Ngày 16/8, trên facebook Việt Tân, Trung Sơn đăng status “Câu hỏi khó trả lời quá! Ai biết chỉ dùm: Theo pháp luật thì Khu lăng mộ Hồ Chí Minh có sổ đỏ không? Nếu có thì ai đứng tên???”.
Đây là thủ đoạn “đánh lận con đen” của Việt Tân khi đặt ra những câu hỏi đầy dụng ý hằn học, nhằm tầm thường hóa, xuyên tạc, phủ nhận giá trị văn hóa của Khu di tích Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch bằng việc quy thành giá trị hàng hóa đơn thuần hoặc các ẩn ý phục vụ cho mưu đồ chính trị đen tối của chúng, xa hơn nữa là phủ nhận, hạ bệ hình tượng lãnh tụ Hồ Chí Minh và những di sản tư tưởng, đạo đức, phong cách của Người.
Chúng ta ai cũng biết, Khu di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch có ý nghĩa chính trị và giá trị lịch sử to lớn, là nơi làm việc gắn liền với quãng đời rất quan trọng của một vĩ nhân - Người đứng đầu chính Đảng cầm quyền, đứng đầu Nhà nước và là lãnh tụ của dân tộc Việt Nam. Trong suốt 15 năm Chủ tịch Hồ Chí Minh sống và làm việc (1954 -1969) tại đây, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã có những cống hiến về cả lý luận lẫn thực tiễn, chiến lược lẫn sách lược, tầm hoạch định đường lối đến chỉ đạo thực tiễn, cả tổng kết kinh nghiệm của cách mạng Việt Nam và dự báo con đường tất yếu với tầm nhìn thế kỷ lẫn đối nội và đối ngoại; nhất là, những chỉ đạo chiến lược trong cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ xâm lược. Hình ảnh, tấm gương, đạo đức, lối sống thanh bạch, phong cách làm việc, sự tinh tế trong ứng xử,… của Người, tất cả đều trở thành những bài học quý báu, tất cả đều gắn liền với lịch sử đấu tranh của Đảng, của dân tộc. Nơi an nghỉ của Người cùng những vật dụng làm việc của Người là hiện vật có ý nghĩa lịch sử, văn hóa vô giá. Tất cả sẽ trường tồn cùng non sông đất nước. Đây là một trong những di tích quốc gia đặc biệt, đã được Bộ Văn hóa Thông tin ra Quyết định xếp hạng là Khu di tích ngày 15/5/1975. Đến nay, Khu di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đón hàng nghìn đoàn đại biểu ở trong nước và quốc tế, trong đó có nhiều nguyên thủ quốc gia trên thế giới với những tình cảm rất đặc biệt dành cho Người.
Các di tích của Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch còn có ý nghĩa đặc biệt bởi đó là đại diện tinh túy, đặc sắc tiêu biểu của giá trị văn hóa dân tộc Việt Nam. Trong Khu di tích, tất cả những di tích từ nơi ở, nơi làm việc, phòng tiếp khách, bếp ăn đến vật dụng hằng ngày rất bình thường, đến từng gốc cây, nhành hoa, đường đi lối lại, ao cá đến cả không khí và sắc trời đã gắn với con người vĩ đại Hồ Chí Minh. Và những di tích ấy không còn bình thường nữa, bởi vì bất kỳ một đồ vật đơn sơ nào cũng đều chứa đựng những tinh thần lớn, những giá trị thánh thiện, những triết lý nhân văn, những bài học rất thiết thực để hướng tới chân - thiện - mỹ. Những câu chuyện mà Hồ Chí Minh gửi lại tinh thần trên các di vật ấy đều là những thang bậc vững chắc cho mỗi con người học tập, phấn đấu tự hoàn thiện mình, không phải chỉ cho riêng ai. Chính vì thế, Khu di tích có một khả năng thu hút và sức lan tỏa rất lớn. Xin nêu một con số: chỉ tính từ khi di tích chính thức mở cửa đến nay đã có gần 50 triệu lượt người đến thăm; trong đó, có hàng triệu lượt khách quốc tế đến từ trên 150 quốc gia ở cả 5 châu lục và trong những người bạn quốc tế rất nhiều người là chính khách, là nguyên thủ quốc gia và những nhà hoạt động xã hội có tiếng tăm. Theo điều tra xã hội do Khu di tích tiến hành, trong số những người được hỏi, thì có trên 80% có nhu cầu được quay trở lại thăm di tích này.
Việc nhận thức đầy đủ những giá trị của Khu di tích Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch sẽ giúp chúng ta có những đánh giá chính xác về mối quan hệ tương hỗ giữa các công trình tưởng niệm về Hồ Chí Minh trong cụm di tích lịch sử văn hóa Ba Đình.
Vì thế mà những câu hỏi đầy dụng ý của Việt Tân, nhằm tầm thường hóa, xuyên tạc, phủ nhận giá trị văn hóa của Khu di tích Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch sẽ chẳng lừa bịp, kích động được ai và sẽ bị lên án, đấu tranh bác bỏ./.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét