Nguyễn Hoàng Nam bị cơ quan điều tra bắt tạm giam – Ảnh: TIẾN VĂN |
Công an tỉnh An Giang phối hợp với Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao Bộ Công an cùng một số cơ quan chức năng vừa khởi tố, bắt tạm giam ông Nguyễn Hoàng Nam, (42 tuổi) trú tại Thành phố Châu Đốc (An Giang), để điều tra về hành vi “Phát tán, tuyên truyền thông tin, tài liệu nhằm chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”. Sẽ chẳng có gì phải nói thêm bởi đây là công việc bình thường theo đúng chức năng, nhiệm vụ của cơ quan Công an.
Thế nhưng mới đây, trong bài
“Tín đồ Phật giáo Hòa Hảo bị bắt vì “tuyên truyền chống Nhà nước” sau hai năm
mãn hạn tù” thông tin về việc này VOA tiếng Việt đã có những lời lẽ không phù hợp,
sai sự thật, theo ý đồ chủ quan về tự do dân chủ ở Việt Nam. VOA gọi Nguyễn
Hoàng Nam là “cựu tù nhân lương tâm”. Về hành vi “Phát tán, tuyên truyền thông
tin, tài liệu nhằm chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”, VOA cho
rằng, đó là “một cáo buộc thường được dùng để bắt giam các nhà hoạt động dân chủ
và những người bất đồng chính kiến ở quốc gia Đông Nam Á do Đảng Cộng sản cầm
quyền”… Không chỉ vậy, trong cách đưa tin, lời bình luận, VOA còn lộ rõ thái độ
bênh vực, che chắn cho Nguyễn Hoàng Nam.
Việt Nam đã nhiều lần khẳng định:
Ở Việt Nam không bao giờ có cái gọi là “tù nhân lương tâm”. “Tù nhân lương tâm”
thực chất đó chỉ là cách gọi của các thế lực thù địch, phản động dành cho những
người đã vi phạm pháp luật Việt Nam mà thôi. Cũng như mọi quốc gia trên thế giới,
ở Việt Nam những người vi phạm pháp luật đều sẽ bị xử lý theo đúng quy định của
pháp luật.
Theo quy định của pháp luật Việt
Nam, tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật Hình sự,
do người có năng lực trách nhiệm hình sự hoặc pháp nhân thương mại thực hiện.
Khi có đủ căn cứ để xác định một người đã thực hiện hành vi mà Bộ luật Hình sự
quy định là tội phạm thì Cơ quan điều tra ra quyết định khởi tố bị can, bắt tạm
giam để phục vụ công tác điều tra. VOA cho rằng trong chế độ do Đảng Cộng sản cầm
quyền các “nhà hoạt động dân chủ” và những “người bất đồng chính kiến” thường bị
cáo buộc về tội “Phát tán, tuyên truyền thông tin, tài liệu nhằm chống Nhà nước
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam” là hồ đồ, vô căn cứ.
Theo Điều 8 Hiến pháp năm 2013,
Nhà nước quản lý xã hội bằng hiến pháp và pháp luật. Nhà nước nào cũng phải ban
hành hiến pháp, pháp luật để quản lý xã hội. Hiến pháp, pháp luật của mỗi quốc
gia phản ánh ý chí, nguyện vọng của công dân và phù hợp với điều kiện kinh tế –
văn hóa – xã hội, lịch sử truyền thống, phong tục, tập quán… của quốc gia đó. Tại
Điều 46 Hiến pháp năm 2013 quy định: Công dân có nghĩa vụ tuân theo hiến pháp,
pháp luật; tham gia bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự – an toàn xã hội và chấp
hành các quy tắc sinh hoạt cộng đồng. Như vậy, đã là công dân thì phải có nghĩa
vụ tôn trọng và thực hiện hiến pháp, pháp luật. Nếu ai đó vi phạm thì tất yếu họ
phải chịu sự trừng phạt của pháp luật. Điều này ở quốc gia nào cũng vậy chứ
không phải chỉ ở Việt Nam.
Đối với trường hợp ông Nguyễn
Hoàng Nam, hành vi phát tán, tuyên truyền thông tin, tài liệu nhằm chống Nhà nước
Cộng hòa XHCN Việt Nam là rất rõ ràng. Sau khi chấp hành xong hình phạt tù trở
về địa phương ông Nam không chịu cải tạo mà vẫn “ngựa quen đường cũ” tiếp tục lợi
dụng không gian mạng, tạo nhiều tài khoản mạng xã hội để đăng tải, tán phát nhiều
tài liệu, hình ảnh, video clip, thậm chí livestream để tuyên truyền, chống phá Đảng,
Nhà nước, chính quyền địa phương; gây chia rẽ, phá hoại chính sách đoàn kết tôn
giáo, dân tộc; xúc phạm danh dự, nhân phẩm nhiều đồng chí lãnh đạo cấp cao của Đảng
và Nhà nước… Qua kiểm tra, khám xét nơi ở, cơ quan chức năng đã phát hiện, thu
giữ 7 điện thoại di động, 2 USB, 1 laptop, 307 trang tài liệu và 10 video có nội
dung tuyên truyền chống Đảng, Nhà nước Việt Nam và nhiều đồ vật, tài liệu khác
có liên quan.
Mọi sự đã rõ, thế nhưng trong
con mắt của VOA, ông Nguyễn Hoàng Nam chỉ là “nhà hoạt động dân chủ”… Cách đưa
tin, bình luận của VOA thể hiện rõ cái nhìn thiển cận, phiến diện về Công ước
quốc tế và luật pháp Việt Nam. Điều 19 Tuyên ngôn Quốc tế về nhân quyền khẳng định:
“Mọi người đều có quyền tự do ngôn luận và bày tỏ quan điểm… và bày tỏ qua mọi
phương tiện truyền thông”. Tuy nhiên, tại Điều 29 của chính văn bản này cũng khẳng
định: “Trong việc hành xử nhân quyền và thụ hưởng tự do, mọi người phải chịu những
hạn chế do luật định… nhằm thỏa mãn những đòi hỏi chính đáng về luân lý, trật tự
công cộng và nền an sinh chung”.
Cũng như mọi quốc gia trên thế
giới Việt Nam tôn trọng quyền tự do dân chủ của công dân nhưng phải trong khuôn
khổ luật pháp. Hành vi của Nguyễn Hoàng Nam vừa trái với Công ước quốc tế, vừa
vi phạm pháp luật Việt Nam. Vậy tại sao VOA lại che chắn, bảo vệ cho Nguyễn
Hoàng Nam? Dư luận chẳng lạ gì thái độ thiếu thiện chí của VOA và một số trang
mạng có quan điểm chống Việt Nam ở nước ngoài thường lợi dụng những vụ việc tương
tự để tuyên truyền xuyên tạc, kích động chống phá, gây sức ép đòi Việt Nam thay
đổi nội dung trong Bộ luật Hình sự quy định về tội danh “tuyên truyền chống Nhà
nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”. Nhưng họ đã lầm. Cũng như mọi quốc
gia, Hiến pháp, pháp luât Việt Nam vừa có tính phổ quát, vừa mang tính đặc thù.
Đây là cơ sở pháp lý cao nhất mà không một ai, không một thế lực nào dù có dùng
những thủ đoạn tinh vi, nham hiểm đến đâu cũng không thể phủ nhận, xuyên tạc,
bác bỏ được. Việt Nam đang xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ
nghĩa, Nhà nước của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân. Cùng với quản lý chặt
chẽ xã hội bằng pháp luật, Đảng, Nhà nước và Nhân dân Việt Nam luôn đề cao cảnh
giác, tăng cường sức “đề kháng” đủ khả năng vô hiệu hóa, đấu tranh phản bác,
làm thất bại mọi chiêu trò can thiệp vào công việc nội bộ, luận điệu tuyên truyền
xuyên tạc chống phá của các tổ chức, cá nhân thiếu thiện chí, thù địch./.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét