Trong những năm
gần đây, sự sùng bái nước Mỹ của nhiều nhà dân chửi đã lên cao đến mức bệnh hoạn.
Họ hết lời ca ngợi Mỹ và các đồng minh, và mong muốn Việt Nam học theo những nước
này, mà không nhận ra rằng sự so sánh của họ rất khập khiễng. Nếu xem cái cách
họ ca ngợi mô hình phát triển của Mỹ và các đồng minh của Mỹ, thì có thể thấy,
lý tưởng dân chủ, nhân quyền của mà họ vẫn rao giảng, ca ngợi chỉ là “cáo bọc lốt
cừu” mà thôi; thực chất, cái mà chúng quan tâm chỉ là nhìn thấy chỗ nào có tiền
là ca ngợi, còn nó có phát triển bền vững hay không, có an dân hay không chúng
không cần quan tâm. Bài viết mới đây trên fanpage Việt Tân, trong đó chúng so
sánh tốc độ phát triển của Việt Nam với Dubai?!.
Việt Tân mong
muốn “một tương lai phát triển nhanh chóng như vậy (như Dubai) sẽ diễn ra ở Việt
Nam” mà không biết rằng, trong những năm qua, Việt Nam đã có những bước phát
triển vượt trội cả về kinh tế, chính trị, văn hóa và xã hội.
Có thể thấy, với
việc so sánh phát triển của Việt Nam với Dubai, bút nô Việt Tân vừa không có hiểu
biết về đất nước, vừa chẳng hiểu gì về Dubai.
Trước hết, về sự
phát triển của Việt Nam, theo đánh giá của Ngân hàng Thế giới: “Việt Nam là
một câu chuyện phát triển thành công. Những cải cách kinh tế từ năm 1986 kết hợp
với những xu hướng toàn cầu thuận lợi đã nhanh chóng giúp Việt Nam phát triển từ
một trong những quốc gia nghèo nhất trên thế giới trở thành quốc gia thu nhập
trung bình thấp chỉ trong vòng một thế hệ. Từ năm 2002 đến 2020, GDP đầu người
tăng 3,6 lần, đạt gần 3.700 USD. Tỉ lệ nghèo (theo chuẩn 1,9 USD/ngày) giảm mạnh
từ hơn 32% năm 2011 xuống còn dưới 2%.
Nhờ có nền tảng
vững chắc, nền kinh tế Việt Nam đã thể hiện sức chống chịu đáng kể trong những
giai đoạn khủng hoảng, mới đây là đại dịch COVID-19. Tăng trưởng GDP giảm
xuống 2,58% vào năm 2021 do sự xuất hiện của biến thể Delta nhưng dự kiến sẽ
phục hồi lên 5,5% vào năm 2022.”[1]
Bên cạnh đó,
trong những năm qua, Việt Nam luôn có mức tăng trưởng cao so với các nước trên
thế giới. Đồng thời, nhiều tổ chức kinh tế lớn trên thế giới tiếp tục đánh giá
cao mức độ tăng trưởng của Việt Nam. Mới đây, dự báo của Ngân hàng Phát triển
châu Á (ADB) cho rằng, kinh tế Việt Nam sẽ tiếp tục có những bước tăng trưởng mạnh
mẽ vào năm 2022 và 2023[2].
Về mô hình phát
triển của Dubai, đây là một thành phố trực thuộc Các Tiểu Vương quốc Arab Thống
nhất (UAE), có nền kinh tế chủ yếu dựa trên xuất khẩu dầu mỏ. Nhờ tiền thu được
từ dầu mỏ, UAE đã mở rộng kinh doanh các dịch vụ du lịch, tài chính, và bất động
sản.
Còn mô hình
chính trị, Chính phủ Dubai hoạt động theo mô hình quân chủ, do gia tộc Al
Maktoum trị vì từ năm 1833. Tiểu vương Dubai hiện tại là Mohammed bin Rashid Al
Maktoum, người đồng thời giữ chức phó tổng thống và thủ tướng của UAE. Trong mắt
các tổ chức nhân quyền phương Tây, chế độ của Al Maktoum là một chế độ độc tài,
không có bầu cử tự do, và đàn áp bất đồng chính kiến.
Đặc biệt, Dubai
nổi tiếng thế giới về sự vi phạm quyền lao động và chế độ nô lệ hiện đại. Phần lớn
trong số 250.000 lao động nước ngoài ở Dubai sống trong điều kiện được Tổ chức
Theo dõi Nhân quyền Quốc tế (HRW) đánh giá là “thiếu nhân tính”. Đài Phát thanh
Nhân dân Quốc gia (NPR) tường thuật rằng người lao động ở Dubai “thường sống đến
tám người trong một căn phòng, gửi về quê nhà một phần tiền lương của họ cho
gia đình, những người thân mà họ không nhìn thấy trong nhiều năm liền”. Vấn nạn
này đã được mô tả trong bộ phim tài liệu “Nô lệ ở Dubai” (2009). Không biết,
khi Việt Tân kêu gọi Việt Nam bắt chước mô hình phát triển của Dubai, họ có nắm
được những vấn nạn vẫn đang hiện hữu ở đất nước này không?!
Với kiểu nhắm mắt
bắt hình đem so sánh một đất nước có thể chế chính trị, kinh tế hoàn toàn khác
với Việt Nam như thế, có thể thấy giới dân chửi vừa thiếu hiểu biết về nhân quyền
và phát triển, vừa không có một chút trách nhiệm nào với đời sống của người
dân. Họ chỉ làm thạo hai việc, là chửi chế độ và bốc thơm bè cánh của Mỹ, miễn được
nhận tiền tài trợ để sống qua ngày.
[1] [1] https://www.worldbank.org/vi/country/vietnam/overview
[2] Ông
Andrew Jeffries, Giám đốc quốc gia ADB tại Việt Nam khẳng định: “Nền kinh tế Việt
Nam đã phục hồi nhanh hơn dự kiến trong nửa đầu năm 2022, và tiếp tục tăng trưởng
trong bối cảnh môi trường toàn cầu có nhiều thách thức. Kinh tế phục hồi ổn định
nhờ các cân đối kinh tế mạnh, được hỗ trợ bởi sự phục hồi nhanh hơn dự kiến của
ngành sản xuất chế biến chế tạo và dịch vụ”.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét