Thứ Hai, 7 tháng 8, 2023

Nhập nhèm đánh lận con đen - Trò cũ rồi

 Quốc An

Gần đây, các cơ quan chức năng của Việt Nam đã bắt giữ, xử lý một số đối tượng có hành vi lợi dụng các quyền tự do dân chủ để đưa tin sai sự thật, tuyên truyền chống phá Đảng và Nhà nước. Sẽ chẳng có gì phải bàn nếu như không có chuyện thông qua một số tờ báo, trang tin, wbe thiếu thiện chí với Việt Nam ở nước ngoài, các tổ chức, cá nhân thù địch vẫn tiếp tục đưa ra những thông tin thiếu khách quan, không trung thực, bóp méo sự thật về tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do internet ở Việt Nam.

Đáng lưu ý vừa mới đây, trên Đài Á Châu Tự Do (RFA) đã phát bài viết kèm video với tiêu đề “HRF: Việt Nam nằm trong số quốc gia đàn áp báo chí nhất ở Châu Á”. Giọng điệu mà RFA mượn lời nhận xét của Quỹ Nhân quyền (Human Rights Foundation- HRF) để rêu rao không gì khác vẫn là cho rằng Việt Nam “đàn áp báo chí”, “kiểm soát và ngăn chặn internet”, nhiều “nhà hoạt động” và “nhà báo tự do” bị bỏ tù về tội danh “làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm chống Nhà nước” theo Điều 117 hoặc “lợi dụng các quyền tự do dân chủ” theo Điều 331 của Bộ luật Hình sự. Việc làm này của RFA và HRF càng lộ rõ mưu xấu xa, động cơ chính trị thấp hèn, không tốt đối với Việt Nam.

Cần phải khẳng định, sự thật về tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do Internet ở Việt Nam trái ngược hẳn với những gì mà họ thường rêu rao vu cáo. Quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do Internet ở Việt Nam luôn được tôn trọng, bảo đảm và được quy định trong nhiều đạo luật quan trọng. Đặc biệt, Hiến pháp năm 2013 nêu rõ: “Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình. Việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định”. Chủ trương nhất quán của Đảng và Nhà nước Việt Nam là khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi để người dân thực hiện quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do khai thác sử dụng Internet phục vụ phát triển kinh tế – văn hóa – xã hội, hỗ trợ cải cách hành chính, nâng cao chất lượng cuộc sống và thực hiện các quyền tự do cơ bản khác của người dân. Theo tinh thần ấy, Việt Nam đã đạt nhiều thành tựu về tự do báo chí, tự do internet…

Theo số liệu của Bộ Thông tin & Truyền thông, hiện nay, Việt Nam hiện có 808 cơ quan báo chí (bao gồm 138 báo và 670 tạp chí); 72 đài phát thanh, truyền hình; 666 cơ sở truyền thanh – truyền hình cấp huyện; 9.812 đài truyền thanh cấp xã… So với những năm trước đây, số lượng các cơ quan báo chí có giảm là do Chính phủ Việt Nam thực hiện việc sắp xếp và quy hoạch các cơ quan báo chí. Mục đích của việc làm này là nhằm hỗ trợ cơ quan báo chí, trong đó có vấn đề về tài chính, nhân lực, hạ tầng và những vấn đề liên quan đến mô hình thúc đẩy báo chí phát triển, giúp báo chí hoàn thành tốt hơn sứ mệnh của mình.

Đến đầu năm 2023, Việt Nam có 77,93 triệu người dùng Internet, chiếm 79,1% tổng dân số. Ngoài ra, số lượng người dùng mạng xã hội để bày tỏ chính kiến, tổ chức các diễn đàn thảo luận, phản biện chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, gửi các góp ý, kiến nghị đến các cơ quan chức năng… cũng đạt con số hơn 70 triệu, tương đương với 71% tổng dân số. Theo Báo cáo xếp hạng an toàn, an ninh mạng toàn cầu (GCI) 2020 của Liên minh Viễn thông quốc tế (ITU), Việt Nam xếp thứ 25 trong 194 quốc gia, vùng lãnh thổ được xếp hạng, đứng thứ 7 trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương… Sự phát triển nhanh của các phương tiện thông tin đại chúng, Internet, mạng xã hội cho thấy, quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do thông tin ở Việt Nam đã có những bước cải thiện và phát triển mạnh mẽ.

Tuy nhiên, cũng như mọi quốc gia trên thế giới, pháp luật Việt Nam quy định hạn chế quyền tự do ngôn luận, tự do Internet trong một số trường hợp, phù hợp với Công ước về các quyền dân sự và chính trị, nhằm tôn trọng các quyền hợp pháp và chính đáng, uy tín, danh dự của người khác; nhằm bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự an toàn công cộng, sức khỏe cộng đồng và đạo đức của xã hội. Những trường hợp mà các thế lực thù địch gọi là “nhà báo tự do”, “nhà báo độc lập”… họ không làm việc trong một cơ quan báo chí nào ở Việt Nam; không được Bộ Thông tin và Truyền thông Việt Nam cấp Thẻ Nhà báo. Do đó, họ không phải là nhà báo. Việt Nam đã nhiều lần khẳng định và làm rõ về điều này.

Ở Việt Nam không bao giờ có chuyện “đàn áp báo chí”. Thực chất những “nhà báo tự do”, “nhà báo độc lập, “các bloggers có tiếng nói đối lập”… họ đã vi phạm pháp luật Việt Nam. Lợi dụng đặc tính lan truyền nhanh, rộng và khó kiểm soát của thông tin trên không gian mạng, những đối tượng này đã xem Internet là một trong những công cụ để tuyên truyền xuyên tạc các đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách và pháp luật Nhà nước, đồng thời, truyền bá, phát tán những luận điệu, tài liệu phản động gây hoài nghi, hoang mang trong dư luận… nhằm chống phá công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa của Nhân dân Việt Nam. Các cơ quan bảo vệ pháp luật bắt giữ và xử lý họ là do họ đã vi phạm pháp luật Việt Nam.

Vậy tại sao một số tổ chức, cá nhân thù địch vẫn cố tình khoác cho các blogger, facebook… vi phạm pháp luật Việt Nam cái danh “nhà báo độc lập”, “nhà báo tự do”…? Chúng ta chẳng lạ gì bởi “nhập nhèm đánh lận con đen” là chiêu trò mà một số tổ chức, cá nhân thù địch đã diễn đi diễn lại nhiều lần. Trò cũ nhưng cứ diễn mãi bởi chỉ có như thế họ mới dễ bề núp bóng “tự do báo chí”, dung dưỡng, kích động, cổ súy cho những đối tượng lợi dụng các quyền tự do dân chủ nhằm chống phá Việt Nam.

Nhưng phải khẳng định rằng bằng chiêu trò gì chăng nữa họ cũng không thể bôi đen nổi bức tranh sinh động về tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do Internet ở Việt Nam. Những thành tựu về tự do báo chí nói chung, tự do internet nói riêng của Việt Nam là thể phủ nhận. Những tiến bộ đó của Việt Nam được sự ghi nhận, đánh giá cao bởi dư luận quốc tế. Đảng, Nhà nước và Nhân dân Việt Nam có quyền tự hào về những thành quả của mình và kiên quyết đấu tranh, phản bác mọi suy nghĩ, hành động xuyên tạc, bóp méo sự thật về tình hình tự do báo chí nói chung, tự do Internet nói riêng ở Việt Nam.

 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét