Thứ Tư, 9 tháng 8, 2023

Một đánh giá phiến diện, thiếu khách quan!

 


Sau khi EU công bố Báo cáo Nhân quyền và dân chủ trên thế giới năm 2022 thì dư luận chung cho rằng có nhiều nội dung, trong đó có việc đánh giá về Việt Nam là phiến diện và thiếu khách quan. Cũng chính vì vậy mà các lực lượng chống phá Việt Nam vin vào đó để dấy lên  sự chống phá Việt Nam. Vậy xin điểm qua để thấy EU đánh giá về Việt Nam năm 2022 như thế nào?

Thứ nhất, họ cho rằng những hạn chế đối với các quyền chính trị và dân sự vẫn tiếp tục diễn ra và không gian dành cho xã hội dân sự liên tục bị thu hẹp.

Thứ hai, các nhà báo, blogger về nhân quyền tiếp tục bị bắt và bị truy tố với những “ cáo buộc mơ hồ” về tội chống lại an ninh quốc gia.

Thứ ba, Báo cáo của EU cũng đưa ra nội dung sai trái khi cho rằng các phiên xử không công bằng, không có đại diện pháp lý…

Thứ tư, Báo cáo của EU còn quy kết tự do truyền thông bị hạn chế ở múc độ nghiêm trọng khi bị kiểm soát chặt chẽ hoặc bị chặn hoặc buộc phải xóa những nội dung chỉ trích Chính phủ.

Đáng chú ý, một số phương tiện truyền thông ở bên ngoài, trong đó có RFA đi tiên phong cắt ghép nhiều nội dung nhằm xuyên tạc thực tế nhân quyền, dân chủ ở Việt Nam. Ông Phin Robertson – Phó Giám đốc Phân ban châu Á của HRW cũng đánh giá với giọng điệu khá nặng nề khi cho rằng: “ Chính phủ Việt Nam sử dụng đi sử dụng lại điều 117 để bịt miệng bất cứ công dân nào dám sử dụng mạng Internet để chỉ trích Chính phủ hoặc lên tiếng ủng hộ dân chủ, nhân quyền. Đặc biệt, các lực lượng chống phá Việt Nam nhân dịp này hùa vào nói xấu, bôi nhọ tình hình dân chủ, nhân quyền ở Việt Nam.

Ngược lại với những đánh giá không khách quan của EU, Liên hợp quốc đã có những ghi nhận về tình hình nhân quyền và dân chủ ở Việt Nam. Việc Việt Nam lần thứ hai trong những năm gần đây trúng cử là Thành viên Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc với số phiếu rất cao đã khẳng định uy tín của Việt Nam cũng như sự ghi nhận xác đáng của cộng đồng quốc tế đối với những thành tựu của đất nước ta trong giai đoạn hiện nay.

Ở góc độ thực thi pháp luật, trong thời kỳ đổi mới đất nước, nhất là những năm gần đây, nước ta có nhiều cố gắng trong việc hoàn thiện các thể chế pháp luật trên các lĩnh vực và trong đó đặc biệt chú ý về lĩnh vực quyền con người. Điều này đã được cộng đồng quốc tế thừa nhận và đánh giá cao. Một thực tế thuyết phục là Việt Nam đã tham gia 25 công ước của ILO, liên quan đến các lĩnh vực thương lượng tập thể, phòng chống các lĩnh vực thương lượng tập thể, phòng chống phân biệt đối xử, lao động trẻ em và lao động cưỡng bức.

Những năm qua, việc triển khai nhiều chương trình kinh tế – xã hội lớn đã góp phần quan trọng vào đảm bảo và nâng cao chất lượng thụ hưởng quyền con người cho các tầng lớp nhân dân. Trong Cương lĩnh xây dựng đất nước năm 2011 đã xác định rõ: “ Con người là trung tâm của chiến lược phát triển, đồng thời là chủ thể phát triển. Tôn trọng và bảo vệ quyền con người, gắn quyền con người với quyền và lợi ích dân tộc, đất nước và quyền làm chủ của nhân dân”.

Như vậy, Bản Báo cáo về tình hình nhân quyền và dân chủ của các nước trên thế giới, trong đó nội dung viết về Việt Nam là không hề khách quan hay nói như một nhà nghiên cứu ở phương Tây là “ những báo cáo thường niên kiểu này” đã cho rằng: “ các giá trị của EU về tôn trọng nhân phẩm, tự do, dân chủ, bình đẳng, pháp quyền và tôn trọng nhân quyền còn nhiều tranh cãi”. Do vậy, trong báo cáo của EU chúng ta thấy rõ vẫn lặp lại những giọng điệu cũ, quen thuộc và mang đầy màu sắc chủ quan khi mà họ bỏ qua hoặc bất chấp những thành tựu nhân quyền và dân chủ ở Việt Nam đã được cộng đồng quốc tế thừa nhận!

 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét