Thứ Sáu, 30 tháng 9, 2022

Bảo vệ Tổ quốc và kiên định theo con đường mà Đảng và Bác đã lựa chọn là hoàn toàn đúng đắn

 

Gần đây trên mạng xã hội có bài viết “Bảo vệ Tổ Quốc hay bảo vệ Mác – Lênin?” của Phạm Trần đăng trên trang Danlambao ngày 8/9/2022. Đây lại là một thứ giọng điệu đểu cáng, phản động, tự đặt ra những câu hỏi mang tính xỏ xiên, đểu giả để bôi xấu về con đường đi lên xây dựng đất nước của Đảng và Bác kính yêu đã lựa chọn trong suốt những năm qua.

Như chúng ta đã biết, ngay từ những năm đầu thế kỷ XX, khi gặp Chủ nghĩa Mác-Lê nin, Bác đã tìm thấy con đường cứu nước và giải phóng dân tộc. Người đã vận dụng đúng đắn, sáng tạo vào điều kiện cụ thể của Việt Nam, đề ra đường lối kháng chiến, lãnh đạo Nhân dân làm nên thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám năm 1945. Kiên định con đường đã lựa chọn, Đảng tiếp tục lãnh đạo Nhân dân đánh đuổi thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, thu non sông về một mối. Hòa bình lập lại, dưới sự lãnh đạo của Đảng, cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội và tiến hành công cuộc đổi mới đất nước thành công.

Trong bài viết của Phạm Trần là những luận điệu phản động như: “Đảng Cộng sản Việt Nam (CSVN) đã bị biến chất khi đánh đồng “bảo vệ Tổ quốc” với “bảo vệ Chủ nghĩa Cộng sản Mác-Lênin””; ngay từ năm 1930, “tư tưởng Cộng sản ông Hồ du nhập vào Việt Nam từ Nga và từ Trung Cộng thời bấy giờ đã gặp sự chống đối mãnh liệt của các đảng phái quốc gia và trí thức yêu nước”, “không có ai trong nhân dân đã bầy tỏ khát vọng của mình để chọn Chủ nghĩa ngoại lai Cộng sản” mà chính ông Hồ Chí Minh đã “cõng rắn cắn gà nhà” từ năm 1930”…

Tiếp theo, Phạm Trần cho rằng sự hiến định vị trí, vai trò độc quyền lãnh đạo cách mạng Việt Nam của Đảng là do Đảng “tự khoác cho mình cái áo lãnh đạo” và việc “tự chế ra tuyên ngôn” trong Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội năm 1991 là “hành động bất hợp hiến”… điều này đã cho thấy Phạm Trần không chỉ xuyên tạc, phủ nhận giá trị của chủ nghĩa Mác–Lênin nói riêng, nền tảng tư tưởng của Đảng Cộng sản Việt Nam nói chung, mà còn hướng đến mục đích kích động, chia rẽ Đảng với Nhân dân, tiến tới đòi xóa bỏ vai trò lãnh đạo hệ thống chính trị của Đảng Cộng sản Việt Nam.

Vì vậy, thực thi nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa cũng như bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng là trọng trách vinh quang của mỗi cán bộ, đảng viên. Mọi suy nghĩ, hành động phủ nhận giá trị của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh hay tách rời, đối lập chủ nghĩa Mác – Lênin với tư tưởng Hồ Chí Minh; mọi suy nghĩ, hành động sai với chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; mọi suy nghĩ và hành động phủ nhận độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, phủ nhận sự kiên định con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam đều là suy thoái, đều là rơi vào bẫy của các thế lực thù địch đang hoành hành hiện nay. Và vì thế, sự xuyên tạc của Phạm Trần thật là quá vô lý khi ông ta quy chụp rằng “hàng ngũ Lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam đã bị biến chất khi đánh đồng bảo vệ Tổ quốc với bảo vệ Chủ nghĩa Cộng sản Mác-Lênin”. Kỳ thực, một người luôn núp bóng dân chủ giả hiệu như ông mới là người bị biến chất. Vì bị “áo cơm” của các thế lực thù địch che mắt, nên ông đã luôn tung tin xấu, độc, xuyên tạc sự thật về Đảng và những vấn đề liên quan đến nền tảng tư tưởng của Đảng, con đường xây dựng đất nước của chúng ta.

Vì thế, “đi lên chủ nghĩa xã hội là khát vọng của nhân dân ta, là sự lựa chọn đúng đắn của Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh, phù hợp với xu thế phát triển của lịch sử” được khẳng định trong Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011) không phải là “tuyên ngôn tự chế” của Đảng, mà là sự thật không thể phủ nhận.

Đại hội XII (năm 2016), Đảng ta chỉ rõ: “Tiếp tục phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa, bảo đảm tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân. Mọi đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước phải xuất phát từ nguyện vọng, quyền và lợi ích chính đáng của nhân dân, được nhân dân tham gia ý kiến”. Đại hội XIII khẳng định: “Thực hành và phát huy rộng rãi dân chủ xã hội chủ nghĩa, quyền làm chủ và vai trò chủ thể của nhân dân; phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc; củng cố, nâng cao niềm tin của nhân dân, tăng cường đồng thuận xã hội; tiếp tục đổi mới tổ chức, nội dung, phương thức hoạt động của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị – xã hội”.

Thời gian hơn 90 năm lãnh đạo cách mạng, Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh không ngừng nghiên cứu, nắm vững bản chất khoa học và cách mạng của Chủ nghĩa Mác-Lênin, vận dụng phù hợp vào điều kiện đất nước. Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn quan niệm Chủ nghĩa Mác-Lênin như “cẩm nang thần kỳ”, như “mặt trời chói lọi” soi sáng con đường cách mạng nước ta. Quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng ta luôn “nắm vững, vận dụng sáng tạo, góp phần phát triển chủ nghĩa Mác-Lênin và Tư tưởng Hồ Chí Minh”. Xây dựng đất nước, kiên định Chủ nghĩa Mác-Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh, phản bác các quan điểm sai trái, thù địch, bảo vệ con đường đi lên chủ nghĩa xã hội là nhiệm vụ vô cùng quan trọng hiện nay./.

 

Hải Âu


“Tự do báo chí tư sản” - tự nó vạch mặt kẻ xuyên tạc Việt Nam!

 


 

1. Đừng dại khờ tin lời xuyên tạc

Nhiều đài, báo, tổ chức, cá nhân thường lợi dụng vấn đề “tự do báo chí, tự do ngôn luận” để hợp thức hóa âm mưu xuyên tạc, chống phá Đảng, Nhà nước, Nhân dân Việt Nam. Trong đó, đặc biệt là tổ chức Phóng viên không biên giới (RSF), tổ chức Việt Tân và các đài BBC, RFA, RFI, VOA tiếng Việt.

Dư luận rất bức xúc về công bố của RSF cái gọi là “báo cáo chỉ số tự do báo chí thế giới năm 2022”, xếp hạng Việt Nam vị trí 174/180 quốc gia và vùng lãnh thổ (chỉ đứng trên Trung Quốc thứ 175 và ngay dưới Cu-ba thứ 173). Đồng thời, RSF còn bịa đặt, cáo buộc: “Việt Nam vẫn nằm trong nhóm các quốc gia có tình hình báo chí rất tồi tệ”; xuyên tạc: “Việt Nam tăng cường kiểm soát mạng xã hội, không có tự do báo chí”. Bên cạnh đó, RSF còn tô vẽ Phạm Thị Đoan Trang như là nhà báo độc lập, đấu tranh với tiêu cực để từ đó quy kết Việt Nam không có tự do báo chí.

Lại có Đài Châu Á tự do (RFA) a dua theo luận điệu xuyên tạc của RSF nên mới có bài viết “Tự do báo chí ở Việt Nam “rất ổn định ở nhóm chót bảng xếp hạng”, xuyên tạc trắng trợn hoạt động báo chí ở Việt Nam, cho rằng: “bên cạnh bắt bở bỏ tù các nhà báo độc lập, Nhà nước Việt Nam còn chống lưng cho các hội nhóm tung tin giả. Đó cũng là lý do khiến tình nền báo chí Việt Nam vẫn tồi tệ và luôn ổn định đứng cuối trong các bảng đánh giá về Tự do báo chí”. Rồi BBC loan tin: “báo Việt Nam vẫn một chiều định hướng, đe dọa tính chuyên nghiệp”. Còn Freedom House tùy tiện đem tiêu chi ma để đánh giá: “Việt Nam đạt 22/100 điểm theo 3 tiêu chí: 1-Trở ngại truy cập internet, 2- Giới hạn về nội dung, 3- Vi phạm quyền người dùng internet”!.

Các thế lực thù địch, phản động theo đó ra sức tuyên truyền xuyên tạc trên mạng xã hội rằng: “Việt Nam không có tự do báo chí; khi báo chí bị định hướng, quản lý, kiểm duyệt của Đảng và Nhà nước Việt Nam thì sẽ cản trở, hạn chế, triệt tiêu quyền tự do báo chí, quyền tự do thông tin của các cơ quan báo chí, nhà báo và nhân dân…”. Từ đó, chúng cho rằng: Luật An ninh mạng 2018 và Nghị định 15/2020 hiện nay tại Việt Nam ban hành nhiều quy định siết chặt tự do báo chí, tự do ngôn luận hơn.

2. Hãy suy ngẫm “tự do báo chí tư sản”!

Nếu ai đó lâu nay ai trót dại tin lời xuyên tạc tự do báo chí ở Việt Nam, thì hãy suy ngẫm tự do báo chí ở các nước tư bản để thay đổi quan niệm, góc nhìn. Khẩu hiệu “tự do báo chí” xuất hiện trong cuộc cách mạng tư sản thế kỷ XVII-XVIII, được giai cấp tư sản sử dụng làm một vũ khí lật đổ chế độ phong kiến chuyên chế tập quyền, thiết lập chế độ tư bản. Nên sau khi giai cấp tư sản lên nắm quyền, “tự do báo chí” chỉ dành cho thiểu số giai cấp thống trị, hoạt động báo chí bị bóp nặn theo quan điểm và lợi ích của giai cấp tư­ sản, hoàn toàn không vì lợi ích đa số nhân dân lao động.  

Bản chất của cái gọi là tự do báo chí trong xã hội tư bản, được V.I.Lênin phát hiện rằng: “Tự do báo chí cũng là một khẩu hiệu chính của dân chủ thuần túy…, tự do đó là điều lừa bịp, chừng nào những nhà in tốt nhất và những kho giấy to nhất còn nằm trong tay bọn tư bản và chừng nào còn tồn tại quyền lực của giai cấp tư bản đối với báo chí”[i].

Thực tế hoạt động báo chí t­ư sản, đặc biệt là thời kỳ “chiến tranh lạnh” cho thấy, báo chí tư­ sản ra sức lừa gạt công chúng, tô hồng giá trị tư sản; tạo ra hình ảnh công kích, bôi nhọ chủ nghĩa xã hội, cho rằng: chủ nghĩa xã hội đã tạo ra “bức màn sắt” và đang đe dọa “thế giới tự do”. Báo chí t­ư sản với những thủ đoạn xảo quyệt đã tạo ra bức tranh thế giới méo mó nhờ vào các thông tin nửa vời, thiếu trung thực, sai trái làm xói mòn lòng tin của nhân dân vào Đảng Cộng sản và tương lai của chế độ, hoặc tâm lý tiêu cực, bàng quan, thờ ơ tr­ước những vấn đề đang đặt ra cho đất nư­ớc.

Cách thông tin của nhà báo (tư sản và vô sản) theo kiểu đó không chỉ làm cho xã hội bất ổn định mà còn làm cho hệ thống các phư­ơng tiện thông tin đại chúng trở nên lộn xộn về tổ chức, lệch lạc về quan điểm chính trị. Một số học giả thư­ờng so sánh thông tin – ngôn luận của các nhà báo như những loạt đại bác bắn phá vào dinh lũy chế độ khi nó đứng về phía thù địch, chống đối. Trong những đảo lộn chính trị ở Liên Xô, thông tin – ngôn luận của các nhà báo: “Còn sợ hơn cả đại bác, vì nó tạo ra những vụ nổ dây chuyền trong ý thức con ng­ười, làm mục ruỗng chỗ dựa tinh thần của chế độ từ bên trong cốt tủy, từ bên d­ưới nền móng”[ii].

Khi chuẩn bị phát động cuộc chiến tranh Irắc năm 2003, đồng loạt hệ thống truyền thông phương Tây đưa tin sai sự thật, rằng: Irắc đang sản xuất và tàng trữ kho vũ khí hạt nhân khổng lồ, là nguy cơ đối với an ninh của Mỹ và các nước đồng minh của Mỹ. Đây là cái cớ để Mỹ và phương Tây tiến hành cuộc chiến tranh phi nghĩa xâm lược Irắc thực hiện tham vọng bá quyền thế giới. Điều này càng làm bộc lộ rõ bản chất sự định h­ướng trong hoạt động báo chí tư sản hiện đại và cái gọi là “tự do báo chí” chỉ là sự lừa bịp đối với công chúng, tạo cho công chúng hiểu sai về hiện thực.

Gần đây, truyền thông phương Tây, đứng đầu là Mỹ tiến hành cuộc chiến tuyên truyền tổng lực với mục đích gây hội chứng “sợ Nga, bài Nga trong lòng công chúng”, tiến đến bao vây, cô lập “khiến nước Nga sụp đổ”. Vì vậy, họ đã xây dựng hình ảnh về “một nước Nga xấu xí, mối đe dọa an ninh và hòa bình”, hình ảnh về “một tổng thống Nga độc tài”… Theo đó, báo chí phương Tây càng xuyên tạc về cuộc xung đột Nga – Ukraine theo hướng có hại cho Nga, đổ tội cho Nga, bênh vực Ukraine; lấn sang xuyên tạc hình ảnh Putin gắn với hình ảnh các nhà lãnh đạo cộng sản: Lênin, Mao Trạch Đông, Hồ Chí Minh…

Để ngăn chặn công chúng tiếp cận với tin tức khách quan từ những hãng truyền thông thế giới, chính phủ các nước tư bản yêu cầu các tập đoàn công nghệ sử dụng biện pháp kỹ thuật bưng bít thông tin. Một số nước tư bản còn sử dụng biện pháp gây áp lực chính trị hay kinh tế lên các quốc gia sở hữu những hãng truyền thông đưa tin bất lợi cho họ, buộc những nước này phải hạn chế, hoặc dừng hoạt động các đài phát thanh, các kênh truyền hình, báo chí, trang mạng xã hội….     

3. Sự thật tự do báo chí tư sản tự nó vạch mặt kẻ xuyên tạc Việt Nam

Sự thật trên đây cho thấy, trong chủ nghĩa tư bản, “tự do báo chí” luôn gắn liền với định hướng chính trị, lập trường và lợi ích giai cấp tư sản. Tự do báo chí là tự do thông tin cho thiểu số tư sản, của những tập đoàn tư bản và giới truyền thông; nó đối lập hoàn toàn với việc bưng bít thông tin chính xác và đưa thông tin thất thiệt, sai sự thật cho đại đa số công chúng. Năm 2017, kênh tin tức Al Jazeera (Qatar) bị Mỹ và một số nước đồng minh phương Tây bị đề nghị đóng cửa, vì đây là kênh thông tự do và độc lập với tiêu chí phản ánh “khách quan, thực tế và chuyên sâu” đã dám nói sự thật về tình hình chiến sự tại Libya, Irắc, Syria và Afghanistan không có lợi cho những nước này[iii]. Do đó, có thể khẳng định rằng, trong chủ nghĩa bản không có tự do báo chí như các thế lực thù địch, phản động vẫn luôn tô vẽ.   

Thực tiễn hoạt động báo chí cách mạng Việt Nam cho thấy: việc định hướng, quản lý báo chí vẫn bảo đảm quyền tự do báo chí, tự do thông tin; nhằm mục đích xây dựng xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Hơn nữa, nó còn góp phần tạo cơ sở và điều kiện thuận lợi cho các quyền cơ bản này được thể hiện và phát triển mạnh mẽ trong đời sống xã hội. Bởi lẽ, như Hồ Chí Minh khẳng định: “Báo chí cũng là một ngành quan trọng của văn hóa”; “Báo chí là cơ quan của dư luận”; “Báo chí cộng sản có nhiệm vụ làm cho các chiến sĩ của chúng ta hiểu rõ vấn đề thuộc địa, làm thức tỉnh sự đồng tình hưởng ứng của quần chúng lao động ở các nước thuộc địa, tranh thủ họ tham gia sự nghiệp của chủ nghĩa cộng sản”[iv].

Định hướng, chỉ đạo hoạt động báo chí chẳng những không hạn chế quyền tự do, tính sáng tạo mà còn khơi dậy, phát huy tính năng động, sáng tạo của báo chí trong phương hướng lựa chọn chủ đề, đề tài; trúng với đòi hỏi của tình hình chính trị, kinh tế, xã hội, thực tiễn đất nước hiện nay; đáp ứng chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước và trúng những điều nhân dân quan tâm, thắc mắc. Thực tế đó chứng minh rằng: sự định hướng hoạt động báo chí ở Việt Nam không hề mâu thuẫn với tự do báo chí như các thế lực thù địch xuyên tạc, vu khống. Luật Báo chí Việt Nam khẳng định, báo chí không chỉ là cơ quan ngôn luận của Đảng, Nhà nước, đoàn thể, tổ chức xã hội, nghề nghiệp… mà còn là diễn đàn tin cậy của nhân dân. Như vậy, quyền tự do báo chí, tự do thông tin trong hoạt động báo chí đã được pháp luật Việt Nam khẳng định rất rõ ràng, thể hiện tính dân chủ và văn minh. Đảng và Nhà nước luôn tạo điều kiện thuận lợi để công dân thực hiện quyền tự do báo chí, quyền tự do ngôn luận trên báo chí. Báo chí và nhà báo hoạt động trong khuôn khổ pháp luật và được Nhà nước bảo hộ. Không một tổ chức, cá nhân nào được hạn chế, cản trở báo chí, cản trở nhà báo hoạt động. Không ai được lạm dụng quyền tự do báo chí, quyền tự do ngôn luận


[[i]] V.I. Lênin: Toàn tập, Nxb. CTQG, H., 2005, tập 37, tr. 604; 603.

[[ii]] Tạ Ngọc Tấn: Báo chí Liên Xô và những đảo lộn chính trị năm 1991Tạp chí Cộng sản, số 3, 1995, tr. 41. 

[[iii]] https://cand.com.vn/So-tay/25GIUATHANG-Nguy-co-dong-cua-hang-thong-tan-Al-Jazeera-vi-dam-noi-su-that-i440100/

[[iv]] Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. CTQG, HN, 2011, tập 1, tr. 641, tr.300 và tập 14, tr. 645.

 

Thứ Năm, 29 tháng 9, 2022

Tòa án nhân dân tỉnh Quảng Nam bác toàn bộ đơn kiện của Đinh Hữu Thoại


Công dân Đinh Hữu Thoại, là Linh mục, phụ tá giáo xứ Tiên Phước, huyện Tiên Phước, tỉnh Quảng Nam (với nickname “Đinh Hữu Thoại” ID: 1849592060, được facebook cấp tích xanh) vào ngày 18/6/2021 đăng tải bài viết có nội dung: “Quỹ vaccine là quỹ lừa đảo, kẻ lừa đảo thì mang tiền đi gửi nhà băng lấy lãi, kẻ bị lừa thì ngậm bồ hòn làm ngọt”; kèm theo đó là ảnh chụp bài viết Trang thông tin về dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19 của Bộ Y tế có nội dung: “Thủ tướng: Quỹ vaccine COVID-19 là quỹ nhân ái, tinh thần đoàn kết và trái tim kết nối trái tim”.

Bài viết của Đinh Hữu Thoại có nội dung thông tin sai sự thật như trên đã gây bức xúc dư luận quần chúng nhân dân và giáo dân, vi phạm quy định của pháp luật trên lĩnh vực công nghệ thông tin...
Đáng chú ý, sau khi Đinh Hữu Thoại đăng tải thông tin sai sự thật, Sở Thông tin và Truyền thông (TT&TT) tỉnh Quảng Nam đã 03 lần có giấy mời đến làm việc nhưng Đinh Hữu Thoại viện nhiều lý do khác nhau để không đến (Đinh Hữu Thoại thực hiện tạm khóa tài khoản facebook cá nhân của mình sau đó “lu loa” rằng, trang Facebook đăng tải thông tin sai sự thật nêu trên là mạo danh, không phải do mình lập ra; rêu rao trên mạng xã hội là mình không phải là chủ tài khoản và tài khoản đã bị khóa nên không nên làm việc và thách thức cơ quan chức năng chứng minh đó là tài khoản của mình).
Căn cứ quy định của pháp luật, Sở TT&TT tỉnh Quảng Nam đã ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với công dân Đinh Hữu Thoại (điểm a, khoản 1, Điều 101 Nghị định 15 ngày 3/2/2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, tần số vô tuyến điện, công nghệ thông tin và giao dịch điện tử).
Sau khi bị xử phạt vi phạm hành chính, Đinh Hữu Thoại mở lại tài khoản facebook cá nhân và gửi đơn kiện Chánh Thanh tra Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Quảng Nam đến Toà án nhân dân tỉnh Quảng Nam.
Toà án nhân dân tỉnh Quảng Nam tiến hành các hoạt động theo quy định của pháp luật, đến ngày 29/9/2022, đưa vụ án ra xét xử sơ thẩm. Sau khi nghe các bên trình bày và xem xét, đối chiếu tài liệu, chứng cứ, Tòa án nhân dân tỉnh Quảng Nam đã bác toàn bộ đơn kiện của Đinh Hữu Thoại.
Pháp luật luôn bảo đảm quyền tự do ngôn luận của công dân, nhưng lợi dụng tự do ngôn luận để xuyên tạc, chống phá Đảng, Nhà nước thì pháp luật cũng nghiêm trị./.

HRW bày trò, xuyên tạc tình hữu nghị Việt - Nhật!

 


Nhân dịp Chủ tịch nước Cộng hòa XHCN Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc tới Tokyo dự tang lễ cựu thủ tướng Shinzo Abe, tổ chức Theo dõi Nhân quyền quốc tế (HRW) đã gửi thư cho Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida, kêu gọi nước Nhật nêu tình trạng nhân quyền tại Việt Nam. Theo HRW tình trạng nhân quyền tại Việt Nam vô cùng tồi tệ, cần được chính phủ Nhật Bản quan tâm và thúc đẩy thay đổi.

Một trong những nội dung mà HRW đề cập đến là Việt Nam gia tăng “đàn áp nhà bất đồng chính kiến”… Để chứng minh cho nhận định này, HRW dẫn ra vụ Cấn Thị Thêu và hai con trai Trịnh Bá Tư, Trịnh Bá Phương làm ví dụ. Theo lập luận của HRW, Cấn Thị Thêu cùng Trịnh Bá Tư, Trịnh Bá Phương là những “nhà bất đồng chính kiến” và việc Việt Nam xử tù họ là “đàn áp người bất đồng chính kiến”, vi phạm quyền tự do ngôn luận của công dân.

Chúng ta chẳng lạ gì luận điệu đối trắng thay đen, gắp lửa bỏ tay người, bóp méo, xuyên tạc làm sai lệch bản chất vụ việc, “biến” những kẻ vi phạm pháp luật trở thành những “người hùng” – nhằm lấp liếm, cổ xúy, nuôi dưỡng, kích động những phần tử chống phá Việt Nam của HRW và một số tổ chức, cá nhân thù địch. Nhưng dù bằng luận điệu, chiêu trò gì, tinh vi, biến ảo đến đâu đi chăng nữa HRW cũng không thể che đậy được sự thật.

Cần khẳng định rằng ba mẹ con Cấn Thị Thêu là những đối tượng vi phạm pháp luật nghiêm trọng tại Việt Nam. Từ lâu ba đối tượng Cấn Thị Thêu và con trai Trịnh Bá Tư, Trịnh Bá Phương đã mang tư tưởng tiêu cực, bất mãn chính trị. Theo kết quả điều tra của cơ quan chức năng được thể hiện rõ trong hồ sơ vụ án, do có tư tưởng tiêu cực, bất mãn nên trong khoảng thời gian từ ngày 9 đến ngày 14-1-2020, Trịnh Bá Tư và Cấn Thị Thêu đã sử dụng tài khoản Facebook cá nhân phát trực tiếp 8 video có nội dung xuyên tạc, phỉ báng chính quyền; bịa đặt gây hoang mang trong nhân dân. Các video vi phạm của Cấn Thị Thêu và Trịnh Bá Tư phát, đăng tải đã được nhiều đối tượng có tư tưởng chống chế độ, chống Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam theo dõi, bình luận bôi nhọ, xuyên tạc, phỉ báng chính quyền…

Ngoài ra, Cấn Thị Thêu và Trịnh Bá Tư còn đăng, phát những video chứa nội dung kêu gọi, kích động nhân dân chống chính quyền; đưa thông tin xuyên tạc về vụ việc xảy ra tại xã Đồng Tâm (huyện Mỹ Đức, TP Hà Nội), vu khống, xúc phạm uy tín của các tổ chức, ngành, bôi nhọ làm ảnh hưởng đến uy tín lãnh đạo của Đảng, Nhà nước, Chính phủ. Trong quá trình khám xét nơi ở của các bị cáo, cơ quan điều tra đã phát hiện, thu giữ nhiều tài liệu có nội dung xuyên tạc, phỉ báng, bịa đặt nhằm chống Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam.

Sau phiên sơ thẩm, Cấn Thị Thêu và Trịnh Bá Tư kháng cáo kêu oan. Tại phiên phúc thẩm ngày 24-12-2021, căn cứ vào các tài liệu, chứng cứ đã được làm rõ về hành vi phạm tội của các bị cáo, Hội đồng xét xử TAND Cấp cao đã bác đơn kháng cáo của Cấn Thị Thêu và Trịnh Bá Tư, quyết định giữ nguyên mức hình phạt 8 năm tù giam dành cho mỗi bị cáo như phiên tòa sơ thẩm đã tuyên phạt.

Còn đối với Trịnh Bá Phương, là con trai của Cấn Thị Thêu nên Phương cũng bị ảnh hưởng, mang nặng tư tưởng tiêu cực, bất mãn chính trị và liên tục có những hành vi vi phạm pháp luật. Ngày 23-6-2020, Cơ quan An ninh điều tra Công an TP Hà Nội đã khởi tố bị can, thi hành lệnh bắt tạm giam để điều tra đối với Trịnh Bá Phương về tội “Làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam” theo Điều 117, Bộ luật Hình sự năm 2015. Theo điều tra của cơ quan chức năng, các hành vi soạn thảo, đăng tải, phát tán nhiều video clip, bài viết có nội dung xuyên tạc, bịa đặt, gây hoang mang trong quần chúng nhân dân nhằm mục đích chống Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam của Trịnh Bá Phương đã được làm sáng tỏ. Tại phiên tòa xét xử sơ thẩm ngày 15-12-2021, Tòa án nhân dân TP Hà Nội đã tuyên phạt Trịnh Bá Phương mức án 10 năm tù giam.

Cũng như mọi quốc gia trên thế giới, Việt Nam tôn trọng và bảo đảm quyền tự do nói chung, quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí và thông tin nói riêng của người dân. Hiến pháp nước Cộng hòa XHCN Việt Nam năm 2013 nêu rõ: “Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình…” Tuy nhiên, việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định, chứ không phải là tự do vô hạn độ, vô chính phủ.

Những việc làm của Cấn Thị Thêu cùng hai con trai Trịnh Bá Phương, Trịnh Bá Tư thực chất là hành vi lợi dụng quyền tự do ngôn luận để chống phá Đảng, Nhà nước. Việc các cơ quan chức năng khởi tố, điều tra, đưa ra xét xử đối với Cấn Thị Thêu, Trịnh Bá Tư và Trịnh Bá Phương là việc làm cần thiết nhằm ngăn chặn những hành vi nguy hiểm của họ gây ra đối với xã hội. Ở Việt Nam hay bất kỳ quốc gia nào khác, những đối tượng vi phạm pháp luật, vi phạm quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí đều bị xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật. Ở đây hoàn toàn không có chuyện bắt giữ, xử lý những đối tượng vi phạm pháp luật lại bị coi là đàn áp những nhà “bất đồng chính kiến” như những luận điệu mà HRW đưa ra.

Lợi dụng nhân quyền để can thiệp vào công việc nội bộ của các quốc gia trong đó có Việt Nam đó là bản chất của HRW. Hơn thế, hiện nay Việt Nam đang ứng cử làm thành viên Hội đồng Nhân quyền LHQ nhiệm kỳ 2023-2025. Nhằm ngăn cản Việt Nam, tổ chức HRW và một số tổ chức mang danh bảo vệ nhân quyền tìm mọi cách kêu gọi LHQ bác bỏ đơn ứng cử của Việt Nam. Hành động gửi thư cho Thủ tướng Nhật Fumio Kishida đề nghị nêu về tình hình nhân quyền ở Việt Nam cũng nằm trong mưu đồ đó.

Nhưng tất cả chỉ là vô nghĩa. Thực tế khẳng định, bảo đảm cho mọi người dân được hưởng các quyền của mình và có cơ hội phát triển toàn diện, làm cho cuộc sống của người dân ngày càng được nâng cao, bảo đảm an sinh xã hội… là mục tiêu mà Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam luôn nỗ lực hướng tới. Những chiêu trò của HRW dù có tinh vi, xảo quyệt tới đâu đi chăng nữa cũng không thể đánh lừa được dư luận, càng không thể phủ nhận được thành tựu và những đóng góp của Việt Nam trong bảo đảm quyền con người nói chung và bảo đảm quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do thông tin nói riêng.

 

BÓP MÉO - XUYÊN TẠC: Bản chất không thể thay đổi

 



Gần đây, trên Internet và mạng xã hội đã xuất hiện một số tin, bài bóp méo, xuyên tạc các phát biểu chỉ đạo, tung tin các đồng chí lãnh đạo cấp cao có liên quan đến các sai phạm của một số tập đoàn kinh tế, bịa đặt về tình hình sức khỏe của một số lãnh đạo Đảng và Nhà nước, xuyên tạc về công tác nhân sự của Đảng trong thời gian tới, đặc biệt khai thác hình ảnh sinh hoạt đời tư của thân nhân lãnh đạo Đảng và Nhà nước. Thực tế thời gian qua cho thấy, cứ trước các Hội nghị Trung ương sắp họp thì trên Internet và mạng xã hội lại đưa ra nhiều thông tin đồn đoán, thổi phồng các vấn đề về nhân sự cấp cao. Họ xuyên tạc tình hình sức khỏe của lãnh đạo đương chức rồi bịa đặt sẽ có sự thay thế để cho tình hình trong xã hội phân tâm. Thêm vào đó họ bịa đặt một số lãnh đạo cấp cao “ dính” đến sai phạm của tập đoàn kinh tế này nọ để làm cho Đảng mất uy tín , trong khi các cơ quan chức năng của Đảng còn chưa có thông tin gì. Còn sự xuyên tạc, bóp méo sự thật về các ý kiến phát biểu chỉ đạo của các lãnh đạo cấp cao Đảng và Nhà nước Việt Nam thì không có gì mới. Trước đây, có Hội nghị bàn về phát triển kinh tế tư nhân thì họ xuyên tạc phát biểu của Tổng Bí thư là “ ủng hộ kinh tế tư nhân” hoặc Tổng Bí thư phát biểu đổi mới phát triển kinh tế đi đôi với đổi mới chính trị thì họ lại xuyên tạc rằng, Tổng Bí thư khẳng định phải “ đổi mới chế độ chính trị”. Điều đó là rất nguy hiểm vì đổi mới “ chế độ chính trị” là gió đã đổi chiều sẽ chuyển từ chế độ này sang chế độ khác như họ mong muốn bấy lâu nay.Họ lợi dụng thông tin Ủy ban Kiểm tra Trung ương xem xét kỷ luật Ban Cán sự Đảng Bộ Giáo dục và Đào tạo nhiệm kỳ 2016-2021 để tạo cớ đưa tin sai lệch, rằng “ Một số bộ, địa phương bổ nhiệm cán bộ thiếu năng lực. Đồng thời, có một số bài phản ánh sai phạm cán bộ, đảng viên để bôi nhọ công tác cán bộ của Đảng và xuyên tạc công tác phòng, chống tham nhũng khi cho rằng: “ Chống tham nhũng làm triệt để phải đa đảng, còn sợ đa đảng mất quyền hành thì khác nào đảng lấy chính quyền hành, dùng đảng viên ra làm chuột bạch”. Họ còn chế nhạo: “ xưa chống lũ không được thì nói “ sống chung với lũ”; “ chống coovid không xong thì nói “ sống chung với covid”…sắp tới chống tham nhũng không được, sẽ nói “ sống chung với tham nhũng”…Rõ ràng là họ cố tình bịa đặt và xuyên tạc về công tác cán bộ của Đảng. Từ khi Đảng ra đời năm 1930 đến nay, Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh đều hết sức coi trọng công tác cán bộ và coi công tác cán bộ giữ vai trò then chốt trong các công tác của Đảng. Chính đội ngũ cán bộ dưới sự lãnh đạo của Đảng đã trưởng thành và nối tiếp nhau làm nên những kỳ tích lịch sử trong thế kỷ XX và hơn hai thập niên đầu của thế kỷ XXI. Tất nhiên, trong quá trình đó không tránh khỏi một số cán bộ rơi vào chủ nghĩa cá nhân và không vượt qua được những cám dỗ của lợi ích vật chất đã bị kỷ luật hoặc dính vào vòng lao lý. Cũng vì vậy, trong quá trình xây dựng , Đảng luôn chú trọng công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng để thường xuyên giáo dục tư tưởng, chính trị cho cán bộ, đảng viên. Và nhiều cán bộ, đảng viên khi vi phạm pháp luật đã bị xử lý theo mức độ vi phạm đã được công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng. Tổng Bí thư đã quán triệt cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng không có ai đứng ngoài vòng pháp luật nên đối với cán bộ, đảng viên phải là những người gương mẫu nhất và nếu vi phạm pháp luật cũng bị pháp luật xử lý nghiêm nhất. Còn chế nhạo như trên đã nói là không “ ổn” vì lũ và covid là những hiện tượng tự nhiên và bên ngoài tạo nên, nhưng tham nhũng là do con người vướng vào nên phải loại trừ , phải xử lý nghiêm khắc xử lý mới làm cho môi trường của xã hội trở nên lành mạnh. Chính vì vậy sự so sánh trên là bất hợp lý và khập khễnh không có sức thuyết phục chút nào và nó lộ rõ ý đồ của những ai đưa ra ý tưởng đó !

Tôi nghĩ rằng, mọi thông tin, nhất là dự báo về những việc chưa xảy ra đều phải có những tiêu chí, những cơ sở nhất định. Còn nếu đưa ra những thông tin theo kiểu thất thiệt thì nó sẽ không có sức sống và sẽ chết yểu mà thôi!

 MINH CHUYÊN

The past can be put aside, but never forgotten!

 


            Ngày 20/9/2022, tại Đại hội đồng LHQ, tổng thống Serbia Aleksandar Vucic đã “tạt một gáo nước lạnh” vào Mỹ và NATO khi nhắc lại câu chuyện cách đây mấy chục năm. Lúc đó, 19 quốc gia giàu nhất NATO dưới sự hậu thuẫn của Mỹ đã tấn công một quốc gia có chủ quyền là Nam Tư mà không có bất kỳ quyết định nào từ Hội đồng Bảo an LHQ, dẫn đến việc Kosovo tách ra khỏi Serbia và sau đó tuyên bố độc lập vào năm 2008.

Tổng thống Vucic nói thẳng rằng các nước phương Tây tự mâu thuẫn với mình khi họ có lập trường hoàn toàn đối lập trong vấn đề Ucraina và Serbia. Họ ủng hộ cho Kiev trong cuộc chiến chống lại Nga nhưng lại có quan điểm hoàn toàn ngược lại trong trường hợp Kosovo. Đó chính là tiêu chuẩn kép mà họ tự cho phép mình được tùy ý áp dụng.

Sau sự kiện Kosovo tách ra khỏi Serbia, quan hệ giữa Serbia với Mỹ và phương Tây dần trở lại bình thường. Hiện nay, Serbia đang trong quá trình gia nhập EU. Nhưng quá khứ vẫn còn đó và câu chuyện Kosovo mới được tổng thống Serbia Vucic nhắc lại các đây mấy ngày tại diễn đàn cao nhất của LHQ dù khá bất ngờ, nhưng lại rất cần thiết và đúng lúc. 

Hiện nay, cộng đồng mạng xã hội trong nước vẫn chia rẽ về cuộc xung đột tại Ucraina. Người bênh vực ông Putin cũng nhiều và người lên án ông cũng không ít. Tuy nhiên, có một điều chắc chắn là đa số công dân mạng đều hiểu rõ rằng những câu chuyện như Kosovo, Ucraina… sẽ vẫn có thể tiếp tục xảy ra trong một thế giới mà cuộc chơi vẫn đang thuộc về các ông lớn.

Trong gần 200 năm trở lại đây, Việt Nam đã phải hứng chịu nhiều cuộc xâm lược từ những nước lớn trên thế giới, trong đó nhiều nước hiện nay đang có quan hệ đối tác chiến lược, quan hệ đối tác toàn diện với Việt Nam. Từ chỗ là những kẻ thù, Việt Nam đã gác lại quá khứ để cùng với các nước đó xây dựng mối quan hệ tốt đẹp vì hòa bình, ổn định và phát triển.

Trên MXH, các đối tượng chống phá tiếp tục lợi dụng cuộc xung đột tại Ucraina và những vấn đề do lịch sử để gợi lại hận thù, lại kích động dư luận nhằm gây bất lợi cho mới quan hệ tốt đẹp của Việt Nam với các nước lớn. Lại cũng có những kẻ tìm cách phủ nhận lịch sử đấu tranh chống ngoại xâm vẻ vang của dân tộc và những thành quả to lớn của cách mạng, phê phán đường lối đối ngoại của Việt Nam, âm mưu làm suy giảm niềm tin của nhân dân với vai trò lãnh đạo của Đảng.

“Gác lại quá khứ, hướng tới tương lai” là quan điểm nhất quán của Việt Nam trong việc ứng xử với các vấn đề của lịch sử. Lịch sử là những gì đã xảy ra trong quá khứ, nhưng nó luôn có quan hệ mật thiết với hiện tại và tương lai. Không ai được lãng quên và cũng không để quá khứ lặp lại trong tương lai.

Những năm gần đây, thế giới đang chứng kiến những biến động phức tạp về địa – chính trị, những điều chỉnh trong chính sách và quan hệ giữa các cường quốc hàng đầu trên thế giới. Việt Nam sẽ kiên trì đường lối đối ngoại hòa bình, độc lập, tự chủ, là bạn, là đối tác tin cậy của các nước trong cộng đồng quốc tế, không tham gia liên minh quân sự, không dựa vào một nước này để chống nước khác để duy trì môi trường hòa bình, sự ổn định chính trị, xã hội như hiện nay.  

Phát biểu của tổng thống Serbia tại Đại hội đồng LHQ là sự phê phán trực diện nhằm vào Mỹ và NATO. Nó là một câu chuyện chưa bao giờ cũ về nền chính trị cường quyền khi mà các nước lớn cho mình cái quyền áp đặt và sử dụng vũ lực để giải quyết các tranh chấp quốc tế, bất chấp quyền lợi của các quốc gia khác.

Vì vậy, quá khứ có thể gác lại, nhưng không bao giờ được lãng quên./.

 

Thứ Tư, 28 tháng 9, 2022

Xây dựng, chỉnh đốn là nhu cầu tự thân vốn có!

 


Ngày 12/9/2022, trên trang Baotiengdan.com có bài viết của Trân Văn “Chỉnh đốn – chủ trương hay… theo kịch bản?”. Bài viết có cái nhìn của người thiếu hiểu biết với những lập luận không đúng, không có cơ sở và mang tính xuyên tạc, bôi nhọ các chính sách của Đảng và Nhà nước ta.

Trân Văn  cho rằng “Làm gì có chuyện “nghiêm minh” song hành với “chỉnh đốn” theo kiểu xử lý những viên chức cao cấp, không còn có thể che đậy được tai tiếng nữa bằng cách điều chuyển về một số ban thuộc BCH TƯ đảng (như Kinh tế, Tuyên giáo). Đây là nhận định không có cơ sở và mang tính bịa đặt, vu khống. Vừa rồi, ở Kỳ họp 19 (9/2022) của Ủy ban Kiểm tra Trung ương kết luận: Ban Cán sự đảng của Bộ Giáo dục Đào tạo nhiệm kỳ 2016 – 2021 và đồng chí Phùng Xuân Nhạ có vi phạm, khuyết điểm tạo ra nguy cơ gây thất thoát, lãng phí lớn tiền, tài sản của nhà nước, nguồn lực của xã hội, gây bức xúc trong nhân dân… đến mức phải xem xét, xử lý kỷ luật. Đúng là sai phạm của ông Nhạ trong giai đoạn trước khi được giới thiệu ứng cử Ủy viên BCH TW Đảng khóa XIII. Nhưng phải nhìn nhận cho đúng bản chất của sự việc là những sai phạm đó chưa được phát hiện ra tại thời điểm giới thiệu ứng cử. Cũng như trường hợp của ông Chu Ngọc Anh. Hơn nữa, ông Chu Ngọc Anh còn được trúng cử và được Bộ Chính trị tín nhiệm, đánh giá cao nên mới chỉ định về làm Phó Bí thư Thành phố Hà Nội và tham gia ứng cử và đã trúng cử chức vụ Chủ tịch UBND TP Hà Nội. Nhưng những sai phạm của ông Chu Ngọc Anh trong thời gian là Ủy viên BCH TW Đảng khóa XII, Bộ trưởng Bộ Khoa học công nghệ nhiệm kỳ 2016 – 2021 cho đến gần đây mới được chỉ ra và đã bị kỷ luật nghiêm minh, đúng quy định của pháp luật. Vì vậy, việc ông Nhạ được giới thiệu và không trúng cử là chuyện bình thường – và không phải là không có tiền lệ. Việc không trúng cử là do chưa đủ tín nhiệm hoặc có những quan điểm tạo điệu kiện cho ứng viên trẻ có cơ hội cống hiến cho đất nước… mà không liên quan gì đến sai phạm mà gần đây Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã chỉ ra. Điều đó càng thể hiện tính dân chủ, minh bạch, công khai và khách quan trong việc xây dựng tổ chức Đảng vững mạnh.

Còn việc đưa ông Nhạ về Phó trưởng ban Tuyên giáo thì cũng là chuyện bình thường. Thời điểm đó, những sai phạm của ông Nhạ chưa được phát hiện thì việc sắp xếp cán bộ phù hợp vào các vị trí công tác đã có nhiều văn bản của Đảng, pháp luật điều chỉnh, quy định cụ thể. Mọi việc đều phải thực hiện, tuân thủ theo Hiến pháp và pháp luật. Đây là vấn đề hoàn toàn khác mà không liên quan đến việc có sai phạm mà vẫn giới thiệu ứng cử. Sau kết luận của Ủy ban Kiểm tra Trung ương, Bộ Chính trị sẽ xem xét mức độ sai phạm cụ thể của cá nhân ông Nhạ và các cơ quan nhà nước có thẩm quyền điều tra và xác định những vi phạm pháp luật của ông Nhạ để có hình thức xử lý theo quy định của pháp luật nếu có./.

 

Thứ Ba, 27 tháng 9, 2022

Sự khập khiễng không hề nhỏ: Vì miếng cơm, đồng tiền - Chúng có thể làm tất cả!

Trong những năm gần đây, sự sùng bái nước Mỹ của nhiều nhà dân chửi đã lên cao đến mức bệnh hoạn. Họ hết lời ca ngợi Mỹ và các đồng minh, và mong muốn Việt Nam học theo những nước này, mà không nhận ra rằng sự so sánh của họ rất khập khiễng. Nếu xem cái cách họ ca ngợi mô hình phát triển của Mỹ và các đồng minh của Mỹ, thì có thể thấy, lý tưởng dân chủ, nhân quyền của mà họ vẫn rao giảng, ca ngợi chỉ là “cáo bọc lốt cừu” mà thôi; thực chất, cái mà chúng quan tâm chỉ là nhìn thấy chỗ nào có tiền là ca ngợi, còn nó có phát triển bền vững hay không, có an dân hay không chúng không cần quan tâm. Bài viết mới đây trên fanpage Việt Tân, trong đó chúng so sánh tốc độ phát triển của Việt Nam với Dubai?!.


Việt Tân mong muốn “một tương lai phát triển nhanh chóng như vậy (như Dubai) sẽ diễn ra ở Việt Nam” mà không biết rằng, trong những năm qua, Việt Nam đã có những bước phát triển vượt trội cả về kinh tế, chính trị, văn hóa và xã hội.

Có thể thấy, với việc so sánh phát triển của Việt Nam với Dubai, bút nô Việt Tân vừa không có hiểu biết về đất nước, vừa chẳng hiểu gì về Dubai.

Trước hết, về sự phát triển của Việt Nam, theo đánh giá của Ngân hàng Thế giới: “Việt Nam là một câu chuyện phát triển thành công. Những cải cách kinh tế từ năm 1986 kết hợp với những xu hướng toàn cầu thuận lợi đã nhanh chóng giúp Việt Nam phát triển từ một trong những quốc gia nghèo nhất trên thế giới trở thành quốc gia thu nhập trung bình thấp chỉ trong vòng một thế hệ. Từ năm 2002 đến 2020, GDP đầu người tăng 3,6 lần, đạt gần 3.700 USD. Tỉ lệ nghèo (theo chuẩn 1,9 USD/ngày) giảm mạnh từ hơn 32% năm 2011 xuống còn dưới 2%.

Nhờ có nền tảng vững chắc, nền kinh tế Việt Nam đã thể hiện sức chống chịu đáng kể trong những giai đoạn khủng hoảng, mới đây là đại dịch COVID-19. Tăng trưởng GDP giảm xuống 2,58% vào năm 2021 do sự xuất hiện của biến thể Delta nhưng dự kiến ​​sẽ phục hồi lên 5,5% vào năm 2022.”[1]

Bên cạnh đó, trong những năm qua, Việt Nam luôn có mức tăng trưởng cao so với các nước trên thế giới. Đồng thời, nhiều tổ chức kinh tế lớn trên thế giới tiếp tục đánh giá cao mức độ tăng trưởng của Việt Nam. Mới đây, dự báo của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) cho rằng, kinh tế Việt Nam sẽ tiếp tục có những bước tăng trưởng mạnh mẽ vào năm 2022 và 2023[2].

Về mô hình phát triển của Dubai, đây là một thành phố trực thuộc Các Tiểu Vương quốc Arab Thống nhất (UAE), có nền kinh tế chủ yếu dựa trên xuất khẩu dầu mỏ. Nhờ tiền thu được từ dầu mỏ, UAE đã mở rộng kinh doanh các dịch vụ du lịch, tài chính, và bất động sản.

Còn mô hình chính trị, Chính phủ Dubai hoạt động theo mô hình quân chủ, do gia tộc Al Maktoum trị vì từ năm 1833. Tiểu vương Dubai hiện tại là Mohammed bin Rashid Al Maktoum, người đồng thời giữ chức phó tổng thống và thủ tướng của UAE. Trong mắt các tổ chức nhân quyền phương Tây, chế độ của Al Maktoum là một chế độ độc tài, không có bầu cử tự do, và đàn áp bất đồng chính kiến.

Đặc biệt, Dubai nổi tiếng thế giới về sự vi phạm quyền lao động và chế độ nô lệ hiện đại. Phần lớn trong số 250.000 lao động nước ngoài ở Dubai sống trong điều kiện được Tổ chức Theo dõi Nhân quyền Quốc tế (HRW) đánh giá là “thiếu nhân tính”. Đài Phát thanh Nhân dân Quốc gia (NPR) tường thuật rằng người lao động ở Dubai “thường sống đến tám người trong một căn phòng, gửi về quê nhà một phần tiền lương của họ cho gia đình, những người thân mà họ không nhìn thấy trong nhiều năm liền”. Vấn nạn này đã được mô tả trong bộ phim tài liệu “Nô lệ ở Dubai” (2009). Không biết, khi Việt Tân kêu gọi Việt Nam bắt chước mô hình phát triển của Dubai, họ có nắm được những vấn nạn vẫn đang hiện hữu ở đất nước này không?!

Với kiểu nhắm mắt bắt hình đem so sánh một đất nước có thể chế chính trị, kinh tế hoàn toàn khác với Việt Nam như thế, có thể thấy giới dân chửi vừa thiếu hiểu biết về nhân quyền và phát triển, vừa không có một chút trách nhiệm nào với đời sống của người dân. Họ chỉ làm thạo hai việc, là chửi chế độ và bốc thơm bè cánh của Mỹ, miễn được nhận tiền tài trợ để sống qua ngày.


[1] [1] https://www.worldbank.org/vi/country/vietnam/overview

[2] Ông Andrew Jeffries, Giám đốc quốc gia ADB tại Việt Nam khẳng định: “Nền kinh tế Việt Nam đã phục hồi nhanh hơn dự kiến trong nửa đầu năm 2022, và tiếp tục tăng trưởng trong bối cảnh môi trường toàn cầu có nhiều thách thức. Kinh tế phục hồi ổn định nhờ các cân đối kinh tế mạnh, được hỗ trợ bởi sự phục hồi nhanh hơn dự kiến của ngành sản xuất chế biến chế tạo và dịch vụ”.

 


Ngồi một xó bàn công tác nhân sự vô lối đúng kiểu Nguyên Ngọc

 


 Mỗi khi trong nước có những sự kiện chính trị trọng đại, bọn phản động, cơ hội chính trị và các thế lực thù địch càng điên cuồng chống phá, tuyên truyền xuyên tạc, tung tin bịa đặt, bôi xấu chế độ, nói xấu các đồng chí lãnh đạo của Đảng và Nhà nước, gây mất đoàn kết nội bộ trong cán bộ, đảng viên. Sáng nay, vào mạng xã hội đọc được bài với cái title: “Việc thay Nguyễn Phú Trọng vẫn phải chờ đến “phút 89” của Ngọc Nguyên với những thông tin bịa đặt, hoang đường. Ngọc Nguyên viết rằng:“Đảng cho công bố công khai trước ngày khai mạc Hội nghị TƯ-6 để tái khẳng định quyền lực của Bộ chính trị (BCT)”. Suy nghĩ và viết như trên tác giả đã thể hiện sự non kém về nhận thức, không hiểu gì về nguyên tắc “tập trung dân chủ” đã được ghi trong Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam và cũng cho thấy thái độ bất hảo của Ngọc Nguyên, bởi đâylà một nhận định không chuẩn xác của Ngọc Nguyên cố tình suy diễn lung tung và hết sức võ đoán. Mặt khác Ngọc Nguyên lại dựa vào Quy định 80 để khẳng định: “việc tăng cường quyền lực của BCT vào thời điểm hiện nay cũng cho thấy, TBT Trọng và bộ sậu đang rất lo lắng trong việc thâu tóm đa số Ủy viên Trung ương đối với các vấn đề nhân sự quan trọng” thì thật là mơ hồ, hoang tưởng hết chỗ nói, mới chỉ “nghe hơi nồi chõ” đã phán bừa, phán ẩu. Ngọc Nguyên cố tình không hiểu rằng sự nghiệp “đốt lò” chưa khép lại. Việc có người khen, kẻ chê, người đánh giá cao, người đánh giá thấp là tùy theo góc nhìn của mỗi người âu cũng là chuyện bình thường. Vấn đề ở đây là đối tượng khen là ai và những đối tượng chê là ai mà thôi. Một số kẻ tham nhũng và đồng bọn bị “vào lò đốt” dù có tâm phục, khẩu phục đến mấy cũng vẫn còn có kẻ hậm hực vì một thời vàng son không còn nữa, đang phải ăn cơm tù, mặc áo tù, mất hết quyền công dân… Còn các thế lực thù địch phản động, những phần tử cơ hội chính trị, trở cờ thì luôn lợi dụng mà nhòm ngó, săm soi, bới móc từng ly từng tý, hở ra là mở miệng chê bôi, chửi bới rồi công kích, bôi nhọ bằng nhiều chiêu trò, thủ đoạn bỉ ổi…

Hội nghị toàn quốc về tổng kết 10 năm công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực đã diễn ra vào ngày 30/6/2022 tại Hà Nội đã khẳng định: “công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực được lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt, đồng bộ, toàn diện, bài bản, đi vào chiều sâu, với quyết tâm chính trị rất cao, đạt được nhiều kết quả rõ rệt đột phá được nhân dân đồng tình ủng hộ đánh giá rất cao. Kết quả đạt được trong công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực thời gian qua đã khẳng định những mục tiêu, quan điểm, chủ trương, giải pháp của Đảng và Nhà nước về công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực nhất là chủ trương thành lập Ban Chỉ đạo, trực thuộc Bộ Chính trị do đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng làm Trưởng ban là hoàn toàn đúng đắn, kịp thời, phù hợp với yêu cầu thực tiễn”. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã lãnh đạo và khởi xướng “Chiến dịch đốt lò” từ năm 2016, cho tới nay nhiều văn bản quy phạm pháp luật về công tác này được ban hành kịp thời trong đó có Luật phòng chống tham nhũng 2019; Nghị định 59/2019/NĐ-CP… và các văn bản dưới Luật, Chỉ thị, nghị quyết có liên quan làm cơ sở pháp lý xử lý người vi phạm tham nhũng theo luật định.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là một trong những người học trò xuất sắc nhất của Chủ tịch Hồ Chí Minh, vừa có tâm, có tầm, có lối sống giản dị, trong sáng, minh mẫn và trí tuệ, mẫu mực và khiêm nhường. Ông là tấm gương sáng ngời, tiêu biểu để cho mọi cán bộ, đảng viên noi theo. Việc ông có làm Tổng Bí thư nữa hay không là do Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư quyết định, không có một căn cứ nào cho rằng “Chân ghế TBT” bị rung lắc”. Đó chỉ là những luận điệu xuyên tạc, bóp méo sự thật của Nguyên Ngọc làm hoang mang dư luận, gây chia rẽ nội bộ, phá hoại sự đoàn kết trong cán bộ, đảng viên nhất là nội bộ lãnh đạo cấp cao nhất của Đảng. Nguyên Ngọc thật là ngu dốt nhưng lại hay xỉa sói vào những sự việc mà mình không nắm vững, không chịu cập nhật để đưa ra những nhận xét chính xác, đúng sự thật.

Đến giờ phút này mà Ngọc Nguyên vẫn còn ngây ngô, nhai lại việc Tổng Bí thư-Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng ký Quyết định tặng thưởng Huân chương lao động hạng ba cho Công ty cổ phần Công nghệ Việt Á. Ngọc Nguyên không chịu cập nhật thông tin nên viết bừa, viết ẩu: “Kẹt một nỗi, dư luận đang trỏ vào cái Huân chương (HC) Lao động đến nay vẫn chưa bị xóa bỏ”. Cần nhớ rằng theo quy định của Luật Thi đua, khen thưởng thì cơ quan trình khen thưởng cấp cao, cụ thể là Bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ, chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm trước Thủ tướng Chính phủ về thủ tục, hồ sơ, điều kiện, tiêu chuẩn, tính chính xác của thành tích. Nếu phát hiện gian lận hồ sơ thì sẽ bị xem xét kỷ luật, thu hồi Quyết định khen thưởng và hiện vật khen thưởng. Đơn vị nào trình khen thì đơn vị đó phải trình hủy quyết định khen thưởng. Ngày 23/6/2022 Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đã ký quyết định số 715/QĐ-CTN hủy quyết định tặng Huân chương Lao động hạng ba với Công ty cổ phần Công nghệ Việt Á do vi phạm pháp luật nghiêm trọng, gây dư luận xấu. Như vậy, vụ việc đã xử lý đúng theo pháp luật hiện hành.

Ngọc Nguyên còn “ăn theo nói leo” cho rằng “Việt Nam chưa cho phép gọi đó là một cuộc chiến tranh” về cuộcxung đột vũ trang giữa Nga và Ukraine. Trên các diễn đàn quốc tế và trên các phương tiện thông tin đại chúng, Việt Nam đã nhiều lần nêu rõ quan điểm chính thức của mình, với mong muốn cả Nga và Ukraine hướng về hòa bình và cuộc sống an toàn của người dân để đàm phán, chấm dứt leo thang căng thẳng. Việt Nam không “thiên vị” hay đứng về bất kỳ một bên nào giữa Nga và Ukraine. Việt Nam lựa chọn lẽ phải và đứng về chính nghĩa. Ngọc Nguyên trích dẫn từ VOA Tiếng Việt, để nhai lại luận điệu cũ mèm, cổ súy chiến tranh trái ngược hoàn toàn với quan điểm của Việt Nam khi đưa ra nhận định: “Nhưng nếu tiếp tục bị cột vào “cỗ xe” Nga – Trung, bang giao quốc tế của Việt Nam sẽ hết sức xám xịt. Quan hệ không chỉ tuột dốc với Hoa Kỳ, mà ngay cả với châu Âu, cả trong lẫn ngoài EU, sẽ trắc trở. Tình hình này khiến cho “ngoại giao cây tre” mà ông Trọng từng cổ súy sắp biến thành “ngoại giao cây sậy”. Việt Nam yêu chuộng hòa bình, không muốn xảy ra chiến tranh với bất cứ quốc gia nào. Việt Nam đã đóng góp nhiều sáng kiến hòa bình cho khu vực và thế giới được các quốc gia trên thế giới ghi nhận, Việt Nam tôn trọng Luật pháp quốc tế và Hiến chương Liên hợp quốc. Ngọc Nguyên còn hóng hớt, cóp nhặt, trích dẫn thông tin không được kiểm chứng: “Hồi Hội nghị Trung ương 5 tháng 5/2022, “bộ tam” Chính – Phúc – Huệ từng tạo được một thế trận liên hoàn ép Tổng Trọng nghỉ hưu…”. Thật là buồn nôn với chiêu trò võ đoán, mơ hồ hoang tưởng theo thuyết âm mưu, bình luận xuyên tạc méo mó rất chợ búa như thế này.

Vẫn giọng điệu bịa đặt, Ngọc Nguyên lại ảo tưởng, bày trò “lo cho những chiếc ghế khác cũng bấp bênh” và toàn những thông tin thêu dệt trên mạng chẳng ăn nhập gì. Đây cũng là thuyết âm mưu của các thế lực thù địch, phản động đầy ác ý, thủ đoạn kích động nhóm này, nhóm kia trong một thể chế chính trị hòng gây mâu thuẫn mất đoàn kết, chia rẽ nội bộ. Cái “thuyết âm mưu” của Ngọc Nguyên quá lởm khởm, hoàn toàn cóp nhặt rồi tung tin bậy bạ. Chuyện “có lên, có xuống”; “có vào, có ra” trong bổ nhiệm và sử dụng cán bộ, là một chuyện thường xuyên và bình thường trong công tác tổ chức, cán bộ của Đảng. Trung ương Đảng đã, đang và sẽ quyết liệt “tinh giản” đối với bộ phận cán bộ tha hóa, biến chất vi phạm kỷ luật, xuống cấp về đạo đức lối sống, những đối tượng “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”. Bọn chúng là những “con sâu làm rầu nồi canh” cần loại bỏ. Điều gì phải đến sẽ đến, Ngọc Nguyên đừng “cầm đèn chạy trước ô tô” mà phán xét bừa phứa. Hãy cứ đợi đấy.

Minh Hân

 

Thứ Hai, 26 tháng 9, 2022

Trả lời câu hỏi: “Liệu quan hệ Việt – Mỹ đang “Tình trong như đã/Mặt ngoài còn e” (BBC)?

 



Trên nhiều trang mạng gần đây đã phát tán thông tin và bình luận về chuyến thăm Hoa Kỳ, nhân chuyến công tác tại Liên hợp quốc của Thủ tướng Phạm Minh Chính (ngày 5/9/2022…) Chúng tôi xin được “cập nhật” thông tin với bạn đọc và có vài bình luận…

Trước hết, BH xin được khẳng định: Quan hệ Việt Nam-Hoa Kỳ đã sang một trang mới. Điều này đã công khai trên nhiều văn kiện của Đảng cộng sản và Nhà nước Việt Nam. Cho đến nay Hoa Kỳ đã nằm trong nhóm “Đối tác toàn diện” của Việt Nam. Theo cách phân loại của Việt Nam- Hoa Kỳ còn một nấc thang nữa trong quan hệ với Việt Nam – Đó là “ Đối tác Chiến lược”…

Trở lại với tác giả nào đó trên BBC-Thông tin cho biết Tổng thống Biden dự kiến sẽ có chuyến thăm Việt Nam vào cuối năm nay-2022. Theo đặc sứ John Kerry cho biết đây sẽ là chuyến thăm Viêt Nam cuối cùng trên cương vị Tổng thống trước khi kết thúc nhiệm kỳ.

Cũng theo tác giả trên- Tổng thống Joe Biden rất muốn thăm Việt Nam, nhưng còn bận một số vấn đề quốc tế nên chưa thu xếp được. Trong cuộc phỏng vấn (hẹp) với báo chí Việt Nam, đặc sứ John Kerry ( cựu Ngoại trưởng Mỹ) cho biết: Tổng thống Biden hiện đang khá bận với các vấn đề nóng như xung đột ở Ukraine và căng thẳng với Trung Quốc nên chưa thể sắp xếp sang Việt Nam.  

Dưới tiêu đề “Tăng cường song phương lẫn đa phương”, tác giả trên BBC nêu câu hỏi: “Điều gì đã xảy ra trong quan hệ song phương Việt – Mỹ mấy tháng gần đây?” Theo tác giả này thì không có lý do chính trị nào quan trọng để Hoa Kỳ phải lùi chuyến thăm của Tổng thống Biden.

Trợ lý Ngoại trưởng Hoa Kỳ đặc trách các vấn đề Đông Á và Thái Bình Dương, ông Daniel Kritenbrink trong buổi tiếp thứ trưởng Thường trực Bộ Ngoại giao Việt Nam, ông Nguyễn Minh Vũ (Chiều 30/8) đã khẳng định “Tầm quan trọng của việc tiếp tục trao đổi cấp cao giữa Hoa Kỳ và Việt Nam và chờ đón kỷ niệm 10 năm quan hệ “đối tác toàn diện”  Việt Nam- Hoa Kỳ  vào năm 2023”. 

Theo Phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, hai quan chức “đã trao đổi về các vấn đề liên quan đến mối quan tâm chung của hai nước nhằm thúc đẩy hòa bình, ổn định và thịnh vượng trong khu vực… Hai bên nhất trí sẽ tái tham gia cuộc Đối thoại về Châu Á – Thái Bình Dương tại Việt Nam vào năm tới”.

Trang Twitter của trợ lý Ngoại trưởng Kritenbrink viết: “Vit Nam là mt đi tác mnh m ca Hoa K và chúng tôi k vng m rng quan h này hơn na”.

Về phía Việt Nam, thứ trưởng bộ Ngoại giao Minh Vũ cho rằng tầm quan trọng của việc làm sâu sắc hơn nữa mối quan hệ Việt – Mỹ và tầm nhìn chung của hai nước trong việc thúc đẩy một Khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương (IP) ổn định và thịnh vượng… là rất quan trọng”. 

 Trong một diễn biến khác, liên quan đến quan hệ hợp tác Hoa Kỳ – Việt Nam, ông Ratner- một quan chức Ngoại giao cấp cao của Hoa Kỳ đã có kế hoạch đến Hà Nội để đồng chủ trì cuộc đối thoại về chính sách quốc phòng Việt Nam-Hoa Kỳ-nhằm cụ thể hóa nội dung mở rộng và gia tăng quan hệ toàn diện Hoa Kỳ – Việt Nam.

Như vậy là cùng với việc ông Ratner, bà Jenkins và trước đó là ông John Kerry, Hoa Kỳ đã có 3 đoàn ngoại giao cao cấp đến thăm và làm việc với  Việt Nam từ cuối năm 2021- đầu năm 2022.

Dưới tiêu đề: “Rõ ràng, sòng phẳng… sợ gì!”( Trích một câu nghe lỏm Thủ tướng Phạm Minh Chính nói trong chuyến thăm Hoa Kỳ) tác giả trên BBC viết:

Đặc sứ Tổng thống John Kerry, (ngày 4/9) đã nói: Hai bên nhất trí phát triển quan hệ “Đối tác toàn diện” Việt Nam – Hoa Kỳ…nhằm đưa quan hệ 2 nước “đi vào thực chất, chiều sâu và ổn định…” .

Thủ tướng Phạm Minh Chính, trong chuyến thăm Hoa Kỳ cũng đã xác định quan hệ Việt Nam- Hoa Kỳ: “Cần được tăng cường hợp tác cùng với với hợp tác với các nước nhằm đóng góp tích cực hơn cho hòa bình, ổn định, hợp tác, phát triển tại khu vực”. Về phía Hoa Kỳ, đặc phái viên Kerry cũng tái khẳng định: “Hoa Kỳ nhất quán coi trọng quan hệ “Đối tác toàn diện” với Việt Nam, ủng hộ Việt Nam đóng vai trò chủ động, thực chất tại khu vực và ứng phó với các vấn đề quốc tế, trong đó có biến đổi khí hậu.”

Theo tác giả BBC (nói trên): Giới quan sát đều chỉ ra một  “Bí mật– công khai” (trong quan hệ Việt Nam-Hoa Kỳ) đó là kiến nghị với Chính phủ Việt Nam nâng cấp quan hệ hai nước từ “Đối tác toàn diện” (hiện nay) lên “mức mới” – đó là “Đối tác chiến lược”, hoặc cao hơn nữa là “Đối tác chiến lược toàn diện”, nhưng Hà Nội vẫn chưa trả lời”.

Còn nhớ mùa hè năm ngoái- 2021), cựu Thứ trưởng Ngoại giao và từng là Đại sứ Việt Nam tại Hoa Kỳ Phạm Quang Vinh đã nói về quan hệ 2 nước: “Quan hệ Việt – Mỹ chắc chắn đã ở tầm đối tác chiến lược”, đây “Chỉ còn là việc định danh, đặt tên sao cho đúng, cho tương xứng với tầm quan hệ”. Bắc Hà đánh giá cao sự “ tiết lộ-một bí mật “ công khai” của nhà ngoại giao kỳ cựu Việt Nam. “ Bí mật-Công khai này” đặt vào cương vị của ông Phạm Quang Vinh là “ vừa đủ”!

 Vẫn theo theo ông Pạm Quang Vinh: “Việt Nam không chọn bên là đúng, nhưng chưa đủ”. “Chúng ta không chỉ không chọn bên mà còn phải chơi được với tất cả các nước lớn và các đối tác khác. Quan hệ giữa Việt Nam với Mỹ cần phải đặt trong bối cảnh đó”.  Bắc Hà lại xin được đánh giá cao ông Phạm Quang Vinh: Đã giám “ bổ sung” cho lãnh đạo Việt Nam.

Trở lại với tác giả BBC: Nếu quan hệ Việt – Mỹ “bị” đặt trong bối cảnh ấy- Nghĩa là nó phải chịu sự chi phối của hai mối quan hệ ưu tiên cao hơn (?) là bang giao Việt – Trung và quan hệ Việt – Nga! thì quan hệ Việt – Mỹ có nguy cơ trở thành “con tin của ý thức hệ”- “ Cho dù chủ nghĩa cộng sản ngày nay không còn là chất keo kết dính ba đối tác này với nhau”. (SIC). Theo Bắc Hà thì tư duy của tác giả nào đó trên BBC là quá cổ hủ. Việt Nam đã thay đổi tư duy chính trị từ sau chiến tranh lạnh.

Ngày nay Việt Nam xác định quan hệ đối ngoại không dựa trên ý thức hệ (Có cùng hay khác nhau về ý thức hệ) mà lấy lợi ích của Quốc gia, Dân tộc, cụ thể hơn là dựa trên khái niệm “ Đối tác” và  “Đối tượng” làm tiêu chí.  Trong “Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới” (Hội nghị Trung ương 8 -tháng 7-2003) Đảng cộng sản Việt Nam đã xác định:

 “Những ai tôn trọng độc lập chủ quyền, thiết lập và mở rộng quan hệ hữu nghị và hợp tác bình đẳng cùng có lợi với Việt Nam đều là đối tác; bất kể lực lượng nào có âm mưu và hành động chống phá mục tiêu cách mạng Việt Nam trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc đều là đối tượng” đấu tranh của Việt Nam.

Như vậy không có chuyện “Việt Nam nhân nhượng quá mức đối với Bắc Kinh” trong quan hệ tay ba (Trung Quốc –Việt Nam-Hoa Kỳ ). Thiết nghĩ điều này Trung Quốc cũng hiểu rõ . Mặt khác cũng đừng suy luận- Lập trường của Trung quốc ở đây là “thọc gậy bánh xe”. Trung quốc thừa hiểu rằng- Việt Nam có lập trường của mình- Đó là lợi ích Quốc gia, Dân tộc…chứ không phải mấy câu chữ trên internet, mạng xã hội.

Còn câu nói của Thủ tướng Phạm Minh Chính (“rõ ràng, sòng phẳng…sợ gì!” ) chỉ là câu nói “buột miệng” không đáng để mọi người quan tâm. Một tài khoản cho rằng tác giả nào đó đã suy luận quá mức- Mỗi người đều có thái độ và ngôn từ của mình …Không có chuyện việc gì cũng quy về “ rõ ràng, sòng phẳng…sợ gì”.

Bây giờ BH xin được có mấy thông tin và bình luận về quan hệ Việt Nam- Hoa Kỳ và Trung Quốc:

1-Quan hệ Việt Nam-Hoa Kỳ là một trong những quan hệ đối ngoại phức tạp bậc nhất đối với cả 2 nước. Còn nhớ: Hoa Kỳ không chỉ viện trợ quân sự mà còn đưa quân viễn chinh xâm lược Việt Nam, chống phá sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước của Việt Nam; Hoa Kỳ từng thực hiện chính sách cấm vận nghiệt ngã sau chiến tranh hòng làm cho Việt Nam không thể phát triển được.

Thế rồi, Hoa Kỳ đã bình thường hóa quan hệ với Việt Nam…từng bước phát triển quan hệ hợp tác với Việt Nam: Từ viện trợ nhân đạo, hợp tác kinh tế đến hợp tác về an ninh quốc phòng…

2-Với Trung Quốc, quan hệ hai nước cũng đã trải qua nhiều bước thăng trầm:Trung Quốc từng giúp đỡ Việt Nam về nhiều mặt, trong đó có cả về quân sự để Việt Nam “Chống Mỹ, cứu nước”. Thế những Trung Quốc đã từng đưa quân xâm lược Việt Nam. Sự kiện ngày 17-2- Trung Quốc điều hơn 60 vạn quân xâm lược toàn tuyến biên giới phía Bắc… Điều này đã trở thành quá khứ nhưng người Việt Nam không bao giờ quên.

Đến đây Bắc Hà xin có vài bình luận:

1-Quan hệ đối ngoại của Việt Nam là một trong những vấn đề chính trị phức tạp bậc nhất không chỉ ở khu vực mà cả trên thế giới. Đảng cộng sản Việt Nam đã xử lý mối quan hệ phức tạp này trong các thời kỳ lịch sử một cách linh hoạt, sáng tạo…Trong bất cứ quan hệ quốc tế nào, Đảng cộng sản Việt Nam luôn lấy lợi ích quốc gia dân tộc làm tiêu chí.

2-Quan hệ đối ngoại của Việt Nam xưa nay luôn công khai, rõ ràng được thể hiện trong các văn kiện của Đảng và Nhà nước.

3-Quan hệ với Hoa Kỳ và Trung quốc cũng được xác định công khai, minh bạch…(như trên đã cung cấp thông tin)…

Kẻ nào cho rằng quan hệ Việt Nam-Hoa Kỳ: “Tình trong như đã/Mặt ngoài còn e” (sợ Trung quốc”) chỉ là kẻ thiểu năng về trí tuệ và xúc phạm người Việt Nam. Điều này không thể dung thứ được./. 

Bắc Hà