Thứ Năm, 1 tháng 9, 2022

Luận điệu phản động về Tuyên ngôn độc lập (2/9/1945)



            Nhân dịp kỷ niệm 77 năm Cách mạng tháng Tám và Quốc khánh 2/9, bọn phản động lại thi nhau tuyên truyền chống phá, hòng xuyên tạc, bôi nhọ ngày lễ trọng đại của dân tộc Việt Nam, trong đó nổi lên một số cái loa bốc mùi của Việt Tân, Thời báo, RFA…Đáng lưu ý là trên kênh truyền thông của Nguyễn Văn Đài có bài viết phủ nhận vai trò của Đảng cộng sản Việt Nam trong Cách mạng tháng 8 năm 1945, xóa bỏ ý nghĩa lịch sử của bản Tuyên ngôn độc lập do Hồ Chí Minh soạn thảo và trịnh trọng tuyên bố với thế giới và quốc dân đồng bào về quyền độc lập, tự do của nhân dân Việt Nam. Láo xược nhất là chúng trương lên khẩu hiệu “Tuyên ngôn độc lập hay bản án chế độ CSVN”.

1.Bọn phản động cho rằng, Việt Nam đã có “Nam quốc sơn hà” là bản Tuyên ngôn độc lập đầu tiên và chính danh, nên không cần phải có thêm bất kỳ một bản Tuyên ngôn nào nữa. Đây vẫn là luận điệu xuyên tạc từ bấy lâu nay, qua đó càng chứng tỏ bọn tuyên truyền phản động cố ý đánh đổ vai trò của Hồ Chí Minh trong Cách mạng tháng 8 năm 1945, đồng thời xóa trắng ý nghĩa của Tuyên ngôn độc lập ngày 2/9/1945. Cả 2 điểm này có mối liên hệ mật thiết, biện chứng với nhau. Nếu không có vai trò lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam, trực tiếp và đứng đầu là Hồ Chí Minh thì chắc chắn không thể có thắng lợi của Cách mạng tháng 8 năm 1945. Đảng ta, đứng đầu là Hồ Chí Minh, với tầm nhìn chiến lược, đã chỉ ra con đường giành độc lập dân tộc là tiến hành cách mạng dân tộc, dân chủ theo định hướng cách mạng vô sản, do chính đảng vô sản lãnh đạo, do quần chúng nhân dân yêu nước, có tinh thần dân tộc, dân chủ, có lòng yêu nước, thương nòi là lực lượng cách mạng. Đảng ta đã tập hợp lực lượng, giác ngộ cách mạng, làm cho quần chúng đi theo cách mạng ngày càng đông, ngày càng có tinh thần tự giác cách mạng, tạo thành làn sóng cách mạng vô cùng mạnh mẽ, đủ sức vùng lên khi thời cơ ngàn năm có một tới, đủ sức cuốn phăng bè lũ cướp nước và bán nước, giành chính quyền về tay nhân dân. Đỉnh cao của Cách mạng tháng 8 năm 1945 là chính quyền cách mạng kịp thời tổ chức Lễ Tuyên ngôn độc lập, bảo đảm tính hợp pháp lịch sử, được lòng dân xác nhận. Nếu như chậm trễ Tuyên ngôn độc lập thì ắt là chính quyền cách mạng sẽ bị bọn phản động dưới danh nghĩa Đồng minh nẫng tay trên. Lễ Tuyên ngôn độc lập hừng hực khí thế lịch sử thực sự là vũ khí tinh thần, là đòn điểm huyệt đối với thù trong giặc ngoài, khiến chúng phải dè chừng và khiếp sợ trước sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc, trước tinh thần dời non lấp biển của khát vọng độc lập, tự do của toàn thể nhân dân Việt Nam. Việc Hồ Chí Minh viện dẫn một vài câu mở đầu Tuyên ngôn độc lập của Hoa Kỳ, của nước Pháp thực sự là một tính toán hết sức nhạy cảm chính trị của Hồ Chí Minh, vì rằng, những câu bất hủ trong Tuyên ngôn độc lập của hai cuộc cách mạng dân chủ Tư sản mẫu mực trên thế giới không đơn thuần là sao chép câu chữ, mà đó là sự lĩnh hội có chọn lọc giá trị văn hóa chính trị của nhân loại. Quyền tự do bình đẳng của con người, quyền độc lập và bình đẳng của dân tộc gắn liền với mưu cầu hạnh phúc, quyền sống hòa bình là những giá trị cốt lõi, phổ quát mà bất kỳ quốc gia nào, chủng tộc nào cũng đều luôn khát vọng. Chỉ có điều, nước Mỹ và nước Pháp, nước Anh đều giương cao khẩu hiệu “Tự do, bình đẳng, bác ái”, song lại thiết lập một nền thống trị áp bức, bóc lột trên phạm vi toàn thế giới. Nguyễn Ái Quốc gọi đó là những cuộc cách mạng xã hội chưa triệt để, là sự phản bội của giai cấp Tư sản. Như vậy, lịch sử đã diễn ra, lịch sử đã chứng minh tính tất yếu của bánh xe lịch sử là nhân loại buộc phải đánh đổ ách thống trị mà giai cấp Tư sản đã thiết lập từ thế kỷ XVIII, giờ đây kẻ nào xuyên tạc, phủ nhận thì chẳng khác nào tự bêu riếu hiểu biết lịch sử của mình trước bàn dân thiên hạ.

2.Về lịch sử các bản tuyên ngôn độc lập của dân tộc Việt Nam, nếu xét từ góc độ phản kháng dân tộc, thì trước hết có thể kể đến lời thề của Bà Trưng Trắc “Một xin rửa sạch nước thù”(hàm ý là trước tiên phải rửa mối hận thù cho nước mình), rồi sau đó mới báo thù cho chồng. Như vậy là Bà Trưng Trắc đã tỏ rõ tầm nhìn lịch sử ngay buổi đầu chống ách đô hộ và đồng hóa dân tộc của phong kiến phương Bắc. Tiếp đến là lời thề của Bà Triệu “Tôi muốn cưỡi cơn gió mạnh, chém cá kình ở biển Đông, giành lại giang sơn cho nước Việt, chứ đâu chịu làm tì thiếp người”. Bà Triệu cũng đã đặt lợi ích quốc gia dân tộc lên trên hết, trước hết, tỏ rõ ý chí tự tôn, tự cường dân tộc. Đến Lý Thường Kiệt, ra đời “Nam quốc sơn hà” đã thể hiện sâu sắc hơn tinh thần tự tôn, tự cường dân tộc, với việc viện dẫn “sách trời” đã minh định núi sông, bờ cõi giữa phương Nam và phương Bắc, giữa Đại Việt với Đại Tống. Trong một nghiên cứu mới đây của Giáo sư Trịnh Nhu còn đưa ra thông tin cứ liệu cho rằng, bài “Nam quốc sơn hà” còn ra đời sớm hơn, vào thời điểm Đại Việt chống quân xâm lược Tống lần thứ nhất (năm 981). Dù chưa được kiểm định và hiệu đính, song bài “Nam quốc sơn hà” vẫn luôn luôn được giới sử học nước nhà tôn vinh là bản Tuyên ngôn độc lập lần thứ nhất trong lịch sử phong kiến Việt Nam. Tới cuộc kháng chiến chống quân xâm lược nhà Minh, Nguyễn Trãi đã giúp Lê Lợi soạn thảo Bình Ngô đại cáo, khắc họa được tư thế tự tôn, tự chủ của Đại Việt ở thế kỷ XV. Bên cạnh “Nam quốc sơn hà” và “Bình Ngô đại cáo”, còn phải kể đến “Hịch tướng sĩ” của Trần Quốc Tuấn và “Hịch xuất binh” của Quang Trung, đều được coi là tuyên ngôn chí khí ngút trời của một dân tộc kiên trung bất khuất trước mọi kẻ thù xâm lăng. Tuyên ngôn độc lập của Hồ Chí Minh là sự kế tục và phát triển chí khí tự tôn, tự cường dân tộc, kết hợp với tinh hoa lịch sử, chính trị của nhân loại, mở ra thời đại mới cho lịch sử hiện đại Việt Nam. Mỗi bản Tuyên ngôn độc lập là một cột mốc lịch sử, ra đời trong bối cảnh lịch sử cụ thể, trong đó, hạt nhân tinh thần của nó là sự trường tồn, bất diệt và huy hoàng của lịch sử dân tộc Việt Nam qua mọi thời đại. Điều đó hoàn toàn phù hợp với qui luật lịch sử, trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam, cũng như lịch sử nhân loại, lịch sử là những khúc quanh, có lúc tưởng như lặp lại, nhưng không phải là sự lặp lại nguyên si, càng không phải là sự sao chép văn bản của thời đại trước vào thời đại sau, mà là sự kế tục mạch nguồn lịch sử dân tộc. Vậy thì, cớ sao lại có thể phủ nhận Tuyên ngôn độc lập của Hồ Chí Minh. Bởi bản Tuyên ngôn độc lập do Hồ Chí Minh soạn thảo, nhưng đó hoàn toàn không mang ý chủ quan cá nhân Hồ Chí Minh, đó là hơi thở của lịch sử và thời đại mà Hồ Chí Minh được trao truyền sứ mệnh.

Ngày 2/9/1945, tại quảng trường Ba Đình lịch sử, muôn triệu trái tim người Việt Nam yêu nước đã trào dâng niềm kiêu hãnh dân tộc. Hằng năm vào dịp Quốc khánh 2/9 được nghe lại Tuyên ngôn độc lập, lòng người dân yêu nước Việt Nam càng thêm tự hào, tự tôn dân tộc, vì rằng Hồ Chí Minh đã thay mặt đồng bào ta để tuyên bố với thế giới về quyền tự do, độc lập của dân tộc Việt Nam. Từ bấy đến nay, dân tộc Việt Nam luôn trung thành với lời thề độc lập. Đó mãi là tiền đề lịch sử cho dân tộc Việt Nam nuôi dưỡng khát vọng trường tồn, tự tôn, cường thịnh trong thời đại mới.

Bất kỳ thế lực nào hòng hạ bệ vai trò của Đảng cộng sản Việt Nam, hạ bệ Hồ Chí Minh, xóa bỏ ý nghĩa trọng đại của Tuyên ngôn độc lập ngày 2/9/1945 đều là đi ngược lại bánh xe lịch sử, ắt hẳn sẽ bị bánh xe lịch sử nghiền nát./.

 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét