Thứ Hai, 26 tháng 9, 2022

Trả lời câu hỏi: “Liệu quan hệ Việt – Mỹ đang “Tình trong như đã/Mặt ngoài còn e” (BBC)?

 



Trên nhiều trang mạng gần đây đã phát tán thông tin và bình luận về chuyến thăm Hoa Kỳ, nhân chuyến công tác tại Liên hợp quốc của Thủ tướng Phạm Minh Chính (ngày 5/9/2022…) Chúng tôi xin được “cập nhật” thông tin với bạn đọc và có vài bình luận…

Trước hết, BH xin được khẳng định: Quan hệ Việt Nam-Hoa Kỳ đã sang một trang mới. Điều này đã công khai trên nhiều văn kiện của Đảng cộng sản và Nhà nước Việt Nam. Cho đến nay Hoa Kỳ đã nằm trong nhóm “Đối tác toàn diện” của Việt Nam. Theo cách phân loại của Việt Nam- Hoa Kỳ còn một nấc thang nữa trong quan hệ với Việt Nam – Đó là “ Đối tác Chiến lược”…

Trở lại với tác giả nào đó trên BBC-Thông tin cho biết Tổng thống Biden dự kiến sẽ có chuyến thăm Việt Nam vào cuối năm nay-2022. Theo đặc sứ John Kerry cho biết đây sẽ là chuyến thăm Viêt Nam cuối cùng trên cương vị Tổng thống trước khi kết thúc nhiệm kỳ.

Cũng theo tác giả trên- Tổng thống Joe Biden rất muốn thăm Việt Nam, nhưng còn bận một số vấn đề quốc tế nên chưa thu xếp được. Trong cuộc phỏng vấn (hẹp) với báo chí Việt Nam, đặc sứ John Kerry ( cựu Ngoại trưởng Mỹ) cho biết: Tổng thống Biden hiện đang khá bận với các vấn đề nóng như xung đột ở Ukraine và căng thẳng với Trung Quốc nên chưa thể sắp xếp sang Việt Nam.  

Dưới tiêu đề “Tăng cường song phương lẫn đa phương”, tác giả trên BBC nêu câu hỏi: “Điều gì đã xảy ra trong quan hệ song phương Việt – Mỹ mấy tháng gần đây?” Theo tác giả này thì không có lý do chính trị nào quan trọng để Hoa Kỳ phải lùi chuyến thăm của Tổng thống Biden.

Trợ lý Ngoại trưởng Hoa Kỳ đặc trách các vấn đề Đông Á và Thái Bình Dương, ông Daniel Kritenbrink trong buổi tiếp thứ trưởng Thường trực Bộ Ngoại giao Việt Nam, ông Nguyễn Minh Vũ (Chiều 30/8) đã khẳng định “Tầm quan trọng của việc tiếp tục trao đổi cấp cao giữa Hoa Kỳ và Việt Nam và chờ đón kỷ niệm 10 năm quan hệ “đối tác toàn diện”  Việt Nam- Hoa Kỳ  vào năm 2023”. 

Theo Phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, hai quan chức “đã trao đổi về các vấn đề liên quan đến mối quan tâm chung của hai nước nhằm thúc đẩy hòa bình, ổn định và thịnh vượng trong khu vực… Hai bên nhất trí sẽ tái tham gia cuộc Đối thoại về Châu Á – Thái Bình Dương tại Việt Nam vào năm tới”.

Trang Twitter của trợ lý Ngoại trưởng Kritenbrink viết: “Vit Nam là mt đi tác mnh m ca Hoa K và chúng tôi k vng m rng quan h này hơn na”.

Về phía Việt Nam, thứ trưởng bộ Ngoại giao Minh Vũ cho rằng tầm quan trọng của việc làm sâu sắc hơn nữa mối quan hệ Việt – Mỹ và tầm nhìn chung của hai nước trong việc thúc đẩy một Khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương (IP) ổn định và thịnh vượng… là rất quan trọng”. 

 Trong một diễn biến khác, liên quan đến quan hệ hợp tác Hoa Kỳ – Việt Nam, ông Ratner- một quan chức Ngoại giao cấp cao của Hoa Kỳ đã có kế hoạch đến Hà Nội để đồng chủ trì cuộc đối thoại về chính sách quốc phòng Việt Nam-Hoa Kỳ-nhằm cụ thể hóa nội dung mở rộng và gia tăng quan hệ toàn diện Hoa Kỳ – Việt Nam.

Như vậy là cùng với việc ông Ratner, bà Jenkins và trước đó là ông John Kerry, Hoa Kỳ đã có 3 đoàn ngoại giao cao cấp đến thăm và làm việc với  Việt Nam từ cuối năm 2021- đầu năm 2022.

Dưới tiêu đề: “Rõ ràng, sòng phẳng… sợ gì!”( Trích một câu nghe lỏm Thủ tướng Phạm Minh Chính nói trong chuyến thăm Hoa Kỳ) tác giả trên BBC viết:

Đặc sứ Tổng thống John Kerry, (ngày 4/9) đã nói: Hai bên nhất trí phát triển quan hệ “Đối tác toàn diện” Việt Nam – Hoa Kỳ…nhằm đưa quan hệ 2 nước “đi vào thực chất, chiều sâu và ổn định…” .

Thủ tướng Phạm Minh Chính, trong chuyến thăm Hoa Kỳ cũng đã xác định quan hệ Việt Nam- Hoa Kỳ: “Cần được tăng cường hợp tác cùng với với hợp tác với các nước nhằm đóng góp tích cực hơn cho hòa bình, ổn định, hợp tác, phát triển tại khu vực”. Về phía Hoa Kỳ, đặc phái viên Kerry cũng tái khẳng định: “Hoa Kỳ nhất quán coi trọng quan hệ “Đối tác toàn diện” với Việt Nam, ủng hộ Việt Nam đóng vai trò chủ động, thực chất tại khu vực và ứng phó với các vấn đề quốc tế, trong đó có biến đổi khí hậu.”

Theo tác giả BBC (nói trên): Giới quan sát đều chỉ ra một  “Bí mật– công khai” (trong quan hệ Việt Nam-Hoa Kỳ) đó là kiến nghị với Chính phủ Việt Nam nâng cấp quan hệ hai nước từ “Đối tác toàn diện” (hiện nay) lên “mức mới” – đó là “Đối tác chiến lược”, hoặc cao hơn nữa là “Đối tác chiến lược toàn diện”, nhưng Hà Nội vẫn chưa trả lời”.

Còn nhớ mùa hè năm ngoái- 2021), cựu Thứ trưởng Ngoại giao và từng là Đại sứ Việt Nam tại Hoa Kỳ Phạm Quang Vinh đã nói về quan hệ 2 nước: “Quan hệ Việt – Mỹ chắc chắn đã ở tầm đối tác chiến lược”, đây “Chỉ còn là việc định danh, đặt tên sao cho đúng, cho tương xứng với tầm quan hệ”. Bắc Hà đánh giá cao sự “ tiết lộ-một bí mật “ công khai” của nhà ngoại giao kỳ cựu Việt Nam. “ Bí mật-Công khai này” đặt vào cương vị của ông Phạm Quang Vinh là “ vừa đủ”!

 Vẫn theo theo ông Pạm Quang Vinh: “Việt Nam không chọn bên là đúng, nhưng chưa đủ”. “Chúng ta không chỉ không chọn bên mà còn phải chơi được với tất cả các nước lớn và các đối tác khác. Quan hệ giữa Việt Nam với Mỹ cần phải đặt trong bối cảnh đó”.  Bắc Hà lại xin được đánh giá cao ông Phạm Quang Vinh: Đã giám “ bổ sung” cho lãnh đạo Việt Nam.

Trở lại với tác giả BBC: Nếu quan hệ Việt – Mỹ “bị” đặt trong bối cảnh ấy- Nghĩa là nó phải chịu sự chi phối của hai mối quan hệ ưu tiên cao hơn (?) là bang giao Việt – Trung và quan hệ Việt – Nga! thì quan hệ Việt – Mỹ có nguy cơ trở thành “con tin của ý thức hệ”- “ Cho dù chủ nghĩa cộng sản ngày nay không còn là chất keo kết dính ba đối tác này với nhau”. (SIC). Theo Bắc Hà thì tư duy của tác giả nào đó trên BBC là quá cổ hủ. Việt Nam đã thay đổi tư duy chính trị từ sau chiến tranh lạnh.

Ngày nay Việt Nam xác định quan hệ đối ngoại không dựa trên ý thức hệ (Có cùng hay khác nhau về ý thức hệ) mà lấy lợi ích của Quốc gia, Dân tộc, cụ thể hơn là dựa trên khái niệm “ Đối tác” và  “Đối tượng” làm tiêu chí.  Trong “Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới” (Hội nghị Trung ương 8 -tháng 7-2003) Đảng cộng sản Việt Nam đã xác định:

 “Những ai tôn trọng độc lập chủ quyền, thiết lập và mở rộng quan hệ hữu nghị và hợp tác bình đẳng cùng có lợi với Việt Nam đều là đối tác; bất kể lực lượng nào có âm mưu và hành động chống phá mục tiêu cách mạng Việt Nam trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc đều là đối tượng” đấu tranh của Việt Nam.

Như vậy không có chuyện “Việt Nam nhân nhượng quá mức đối với Bắc Kinh” trong quan hệ tay ba (Trung Quốc –Việt Nam-Hoa Kỳ ). Thiết nghĩ điều này Trung Quốc cũng hiểu rõ . Mặt khác cũng đừng suy luận- Lập trường của Trung quốc ở đây là “thọc gậy bánh xe”. Trung quốc thừa hiểu rằng- Việt Nam có lập trường của mình- Đó là lợi ích Quốc gia, Dân tộc…chứ không phải mấy câu chữ trên internet, mạng xã hội.

Còn câu nói của Thủ tướng Phạm Minh Chính (“rõ ràng, sòng phẳng…sợ gì!” ) chỉ là câu nói “buột miệng” không đáng để mọi người quan tâm. Một tài khoản cho rằng tác giả nào đó đã suy luận quá mức- Mỗi người đều có thái độ và ngôn từ của mình …Không có chuyện việc gì cũng quy về “ rõ ràng, sòng phẳng…sợ gì”.

Bây giờ BH xin được có mấy thông tin và bình luận về quan hệ Việt Nam- Hoa Kỳ và Trung Quốc:

1-Quan hệ Việt Nam-Hoa Kỳ là một trong những quan hệ đối ngoại phức tạp bậc nhất đối với cả 2 nước. Còn nhớ: Hoa Kỳ không chỉ viện trợ quân sự mà còn đưa quân viễn chinh xâm lược Việt Nam, chống phá sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước của Việt Nam; Hoa Kỳ từng thực hiện chính sách cấm vận nghiệt ngã sau chiến tranh hòng làm cho Việt Nam không thể phát triển được.

Thế rồi, Hoa Kỳ đã bình thường hóa quan hệ với Việt Nam…từng bước phát triển quan hệ hợp tác với Việt Nam: Từ viện trợ nhân đạo, hợp tác kinh tế đến hợp tác về an ninh quốc phòng…

2-Với Trung Quốc, quan hệ hai nước cũng đã trải qua nhiều bước thăng trầm:Trung Quốc từng giúp đỡ Việt Nam về nhiều mặt, trong đó có cả về quân sự để Việt Nam “Chống Mỹ, cứu nước”. Thế những Trung Quốc đã từng đưa quân xâm lược Việt Nam. Sự kiện ngày 17-2- Trung Quốc điều hơn 60 vạn quân xâm lược toàn tuyến biên giới phía Bắc… Điều này đã trở thành quá khứ nhưng người Việt Nam không bao giờ quên.

Đến đây Bắc Hà xin có vài bình luận:

1-Quan hệ đối ngoại của Việt Nam là một trong những vấn đề chính trị phức tạp bậc nhất không chỉ ở khu vực mà cả trên thế giới. Đảng cộng sản Việt Nam đã xử lý mối quan hệ phức tạp này trong các thời kỳ lịch sử một cách linh hoạt, sáng tạo…Trong bất cứ quan hệ quốc tế nào, Đảng cộng sản Việt Nam luôn lấy lợi ích quốc gia dân tộc làm tiêu chí.

2-Quan hệ đối ngoại của Việt Nam xưa nay luôn công khai, rõ ràng được thể hiện trong các văn kiện của Đảng và Nhà nước.

3-Quan hệ với Hoa Kỳ và Trung quốc cũng được xác định công khai, minh bạch…(như trên đã cung cấp thông tin)…

Kẻ nào cho rằng quan hệ Việt Nam-Hoa Kỳ: “Tình trong như đã/Mặt ngoài còn e” (sợ Trung quốc”) chỉ là kẻ thiểu năng về trí tuệ và xúc phạm người Việt Nam. Điều này không thể dung thứ được./. 

Bắc Hà

 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét