Dưới góc độ truyền thông: MXH đang dần hiện hữu biến "ảo" thành "thật", nguồn gốc của những thông tin xấu, độc, thông tin trái chiều là do một phẩn ở đây mà ra: Người dân không tiếp nhận đầy đủ thông tin chính thống, được các cơ quan chức năng công bố hoặc thông báo; một phần do Người dùng khi tiếp nhận thông tin có tính hiếu kỳ. Dưới góc độ báo chí: Mô hình chỉ đạo, quản lý thông tin trên MXH hầu như dựa theo mô hình quản lý báo chí chính thống nên còn nhiều bất cập; các giải pháp quản lý chưa đồng bộ, chủ yếu thụ động, xử lý hậu quả khi sự việc, tin đồn đã xảy ra, chưa chủ động định hướng, cung cấp thông tin tích cực, chính thống lên MXH, nắm bắt và dẫn dắt dư luận....Để khắc phục tình trạng đó, chúng tôi đề xuất một số kiến nghị như sau:
1/ Cấp có thẩm quyền gồm Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Thông tin Truyền thông,
Bộ Ngoại giao và các cơ quan hữu quan khác chủ động hơn nữa trong định hướng
thông tin tuyên truyền định kỳ và đột xuất, nhất là những vấn đề nhạy cảm liên
quan đến “tôn giáo, dân tộc, dân chủ, nhân quyền, chủ quyền biên giới, hải đảo…”.
Trong định hướng thông tin cần nêu rõ đối tượng, thời điểm, quy mô, mức độ (liều
lượng) cần phải đấu tranh thông tin phản hồi, chỉnh hướng, bác bỏ thông tin sai
lệch trên MXH cũng như các phương tiện truyền thông khác, kịp thời phản bác lại
các luận điệu sai trái để định hướng dư luận xã hội, góp phần bảo vệ đường lối
đúng đắn của Đảng, Nhà nước.
2/ Đối với những
sự kiện, vụ việc lớn, cơ quan chức năng các cấp, nhất là An ninh Công an và
Quân đội theo dõi chuyên sâu kịp thời cung cấp tư liệu, tài liệu chuẩn xác cho
các cơ quan cơ quan truyền thông chính thống có cơ sở nhanh chóng viết tin, bài
đấu tranh thông tin phản hồi, chỉnh hướng, bác bỏ thông tin sai lệch, chống các
luận điệu sai trái trên MXH và các phương tiện truyền thông khác, bảo đảm đúng
định hướng tuyên truyền đối nội và đối ngoại, sát với tình hình thực tế.
3/ Thông tin
phản hồi, chỉnh hướng, bác bỏ thông tin sai lệch trên MXH và các phương tiện
truyền thông khác, nhất là lĩnh vực nhạy cảm, khó khăn, phức tạp, không được để
xảy ra sai sót. Do đó, các cơ quan chức năng như Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ
Thông tin Truyền thông phối hợp với Hội Nhà báo Việt Nam mở các lớp bồi dưỡng
nghiệp vụ có tính chuyên sâu cho đội ngũ làm tuyên huấn, báo chí chính thống để
vững về chuyên môn, nghiệp vụ làm công tác tuyên truyền, đấu tranh thông tin phản
bác, chỉnh hướng, bác bỏ những thông tin sai lệch trên MXH và các phương tiện
truyền thông khác theo hướng "Nhanh – Đúng – Trúng” đạt hiệu quả cao.
4/ Bên cạnh thường
xuyên đào tạo, bồi dưỡng nâng cao tay nghề cho đội ngũ làm tuyên huấn, nhất là
những người cầm bút “phản ứng nhanh” trên MXH và các phương tiện truyền thông
khác, cần có chính sách động viên, khuyến khích, khen thưởng kịp thời những người
có thành tích tiêu biểu, xuất sắc tham gia đấu tranh thông tin phản hồi, chỉnh
hướng, phản bác những thông tin sai lệch, góp phần bảo vệ đường lối đúng
của Đảng và Nhà nước.
Để giữ môi trường mạng an toàn, trong sạch và thúc đẩy ý thức tích cực của mỗi người dùng MXH, chúng ta cần phải nêu cao tinh thần trách nhiệm, ý thức trong khi tham gia MXH; thực hiện nghiêm túc quy định của Pháp luật của Chính phủ về an ninh, an toàn thông tin (Luật An ninh mạng; Luật An toàn thông tin; Các thông tư, nghị định hướng dẫn thi hành....)./.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét