Mạng xã hội cũng giống như xã hội mà chúng ta đang sống vậy, nó là một thế giới thu nhỏ, có đầy rẫy những đối tượng xấu, những kẻ chuyên tấn công, chuyên mang đến những rắc rối và phiền toái, gây thiệt hại về cả vật chất lẫn tinh thần của chúng ta.
Vậy nên hôm nay mình sẽ liệt kê
ra các nguy cơ thường gặp khi sử dụng mạng xã hội để các bạn biết mà
còn tránh. Hãy luôn nhớ những điều cơ bản này nhé các bạn, vì nó không trừ ai
ra đâu !
1. Hành vi lừa đảo trên mạng xã hội
Nguy cơ lừa đảo,
chiếm đoạt tài sản khi sử dụng mạng xã hội là một trong những nguy cơ thường gặp
nhất trên MXH.
Tuy nhiên, nếu bạn là người có nhiều kiến
thức, cũng như đã trang bị kỹ năng sử dụng mạng xã hội an toàn thì khả năng chịu
thiệt khi gặp nguy cơ này sẽ không có, hoặc sẽ giảm đi rất nhiều.
Hành vi này có
thể thực hiện một cách đơn giản trong một thời gian ngắn (hoặc phức tạp trong một
thời gian dài), tùy thuộc vào mục đích cần đạt được của kẻ xấu và nạn nhân đó
là ai. Dưới đây là một số hình thức lừa đảo phổ biến hiện nay..
1.1. Liên kết độc hại
Đối tượng lừa đảo
sẽ cố gắng lừa chúng ta click chuột vào một liên kết độc hại, rồi thực hiện các
hành vi “độc hại” => lấy thông tin cá nhân trên thiết bị của bạn, đánh mất
quyền truy cập vào tài khoản…
1.2. Mạo danh
Mạo danh là một hình thức chiếm đoạt và
giả mạo tài khoản mạng xã hội của chúng ta.
Mục đích là để thực hiện các hành vi xấu
xa nhằm gây tổn hại đến danh dự, uy tín và kinh tế , …
1.3. Hẹn hò trực tuyến
Hình thức này chủ yếu nhắm đến học sinh nữ, sinh viên nữ, phụ nữ góa chồng hoặc bất mãn với hôn nhân..
Đối tượng lừa đảo
sẽ tạo ra một hoặc nhiều tài khoản trên các nền tảng mạng xã hội với vỏ bọc là
tri thức, đẹp trai, có điều kiện về kinh tế, sẵn sàng lắng nghe và luôn luôn
chia sẻ..
Bọn chúng sẽ
dành ra khá nhiều thời gian để xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với nạn nhân, tạo dựng
niềm tin với nạn nhân.. Và một khi có được lòng tin thì bọn chúng sẽ thực hiện
hành vi lừa tình, lừa tiền nạn nhân và biến mất không một dấu vết.
Chú ý: nam giới vẫn
có thể trở thành nạn nhân, bất cứ ai, bất kỳ thành phần nào!
1.4. Dịch vụ khảo sát ý kiến
Là một hình thức
lừa đảo nhằm đánh cấp các thông tin cá nhân của chúng ta, của gia đình chúng ta
và nhiều thông tin quan trọng khác nữa. Không phải là tất cả nhưng chiêu trò
này cũng đã rộ lên trong một khoảng thòi gian dài.
Để thu hút được
nhiều người tham gia vào các dịch vụ này thì họ sẽ trả tiền cho các bài khảo
sát thường là 1.000 VND – 10.000 VND
Khi tích lũy đủ
mức tối thiểu 50.000 VND chẳng hạn thì bạn sẽ nhận được tiền thanh toán (có thể
là thẻ cào hoặc là tiền chuyển khoản).
Có thể bạn sẽ
nhận được các khoản thanh toán thật, nhưng những thông tin mà bạn cung cấp và
thời gian mà bạn bỏ ra giá trị hơn nhiều so với số tiền đó. Thậm chí, một số
còn xấu xa hơn, khóa tài khoản và không thanh toán cho bạn một đồng nào cả.
Nhưng như mình đã nói bên trên, không
phải tất cả các dịch vụ khảo sát ý kiến đều có động cơ không trong sáng, vẫn có
dịch vụ thật sự uy tín. Vậy nên trước khi tham gia vào hình thức nào thì bạn
hãy tìm hiểu kỹ về nó trước đã.
1.5. Phần thưởng may mắn
Hình thức này chủ
yếu nhắm đến học sinh hoặc những người mới sử dụng mạng xã hội hoặc những người
nhẹ dạ cả tin.
Bọn chúng thường
sẽ gửi các tin nhắn thông báo cho chúng ta đã trúng một giải thưởng lớn, chỉ cần
thanh toán một khoản phí nhỏ (phí chuyển khoản, phí chuyển đổi ngoại tệ, tiền
thuế, …) là có thể nhận được phần thưởng từ trên trời rơi xuống.
1.6. Việc làm trực tuyến
Hình thức này
nhắm đến những người có nhiều thời gian rảnh rỗi, những người đang thất nghiệp,
những người muốn kiếm thêm thu nhập, …
Chúng ta cần cẩn thận với những công việc được liệt kê bên dưới, vì hầu hết đều là lừa đảo, ví dụ như:
- Không yêu cần
kinh nghiệm, kĩ năng;
- Mức lương quá
hấp dẫn so với khối lượng công việc cần thực hiện;
- Thu hồi vốn
nhanh, lãi suất cao;
- Yêu cầu thanh
toán trước tiền đào tạo, tài liệu học tập…
Nói tóm lại, không có chuyện nhận lương
cao mà làm việc nhàn, không cần kinh nghiệm hạ đâu các bạn. Hãy tỉnh táo trước
các thông tin và hãy tìm hiểu thật kỹ, bạn có thể xem xem review, hoặc đọc những
phản hồi về hình thức mà bạn đang tìm hiểu trước khi tham gia nhé.
2. Rất nhiều tin giả mạo và tin tức độc hại
Các mạng xã hội
như YouTube, Facebook, Instagram, … do không kiểm soát kỹ nội dung của người
dùng (có thể họ đã cố gắng nhưng vẫn bị qua mặt) nên ngoài thông tin tích cực vẫn
còn quá nhiều tin tức giả mạo và tin độc hại,…
* Tin giả mạo là những thông tin không dựa trên
sự thật, người tạo ra tin giả sử dụng nhiều thủ thuật để người xem nhầm lẫn nó
là tin thật. Đó là cũng may từ khi Việt Nam ta ban hành luật
An ninh mạng năm 2019 nên tình trạng tin tức giả mới giảm thiểu đáng kể
đó. Dưới đây là một số thủ thuật thường được sử dụng:
- Nhấn mạnh vào
những chi tiết không đúng bản chất
- Sử dụng các
phần mềm biên tập (Adobe Photoshop, Adobe Premiere, …) nhằm xóa bỏ những chi tiết
thật, thay đổi cấu trúc từ đó làm móp méo thông tin.
- Hoặc trắng trợn
hơn là họ tự bịa đặt, tự dàn dựng và diễn.
* Tin độc hại là những thông tin ít nhiều dựa
trên sự thật, những tin kiểu này thường được sử dụng để gây hại cho cá nhân hoặc
tổ chức. Tin độc hai thường được xây dựng dựa trên:
- Nội dung dễ
gây hiểu lầm (tiêu đề, hình ảnh, Video, chú thích không liên quan đến nội dung)
- Bối cảnh
không phù hợp (cắt – ghép ảnh nhân vật có thật, thay đổi bối cảnh, địa điểm)
- Mạo danh (tác
giả, người tham gia, người phát ngôn)
3. Xâm phạm thông tin cá nhân, quyền riêng tư
Như các bạn đã
biết, các mạng xã hội hiện nay đều yêu cầu chúng ta tạo tài khoản và đăng nhập
trước khi sử dụng. Mà muốn tạo được tài khoản thì chúng ta cần phải cung cấp ít
nhiều các thông tin cá nhân (như họ và tên, ngày tháng năm sinh, số điện thoại,
địa chỉ, giới tính, thư điện tử, thậm chí là cả CMTND nữa…)
Một số thông
tin trên là bắt buộc cần phải cung cấp để sử dụng dịch vụ mạng xã hội.
Cung cấp càng nhiều
thông tin thì khả năng lộ lọt thông tin càng cao, càng dễ gặp phiền phức về
sau, ví dụ như tin nhắn rác, cuộc gọi rác, giả mạo và lừa đảo..
Thường gặp nhất
là bọn tội phạm giả mạo bạn sau đó lừa đảo lại chính gia đình, bạn bè và đồng
nghiệp của bạn.
=========================================
Ngoài 3 nguy cơ
bên trên ra thì khi sử dụng mạng xã hội chúng ta còn có thể gặp nguy cơ tài khoản
cá nhân trở thành nơi phát tán mã độc đào tiền ảo và mất tài khoản khi cấp quyền
truy cập cho các ứng dụng hoặc trang web không an toàn. Vậy nên, các bạn hãy
trang bị đầy đủ kiến thức để sử dụng mạng xã hội một cách an toàn cho mình và
chia sẻ lại cho người thân những kiến thức mình đang có, giúp mọi người đều có
môi trường mạng an toàn, sạch sẽ!
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét