Chủ Nhật, 11 tháng 9, 2022

Tay chân, mồm miệng đi nhanh hơn não!

 

Kênh “Khôi phục tâm thức Việt” thông qua cái loa nữ MC Anh Chi lại phát tin xuyên tạc lịch sử, phủ nhận giá trị độc lập, tự do, thống nhất đất nước trong video dài 17 phút 43 giây có tiêu đề “Nên dẹp bỏ ngày 2-9. Các ông công lao gì mà lãnh đạo đất nước?”.

Như MC Anh Chi cho biết, kẻ nặn ra thông tin xuyên tạc đó là Nhân Tuấn Trương! Nội dung xuyên tạc nhắm tới 3 vấn đề: 1) Phủ nhận giá trị bản Tuyên ngôn độc lập ngày 2/9; 2) Phủ nhận vai trò của Đảng lãnh đạo cách mạng Việt Nam; 3) Cho rằng những người lãnh đạo Đảng, Nhà nước Việt Nam hiện nay không xứng đáng.

Để làm “nổi bật” những nội dung xuyên tạc do Nhân Tuấn Trương “phát minh”, thì kênh Tâm thức Việt còn đảo ý, cắt ghép hình ảnh, phụ họa nhiều chi tiết rất khiên cưỡng. Điều đó cho thấy đỉnh cao của “công nghệ xuyên tạc”, phản ánh rõ thủ đoạn thâm độc của những kẻ chống cộng.

Trong video đó, họ dẫn dắt bạn đọc đi từ sự căm phẫn rồi đến hành động phá hoại đất nước. Chúng tuyên truyền theo kiểu: nước Việt Nam không cần chủ nghĩa, không cần đảng phái, không dân tộc, không quốc khánh. Lý sự của chúng cho rằng: nên dẹp bỏ ngày độc lập 2/9 là vì “nó không đúng với thực tế lịch sử, vừa dư thừa, vừa gây chia rẽ dân tộc”!

Tiếp đó, họ lại lý sự theo kiểu ngụy luận của bộ óc đậu phụ, hòng dụ dỗ người mù tịt kiến thức lịch sử, đó là: “một đất nước, một dân tộc chỉ cần một bản tuyên ngôn độc lập là đủ, ở Việt Nam trước đó đã có tuyên ngôn độc lập Nam quốc sơn hà của Lý Thường Kiệt tuyên bố sau khi thắng giặc Tống. Còn Tuyên ngôn độc lập của ông Hồ soạn thảo, kể về việc cướp chính quyền, giành độc lập đều là chuyện bịa đặt, lời lẽ ý tứ lại coppy Tuyên ngôn độc lập của Mỹ. Tổ tiên người Việt đã giành độc lập từ tay Tàu cả ngàn năm trước, đâu có chờ ô Hồ và Việt minh giành độc lập năm 1945. Ngày độc lập thì năm nào cả nước cũng ăn mừng, vậy chừng nào ăn mừng ngày tự do và hạnh phúc?”.

Thật nực cười cho sự xuyên tạc ấy! Lâu nay, trên mạng xã hội cũng có không ít nguồn tin từ kẻ miệng đi trước não, nhưng chưa thấy ai tồi tệ như trong video nêu trên. Xem video ấy, cư dân mạng không những không tin sự xuyên tạc mà còn nhổ toẹt vào mặt kẻ “sáng tạo tin” (Nhân Tuấn Trương) và kẻ “truyền bá tin” (MC Anh Chi). Có cư dân mạng Vân Lan đã thương xót mà nhắn tin: “đau khổ cho những kẻ mù tịt về lịch sử lại phán xét lịch sử”. Còn facebook Minh Lại thì không giấu nổi cảm nghĩ khi viết: “Thỉnh thoảng lại có vài thành phần bất mãn, phản động quấy thối. Ngày độc lập là một phần lịch sử vẻ vang của dân tộc Việt Nam và không chỉ có Việt Nam mà rất nhiều nước vẫn có ngày độc lập, như nước Mỹ. Sao không thấy dạy họ mà cứ chọc ngoáy dân tộc của mình lạ thật”. Thậm chí facebook Nguyện Dương Chí còn viết tin thách đố: “Chống cộng kiểu này thì đến mục xương ở Mỹ cũng không thấy ngày thành công!”.

Chúng tôi thấy ý kiến của cư dân mạng chính xác. Cách chống cộng như thế càng vô ích, uổng công; càng chống càng bộc lộ nhận thức kém cỏi, tâm địa thâm độc của kẻ hành nghề chống cộng. Riêng luận điệu xuyên tạc trong video nêu trên, chúng tôi xin đưa ra mấy luận cứ sau đây để bạn đọc cùng suy ngẫm và cói như dẫn chứng đập lại kẻ miệng đi trước não.

1) Tuyên ngôn độc lập là văn bản có tính chất pháp lý ở tầm quốc gia, thậm chí là tầm quốc tế, đó là lời tuyên bố về sự độc lập của quốc gia, dân tộc sau khi thoát khỏi ách thống trị, nô dịch của kẻ ngoại bang xâm lược. Do vậy, chỉ có nước nào, dân tộc nào đủ sức mạnh, trí khôn, lòng can đảm, sự kiên cường chống giặc ngoại xâm cho đến ngày thắng lợi, giành lại được độc lập cho dân tộc thì mới có tuyên ngôn độc lập. Mỗi thời kỳ đánh thắng giặc ngoại xâm, đều có quyền đưa ra tuyên ngôn độc lập của mình, chứ không phải “mỗi dân tộc chỉ có một tuyên ngôn độc lập” như cách lập luận của Tâm thức Việt trong video nêu trên.

2) Với Mỹ sau khi đấu tranh thoát khỏi ách thống trị của thực dân Anh, thành lập Hợp chủng quốc Hoa Kỳ, thì có Tuyên ngôn độc lập năm 1776. Biết đâu, sau này Mỹ bị ngoại bang xâm lược, rồi phải chiến đấu để giành lại độc lập, thì lại có bản tuyên ngôn độc lập khác!

Với dân tộc Việt Nam liên tục bị ngoại bang xâm lược, phải chống lại rất nhiều kẻ thù để giành lại độc lập: chống giặc phương Bắc như Trung Hoa, Mông Cổ; chống thực dân cũ như đế quốc Pháp; chống phát xít Nhật; chống thực dân mới như đế quốc Mỹ và tay sai… Mỗi lần giành lại độc lập, rất cần có tuyên ngôn độc lập, thể hiện tầm vóc lớn lao của cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm. Đó chính là cưn nguyên để dân tộc Việt Nam đến nay có 3 bản Tuyên ngôn độc lập: 1) Bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên “Nam Quốc Sơn Hà” của Lý Thường Kiệt ở thế kỷ XI sau khi chiến thắng giặc nhà Tống; 2) Bản tuyên ngôn độc lập thứ hai – “Bình Ngô đại cáo” được Nguyễn Trãi soạn ở thế kỷ XV, sau khi chiến thắng giặc nhà Minh; 3) Bản Tuyên ngôn độc lập thứ ba do Chủ tịch Hồ Chí Minh soạn, đọc năm 1945, sau khi giành độc lập từ thực dân Pháp, phát xít Nhật.

3) Không nên ngu xuẩn mà đặt vấn đề “Việt Nam chỉ cần một tuyên ngôn độc lập” và thắc mắc “Tại sao ăn mừng ngày độc lập mà không ăn mừng ngày tự do, hạnh phúc”!

Mở mắt to mà nhìn ra thế giới, nhiều nước đều tôn vinh ngày quốc khánh, tạm coi như ngày sinh của một người vậy. Ai và nước nào cũng đều phải có ngày sinh/ ngày thành lập để kỷ niệm hằng năm.

Còn tiêu đề tên nước do Hồ Chí Minh đặt là “Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hóa” và dòng dưới đó kèm theo 3 cặp từ: “Độc Lập – Tự Do – Hạnh Phúc” là thể hiện một mục tiêu xuyên suốt của dân tộc Việt Nam, các thế hệ nhân dân Việt Nam luôn phải phấn đấu bảo vệ, thực hiện cho kỳ được. Ngày 12/10/1945, Hồ Chí Minh ký sắc lệnh về việc lấy quốc hiệu Việt Nam Dân chủ Cộng hoà trên các công văn, điện văn, đơn từ… thì sau đó không lâu người ta thấy dưới quốc hiệu ấy xuất hiện ba cặp tiêu ngữ: Độc lập – Tự do – Hạnh phúc[i]. Ngày 9/11/1946, tại phiên bế mạc kỳ họp thứ 2 Quốc hội khoá I nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, Hồ Chí Minh nói: “Chính phủ cố gắng làm theo đúng ba chính sách: Dân sinh, Dân quyền và Dân tộc”[ii]. Trong Lời kêu gọi thi đua ái quốc ngày 11/6/1948, Hồ Chí Minh viết: “Kết quả đầu tiên của Thi đua ái quốc sẽ là: Toàn dân đủ ăn đủ mặc, Toàn dân biết đọc, biết viết, Toàn bộ đội đầy đủ lương thực, khí giới,  để diệt ngoại xâm, Toàn quốc sẽ thống nhất độc lập hoàn toàn. Thế là chúng ta thực hiện: Dân tộc độc lập, Dân quyền tự do, Dân sinh hạnh phúcba chủ nghĩa mà nhà đại cách mạng Tôn Văn đã nêu ra[iii]. Đến đây chắc mọi người đã hiểu nguồn gốc của từ: Độc lập – Tự do – Hạnh phúc! Hồ Chí Minh đặc biệt chú trọng: “Chúng ta tranh được tự do, độc lập rồi mà dân cứ chết đói, chết rét, thì tự do, độc lập cũng không làm gì. Dân chỉ biết rõ giá trị của tự do, của độc lập khi mà dân được ăn no, mặc đủ[iv].

Độc lập là quyền bất khả xâm phạm, quyền tối cao của một đất nước, quốc gia, dân tộc gắn với cộng đồng cư dân sinh sống ở đó; đó là “sự không phụ thuộc” từ cá nhân, tập thể, xã hội, quốc gia hay dân tộc nào vào cá nhân, tập thể, xã hội, quốc gia hay dân tộc khác. Độc lập mang ý nghĩa tương phản với nô dịch – chịu sự điều khiển về chính trị, quân sự, kinh tế, văn hóa…của ngoại bang.

Tự do là khát vọng ngàn đời của nhân loại. Khi xã hội có giai cấp, thì chính con người lại kìm hãm con người, kẻ mạnh áp đặt và tước đoạt những quyền hiển nhiên của kẻ yếu; nước lớn cướp quyền tự chủ và nền độc lập của nước yếu.

Hạnh phúc có được nhờ có độc lập, tự do đích thực. Về lý thuyết, dân tộc nào sinh ra đều có quyền bình đẳng, đều được hưởng độc lập, tự do, hạnh phúc. Nhưng trên thực tế, có những dân tộc bị thôn tính, mất độc lập, mất tự do, lệ thuộc vào dân tộc khác, thậm chí bị xóa sổ trên bản đồ thế giới. Có dân tộc kiên cường, gan dạ, vượt qua mọi thử thách, quyết giữ vững độc lập, bảo vệ tự do đích thực.

Dân tộc Việt Nam là một điển hình ít có trên thế giới về sự kiên cường giữ vững độc lập tự do từ khi dựng nước (thời Hùng vương, nhà nước Văn Lang) qua thời kỳ chống phong kiến phương Bắc đến thời kỳ chống chủ nghĩa thực dân, đế quốc xâm lược. Việt Nam thực sự trở thành tấm gương sáng cho nhiều dân tộc trên thế giới soi chiếu khát vọng.


[i] Tôn Trung Sơn – cách mạng Tân Hợi và quan hệ Việt Nam – Trung Quốc, Nxb CTQG, HN, 2008, tr.108-109.

[ii] Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb CTQG, 2011, HN,  tập 4, tr.491

[iii] Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb CTQG, 2011, HN,  tập 5, tr.557

[iv] Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb CTQG, 2011, HN, tập 4, tr.175.

 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét