Ngày 23/3/2023, bà Phạm Thu Hằng,
Phó Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam đã nêu quan điểm rõ ràng phản bác những
thông tin sai lệch khi Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ công bố “Báo cáo nhân quyền thường
niên năm 2022”. Bà Hằng nói: “Việt Nam lấy làm tiếc vì Báo cáo nhân quyền thường niên năm
2022 của Bộ Ngoại giao Mỹ đã đưa ra một số nhận định thiếu khách quan, dựa trên
những thông tin không chính xác về tình hình thực tiễn tại Việt Nam”. Thế
mà vừa qua, Đài Á Châu Tự Do (RFA) lại loan tải bài viết: “Báo cáo nhân quyền- dân chủ 2022 của EU: Việt Nam tiếp tục giới
hạn quyền chính trị, dân sự” với những hình ảnh và nhận định cũ
mèm để công kích vấn đề nhân quyền ở Việt Nam.
Mở đầu bài viết kỳ
này, RFA trích dẫn cái gọi là “Báo cáo thường niên về nhân
quyền-dân chủ trên thế giới năm 2022 trong đó có Việt Nam của Liên minh Châu Âu
(EU)” công bố ngày 31/7/2023 với nhận định với thái độ kích động
rằng: “Việt Nam tiếp tục giới hạn các quyền dân sự và chính trị, đặc biệt
các quyền tự do biểu đạt và hội họp”. Cần nhớ rằng, quyền tự
do biểu đạt được tái khẳng định và cụ thể hóa trong Điều 19, Công ước quốc tế về
các quyền dân sự và chính trị (ICCPR), nhưng quyền tự do biểu đạt phải chịu những
sự hạn chế nhất định theo khoản 3 Điều 19 và Điều 20 của ICCPR. Những hạn chế
này phải được quy định rõ ràng trong luật nhằm tôn trọng các quyền và uy tín của
người khác, bảo vệ an ninh quốc gia hoặc trật tự công cộng, sức khỏe, đạo đức cộng
đồng.
Tất nhiên, mỗi quốc
gia có luật pháp riêng, kèm theo những nghĩa vụ và trách nhiệm sao cho không
gây ra những chia rẽ, rối loạn, bạo lực trong cộng đồng. Như vậy, RFA trích dẫn
báo cáo lại xía vô vào những quy định của luật pháp Việt Nam trong giới hạn
“Quyền tự do biểu đạt” khi viết: “Báo cáo nêu tiếp: không gian
xã hội dân sự tại Việt Nam tiếp tục bị co hẹp lại. Một số luật, nghị định đưa
ra những giới hạn thêm nữa trong các lĩnh vực an ninh mạng, hoạt động của các tổ
chức phi chính phủ, và tự do tôn giáo đã được ban hành hay đang trong quá trình
soạn thảo” là không đúng, bởi vì đó là quy định của mỗi quốc
gia, không thể áp đặt quyền này chung cho tất cả các thể chế chính trị được. Bên cạnh những viện dẫn mang tính suy diễn chủ
quan sai sự thật, RFA còn lợi dụng một số vụ việc vi phạm pháp luật của một số
cá nhân đã bị cơ quan chức năng xử lý để quy chụp: “Các nhà báo, bloggers và những
người bảo vệ nhân quyền, bảo vệ môi trường tiếp tục bị bắt và truy tố theo những
cáo buộc mơ hồ về tội vi phạm an ninh quốc gia hay trốn thuế. Nhiều người trong
số đó bị đưa ra xử và nhận án nặng trong những phiên tòa không công khai cho mọi
người tham dự”. Vấn đề ở đây là, vì mục đích gì mà RFA cố tình
bẻ cong sự thật khi cố tình bẻ lái như vậy? Rõ ràng không đơn giản là rất thiếu
khách quan, mà mang nặng sự định kiến, góc nhìn phiến diện, chỉ dựa trên những
thông tin không chính xác, không đúng bản chất thực tiễn Việt Nam, cố tình bẻ
câu, cắt chữ, đánh tráo khái niệm “các nhà báo, bloggers” lợi
dụng “Quyền tự do biểu đạt”; lợi dụng “nhân quyền” nhân danh “bảo vệ môi trường” …để
xuyên tạc, bóp méo sự thật, bêu riếu chế độ. Thực tế chỉ có những đối tượng mà
RFA đặt cho cái tên mỹ miều là “các nhà báo, bloggers” có hành vi gây rối, kích động
bạo lực, chống phá chế độ, vi phạm pháp luật Việt Nam thì mới bị bắt giữ và tất
nhiên, tùy theo mức độ phạm tội để truy cứu trách nhiệm hình sự và đưa ra xét xử
công khai, minh bạch. Các tội phạm đứng trước tòa đã cúi đầu nhận tội, tâm phục,
khẩu phục.
Điều rõ ràng là: Báo
cáo mà RFA trích dẫn ở trên đã đưa ra những viện dẫn hoàn toàn thiếu không
khách quan, không có kiểm chứng, cố tình lèo lái, đánh tráo khái niệm cho rằng: “… tiếp tục có những cáo buộc về những phiên tòa bất công như việc
từ chối đại diện pháp lý cho người bị xét xử, những điều kiện khắc nghiệt trong
tù như thời gian bị giam không được tiếp xúc với bên ngoài dài trước khi xét xử,
bị từ chối hay không được điều trị y tế phù hợp, bị từ chối cho gia đình thăm gặp,
bị chuyển đi trại xa như biện pháp trừng phạt, bị biệt giam…”. Cần
khẳng định luôn rằng, RFA đã dựa trên những thông tin một chiều, mang tính định
kiến của một số người Việt lưu vong, vốn thâm thù với chế độ rồi vu khống Chính
phủ Việt Nam là “độc tài” đàn áp những người “bất đồng chính kiến”, để cổ súy
những kẻ mang trọng án, âm mưu bạo loạn, lật đổ chính quyền nên mới viết: “Án tử hình tiếp tục là mối quan ngại lớn tại Việt Nam, và tiếp tục
được áp dụng theo cách thiếu minh bạch, cơ quan chức năng không công bố dữ liệu
về việc hành quyết tử tù”.
Chẳng hiểu vì sao mà
RFA lại tỏ ra: “Quan ngại về quyền tự do tôn giáo của người thiểu số và quyền đất
đai của người dân vẫn còn. Quyền tự do báo chí vẫn bị hạn chế một cách nghiêm
ngặt. Tất cả các hình thức truyền thông gồm báo in, truyền thanh- truyền hình,
báo mạng, điện tử đều bị kiểm soát dữ dội. Những trang mạng chính trị độc lập đều
bị chặn, các công ty mạng xã hội bị buộc phải đóng những tài khoản hay xóa những
nội dung mang tính chỉ trích chính phủ”. Thật là nực cười, “quốc có quốc pháp, gia có gia quy”, sao Hoa Kỳ lại phải
“quan ngại” vào luật pháp Việt Nam cơ chứ? Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo đã được
Nhà nước Việt Nam quy định tại Điều 24 Hiến pháp 2013 cụ thể đó là: “Mọi người có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo”. Tất
nhiên, tự do tín ngưỡng, tôn giáo phải tuân theo Luật Tín ngưỡng, tôn giáo năm
2016. Tự do báo chí là một trong những quyền cơ bản của con người trong thời đại
ngày nay. Tuy nhiên, cũng giống như nhiều quyền cơ bản của con người, quyền tự
do báo chí phải đặt trong khuôn khổ pháp luật cụ thể ở đây là phải tuân theo Luật
Báo chí năm 2016, Luật tiếp cận thông tin 2016 và Luật An ninh mạng năm
2018.
Trong các tuyên bố
chung giữa lãnh đạo cấp cao Việt Nam-Hoa Kỳ đều thống nhất tôn trọng Hiến chương
Liên hợp quốc, luật pháp quốc tế, tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh
thổ và thể chế chính trị của nhau. Hợp tác kinh tế thương mại hai chiều giữa
hai nước đã đạt 120 tỉ USD năm 2022, tăng gấp 4 lần so với năm 2013. Hoa Kỳ đã
trở thành thị trường xuất khẩu đầu tiên của Việt Nam vượt 100 tỉ USD và Việt
Nam trở thành đối tác thương mại thứ 8 của Hoa Kỳ. Hai bên cũng đã phối hợp hiệu
quả nhiều lĩnh vực liên quan đến các vấn đề phát triển bền vững và biến đổi khí
hậu. trên các diễn đàn đa phương như ASEAN; Liên hợp quốc; APFC…Việt Nam và Hoa
Kỳ đều mong muốn thúc đẩy quan hệ hai nước phát triển, đi vào chiều sâu, hiệu
quả, bền vững vì hòa bình, ổn định, hợp tác, phát triển ở các quốc gia trong
jgu vực và trên thế giới. Thiết tưởng những bài viết vô bổ hoàn toàn sai lệch
trên RFA phải hoàn toàn được chấm dứt và cái gọi là “Báo cáo nhân quyền thường
niên” cũng nên vứt bỏ vì hằng năm mỗi khi Hoa Kỳ đưa ra thì đều
bị các quốc gia trên thế giới phản bác quyết liệt.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét