hơn ở Việt Nam rất nhiều. Mặt khác, Việt
Nam đã có 30 năm hợp tác kinh tế và xã hội với Hàn Quốc và hiện tại Việt Nam là
đối tác thương mại lớn thứ 4 của Hàn Quốc, nên vấn đề mở cửa hội nhập quốc tế
nói chung và đối với Hàn Quốc nói riêng là cơ hội để tìm việc làm tốt hơn cho
những lao động trẻ, thu nhập thấp. Chương trình Xuất khẩu lao động Hàn Quốc EPS
được Bộ Lao động Hàn Quốc giao cho cơ quan phát triển nguồn nhân lực Hàn Quốc
(HRD) thực hiện. Việt Nam, Bộ LĐ-TB&XH giao cho Trung tâm lao động ngoài nước
(COLAB) thực hiện. Không có một tổ chức, cá nhân hoặc công ty nào khác được cấp
phép làm. Việt Nam XKLĐ sang Hàn Quốc và các quốc gia khác trên thế giới đã trở
thành một lĩnh vực kinh tế quan trọng, không chỉ đem lại thu nhập cao cho người
lao động, thu nhập ngoại tệ về cho đất nước mà còn là thay đổi được nhận thức,
tư duy, kỹ năng làm việc của người lao động. Nhiều người lao động từ Hàn Quốc hết
hạn hợp đồng trở về nước, với số vốn hiện có cộng với những kinh nghiệm tích lũy
được đã giàu lên, đóng góp lợi ích kinh tế cho gia đình và cộng đồng.
Vấn đề
cải cách chính sách tiền lương là một trong những vấn đề cấp bách của Việt Nam.
Vừa qua Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã xem xét một số chính sách tiền lương, giải
quyết vấn đề thu nhập cho cán bộ công chức, viên chức và người lao động. Việc tăng
lương tối thiểu cần căn cứ nhu cầu sống, điều kiện kinh tế xã hội và mặt bằng
tiền công trên thị trường. Chính phủ cũng đã ban hành Nghị định 38/2022/NĐ-CP
quy định mức lương tối thiểu đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động
và lần đầu tiên Việt Nam có tiền lương tối thiểu giờ được áp dụng từ ngày
1/7/2022. Mức lương tối thiểu đã tăng bình quân 6% so với mức lương tối thiểu
hiện hành. Trong nền kinh tế thị trường, mức lương tối thiểu được xem xét trong
mối quan hệ với việc làm, là mức lương thấp nhất trả cho người làm công ăn lương,
làm công việc đơn giản trong điều kiện lao động bình thường mà không người sử dụng
lao động nào có thể trả thấp hơn. Tất nhiên, mức lương tối thiểu không bao gồm
các khoản tiền thưởng hoặc phúc lợi xã hội, không phải trợ cấp xã hội, được
tính theo thời gian tham gia làm việc. Cần phân biệt với mức lương thỏa thuận
giữa người sử dụng lao động và người đại diện cho người lao động.
Trân
Văn lại nhai đi nhai lại luận điểm cũ rích từ những thập niên về trước để phủ
nhận sạch trơn mọi cố gắng của Đảng và Nhà nước về cải cách chính sách tiền lương,
Y mỉa mai, châm biếm cho rằng: “Lương tối thiểu không đủ để đảm
bảo mức sống tối thiểu” là vấn nạn kinh niên ở Cộng hòa XHCN Việt Nam”.
Thực tiễn cho thấy đa phần các doanh nghiệp đã trả lương cao hơn lương tối thiểu
vùng, mức mà lương tối thiểu vùng là căn cứ đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động;
là cơ sở thấp nhất để các bên đàm phán thương lượng mức lương thực tế. Nhưng
Trân Văn tưởng tượng rồi vẽ nên một bức tranh u tối về về thu nhập và đời sống
của công nhân lao động và trích dẫn, cắt xén để viết theo ý đồ đen tối của
mình, tự đưa ra nhận xét: “Ai cũng biết, cũng thấy công nhân đói, khổ thế nào và mức độ đói
khổ của giai cấp công nhân ngày càng trầm trọng hơn, nhưng công nhân vẫn không
đủ sống, tiếp tục được công nhận là bài toán không có lời giải, rồi…thôi”.
Ông Vũ Minh Tiến, Viện trưởng Viện Công nhân và Công đoàn, Tổng Liên đoàn Lao động
Việt Nam cho biết qua khảo sát, khoảng 30% công nhân lao động có thu nhập thấp,
luôn khó khăn, túng thiếu. Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam qua khảo sát tình
hình lao động, tiền lương, thu nhập và chi tiêu hàng ngày của công nhân, lao động
Việt Nam cho biết 12% người lao động phải thường xuyên đi vay tiền để chi tiêu;
35,5% thỉnh thoảng đi vay tiền để chi tiêu (3 đến 4 tháng/ 1 lần); 34,8% phải đi
vay tiền để chi tiêu 1 năm/1 lần. Đảng và Nhà nước đã liên tục điều chỉnh và có
cả lộ trình cải cách chính sách tiền lương để nâng cao đời sống cho công nhân
lao động và cán bộ công chức, viên chức, lực lượng vũ trang và. Nhà nước sẽ giảm
dần sự can thiệp hành chính, quản lý tiền lương thông qua quy định mức lương tối
thiểu vùng là mức sàn thấp nhất để bảo vệ người lao động yếu thế. Với những nỗ
lực của cả hệ thống chính trị, quá trình cải cách chính sách tiền lương đã đạt được
những kết quả tích cực, tất nhiên vẫn còn những bất cập hạn chế cần phải tiếp tục
điều chỉnh để dần phù hợp với yêu cầu hơn.
Việc
cải cách chính sách tiền lương liên quan đến nhiều cơ chế, chính sách, ảnh hưởng
đến nhiều tầng lớp nhân dân, các đối tượng trong xã hội, nên cần có sự đồng thuận
rất cao, quyết tâm chính trị rất lớn song vẫn cần có thời gian để phát huy hiệu
quả không thể một sớm, một chiều. Người dân cần phải đề cao cảnh giác, trước những
luận điểm sai trái, cố tình xuyên tạc, bóp méo sự thật của các thế lực thù địch
phản động nhằm chống phá lại mọi chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của
Nhà nước trong đó có vấn đề xuất khẩu lao động và cải cách chính sách tiền lương,
mà điển hình là Trân Văn cùng đồng bọn đang cố tình chọc ngoáy, rêu rao, công
kích, đả phá, tung tin loan tải trên những trang mạng phản động hoặc các đài
báo phương Tây thiếu thiện chí với Việt Nam.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét