Bài viết “Bảo vệ Tổ Quốc hay bảo vệ Mác – Lênin?” của Phạm Trần đăng trên trang Danlambao ngày 8/9/2022 là những trích đoạn được cóp nhặt từ các bài viết đăng trên Tạp chí Quốc phòng toàn dân, Tạp chí Tuyên giáo, báo Nhân Dân online, Đài Tiếng nói Việt Nam (VOV), Chính phủ.vn; được trích trong Điều 4, Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 và Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội năm 1991…
Với
những luận điệu phản động như: “Đảng Cộng sản Việt Nam (CSVN) đã bị biến chất
khi đánh đồng “bảo vệ Tổ quốc” với “bảo vệ Chủ nghĩa Cộng sản Mác-Lênin””; ngay
từ năm 1930, “tư tưởng Cộng sản ông Hồ du nhập vào Việt Nam từ Nga và từ Trung
Cộng thời bấy giờ đã gặp sự chống đối mãnh liệt của các đảng phái quốc gia và
trí thức yêu nước”, “không có ai trong nhân dân đã bầy tỏ khát vọng của mình để
chọn Chủ nghĩa ngoại lai Cộng sản” mà chính ông Hồ Chí Minh đã “cõng rắn cắn gà
nhà” từ năm 1930” hay việc Phạm Trần cho rằng sự hiến định vị trí, vai trò độc
quyền lãnh đạo cách mạng Việt Nam của Đảng là do Đảng “tự khoác cho mình cái áo
lãnh đạo” và việc “tự chế ra tuyên ngôn” trong Cương lĩnh xây dựng đất nước
trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội năm 1991 là “hành động bất hợp hiến”…
đã cho thấy Phạm Trần không chỉ xuyên tạc, phủ nhận giá trị của chủ nghĩa Mác –
Lênin nói riêng, nền tảng tư tưởng của Đảng Cộng sản Việt Nam nói chung, mà còn
hướng đến mục đích kích động, chia rẽ Đảng với Nhân dân, tiến tới đòi xóa bỏ
vai trò lãnh đạo hệ thống chính trị của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Vì
thế, việc nhận diện âm mưu, thủ đoạn và bác bỏ những luận điệu phản động của Phạm
Trần trong bài viết này là cần thiết; là trọng trách của mỗi cán bộ, đảng viên
và mỗi người dân Việt Nam yêu nước chân chính!
Một là, lý tưởng,
mục đích của Đảng Cộng sản Việt Nam “là xây dựng nước Việt Nam độc lập, dân chủ,
giàu mạnh, xã hội công bằng, văn minh, không còn người bóc lột người, thực hiện
thành công chủ nghĩa xã hội và cuối cùng là chủ nghĩa cộng sản”, nên mỗi cán bộ,
đảng viên của Đảng nói chung, các đồng chí lãnh đạo cấp cao của Đảng nói riêng đều
phải tuân thủ và kiên định lý tưởng, mục đích của Đảng; đều phải đặt lợi ích của
Đảng, của Tổ quốc và nhân dân lên trên lợi ích của cá nhân mình.
Đồng
thời, Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam cũng khẳng định “Đảng lấy chủ nghĩa Mác –
Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động”;
cũng quy định mỗi đảng viên không chỉ “là chiến sĩ cách mạng trong đội tiên
phong của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và dân tộc Việt Nam, suốt đời
phấn đấu cho mục đích, lý tưởng của Đảng”, mà còn phải “tuyệt đối trung thành với
mục đích lý tưởng cách mạng của Đảng, chấp hành nghiêm chỉnh Cương lĩnh chính
trị, Điều lệ Đảng, nghị quyết, chỉ thị của Đảng, pháp luật của Nhà nước”…
Cho
nên, thực thi nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa cũng
như bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng là trọng trách vinh quang của mỗi cán bộ,
đảng viên. Mọi suy nghĩ, hành động phủ nhận giá trị của chủ nghĩa Mác – Lênin,
tư tưởng Hồ Chí Minh hay tách rời, đối lập chủ nghĩa Mác – Lênin với tư tưởng Hồ
Chí Minh; mọi suy nghĩ, hành động sai với chủ trương, đường lối của Đảng, chính
sách, pháp luật của Nhà nước; mọi suy nghĩ và hành động phủ nhận độc lập dân tộc
và chủ nghĩa xã hội, phủ nhận sự kiên định con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở
Việt Nam đều là suy thoái, đều là rơi vào bẫy đường phèn của các thế lực thù địch.
Và
vì thế, sự xuyên tạc của Phạm Trần thật là nực cười khi ông ta quy chụp rằng
“hàng ngũ Lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam đã bị biến chất khi đánh đồng bảo vệ
Tổ quốc với bảo vệ Chủ nghĩa Cộng sản Mác-Lênin”. Kỳ thực, một người luôn núp
bóng dân chủ giả hiệu như ông mới là người bị biến chất. Vì bị “áo cơm” của các
thế lực thù địch che mắt, nên ông đã luôn tung tin xấu, độc, xuyên tạc sự thật
về Đảng và những vấn đề liên quan đến nền tảng tư tưởng của Đảng.
Hai là, chắc
chắn rằng, chủ nghĩa xã hội là mục tiêu, lý tưởng của Đảng Cộng sản, của nhân
dân Việt Nam và đi lên chủ nghĩa xã hội là yêu cầu khách quan, là con đường tất
yếu của cách mạng Việt Nam. Một hành trình dài đầy gian khó, với biết bao thử
thách trong những năm Đảng lãnh đạo nhân dân đấu tranh giành chính quyền, trong
các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm, trong quá trình xây dựng chế độ xã hội mới
để bảo vệ thành quả của cách mạng và phát triển đất nước theo con đường xã hội
chủ nghĩa… đã không chỉ khẳng định vị trí, vai trò độc quyền lãnh đạo cách mạng
Việt Nam của Đảng, mà còn đồng thời khẳng định sự lựa chọn con đường cách mạng
Việt Nam (độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội) là hoàn toàn đúng đắn.
Vì
thế, “đi lên chủ nghĩa xã hội là khát vọng của nhân dân ta, là sự lựa chọn đúng
đắn của Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh, phù hợp với xu thế phát
triển của lịch sử” được khẳng định trong Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời
kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011) không phải là
“tuyên ngôn tự chế” của Đảng, mà là sự thật không thể phủ nhận!. Chỉ những người
luôn nhân danh dân chủ, đấu tranh cho dân chủ; nhân danh yêu nước, đấu tranh
cho nhân quyền theo cái bánh vẽ dân chủ tư sản mới cho rằng sự lựa chọn của Đảng,
Chủ tịch Hồ Chí Minh và nhân dân Việt Nam từu năm 1930 là sai lầm. Và cũng chỉ
có Phạm Trần cùng những người như ông mới xuyên tạc, bôi nhọ Chủ tịch Hồ Chí
Minh khi cho rằng chủ nghĩa Mác – Lênin được truyền vào Việt Nam từ cuối thập
niên 1920 đầu thập niên 1930 đã “gặp sự chống đối mãnh liệt của các đảng phái
quốc gia và trí thức yêu nước”. Nhận định của ông không có cơ sở lý luận và thực
tiễn mà chỉ là sự suy diễn cá nhân, được ẩn giấu sau chiêu bài “lập lờ đánh lận
con đen”.
Ở
Việt Nam, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng luôn gắn liền với công tác xây dựng
và chỉnh đốn Đảng, xây dựng và bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa. Thực tế, trong
xã hội cũng vẫn có những phần tử phản động, cơ hội hay những người suy thoái về
tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống đã “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”, rời
xa lý tưởng cộng sản; đã “tuyên truyền, xuyên tạc về chủ nghĩa Mác-Lênin và tư
tưởng Hồ Chí Minh, tách rời chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh”… Những
suy nghĩ và hành động của các đối tượng này đe dọa sự tồn vong của Đảng và chế độ,
cho nên việc tăng cường bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng; nhận diện và đấu
tranh phản bác, làm thất bại những âm mưu, thủ đoạn chống phá, xuyên tạc của
các thế lực thù địch, phản động… là nhiệm vụ vừa cấp bách, quan trọng vừa thường
xuyên và lâu dài.
Thực
tế, bảo vệ Đảng và chế độ; bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng là trách nhiệm của
mỗi cấp ủy, mỗi tổ chức Đảng, mỗi cán bộ, đảng viên và mỗi người dân trong cả hệ
thống chính trị, chứ đó không phải chỉ là trách nhiệm của Quân đội và Công an
như Phạm Trần nhận định. Việc các lực lượng Quân đội và Công an “tuyệt đối
trung thành” và đặt dưới quyền lãnh đạo “trực tiếp, tuyệt đối về mọi mặt của Đảng”
là hoàn toàn đúng đắn. Chẳng qua sự lãnh đạo trực tiếp, tuyệt đối của Đảng về mọi
mặt đối với Quân đội và Công an đã làm thất bại âm mưu phi chính trị hóa Công
an và Quân đội của các thế lực thù địch, nên khiến ông bức bối, xoay sang kích động
để chống phá Đảng mà thôi. Kỳ thực, bảo vệ chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ
Chí Minh và bảo vệ Đảng cầm quyền, bảo vệ chế độ không bao giờ là “phản quốc”,
mà chỉ những người nhân danh đấu tranh cho dân chủ để kích động, chia rẽ lòng
Dân với Đảng; xuyên tạc, chống phá Đảng và chế độ mới mắc tội phản quốc!
Cuối cùng, muốn
nhắc lại để Phạm Trần hiểu rằng: Chừng nào kẻ thù còn tiến hành chiến lược “diễn
biến hòa bình” để chống phá Đảng và chế độ xã hội chủ nghĩa, thì chừng đó vẫn
còn cuộc đấu tranh “không ngừng không nghỉ” của cả hệ thống chính trị để phòng
và chống sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện
“tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ gắn liền với cuộc đấu tranh để bảo
vệ nền tảng tư tưởng của Đảng; nhận diện và đấu tranh phản bác, làm thất bại những
âm mưu, thủ đoạn chống phá, xuyên tạc của các thế lực thù địch, phản động, cơ hội.
Nên sự chống phá của ông cũng chỉ như “hạt muối” trong đại dương bao la của những
người dân Việt Nam yêu Tổ quốc và tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng./.
Q&C
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét