Thứ Sáu, 4 tháng 8, 2023

Đấu tranh chống tham nhũng là công tác thường xuyên, không ngừng nghỉ!

 


Thời gian qua, nhất là sau kỳ họp thứ 5 của Quốc hội khóa XV, trên không gian mạng xuất hiện nhiều tin, bài xuyên tạc về mục đích công tác phòng chống tham nhũng, tiêu cực, phủ nhận vai trò của Quốc hội trong công tác xây dựng Luật, hạ uy tín của lãnh đạo cấp cao trong công tác điều hành hoạt động của Đảng và Nhà nước và Quốc hội, từ đó kích động người dân “đấu tranh” đòi thay đổi thể chế chính trị, đòi “ tam quyền phân lập”…Đồng thời, lợi dụng phiên tòa xét xử sơ thẩm 5 cựu tướng lĩnh cảnh sát biển, việc xử lý sai phạm của nhiều lãnh đạo, nguyên lãnh đạo tỉnh Thanh Hóa…để bôi nhọ lãnh đạo Đảng và Nhà nước, xuyên tạc về công tác phòng, chống tham nhũng là “ không hiệu quả”, “ chỉ có đa nguyên, đa đảng mới có thể giải quyết triệt để các vấn đề tiêu cực trong chính quyền”…Vậy trên thực tế thì cuộc đấu tranh này ở Việt Nam như thế nào?

Với phương châm của người lãnh đạo cao nhất của Đảng về công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực là “ không có vùng  cấm”, “ không có ngoại lệ” nên qua 10 năm kể từ khi thành lập Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, công tác đấu tranh trên mặt trận cam go này đã đạt được những kết quả hết sức tích cực. Kết quả đó đã nhận được sự đồng tình, ủng hộ và hưởng ứng mạnh mẽ của đông đảo cán bộ, đảng viên cũng như các tầng lớp nhân dân. Chỉ số cảm nhận tham nhũng ( CPI ) của Việt Nam đã tăng lên liên tục qua các năm. Theo số liệu của Tổ chức Minh bạch Quốc tế ( TI ) đã công bố CPI năm 2022, Việt Nam đã tiến 10 bậc, từ xếp thứ 87 năm 2021 lên 77 năm 2022. Điều đó đã khẳng định những nỗ lực, quyết tâm mạnh mẽ, hành động quyết liệt nói đi đôi với làm của Đảng và Nhà nước Việt Nam trong cuộc đấu tranh với giặc “ nội xâm” này. Đài Bắc Kinh của Trung Quốc đánh giá: “ Cường độ chống tham nhũng của Việt Nam là chưa từng có. Đối với một số vụ án tham nhũng lớn và quan trọng, Ban lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam trực tiếp chỉ đạo và giám sát điều tra”. Tổ chức Minh bạch Quốc tế đã đánh rất sát khi cho rằng: “ Bên cạnh việc Việt Nam hoàn thiện khung khổ pháp luật về phòng, chống tham nhũng, , Chính phủ đã và đang thực hiện nhiều biện pháp, hành động phòng, chống tham nhũng, đưa ra ánh sáng nhiều vụ án tham nhũng quy mô lớn chưa từng có”. Đánh giá này cũng phản ánh Tổ chức Minh bạch Quốc tế theo dõi rất sát với tình hình Việt Nam những năm qua.

Có một câu hỏi đặt ra là: Vì sao họ lại phủ nhận kết quả đấu tranh phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam? Câu hỏi này không khó khăn để trả lời rất thuyết phục là: các lực lượng chống đối Việt Nam luôn cho rằng độc đảng lãnh đạo đất nước là nguồn gốc của tham nhũng. Vì vậy, theo họ muốn chống tham nhũng, tiêu cực có kết quả thì phải đa đảng. Chúng ta luôn nhận thức đúng đắn rằng: Trên thế giới, thể chế chính trị của mỗi quốc gia do lịch sử và người dân của quốc gia đó lựa chọn và quyết định. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng khẳng định: “ Tham nhũng là hiện tượng xã hội tiêu cực, xấu xa mà thời nào, chế độ nào, quốc gia nào cũng có, đó là “ khuyết tật bẩm sinh của quyền lực”. Vì vậy, các quốc gia tồn tại và phát triển vững mạnh đều quan tâm và tiến hành phòng, chống tham nhũng có hiệu quả. Từ đó chúng ta thấy rằng, nguyên nhân của tham nhũng không phải do cơ chế một đảng mà ở các nước có thế chế đa đảng thì cũng có tham nhũng xảy ra!

Để kết thúc bài viết ngắn này, tôi xin trích ý kiến của Tổng thống Mỹ Joe Biden đã đánh giá rất cao công cuộc lãnh đạo đấu tranh phòng, chống tham nhũng của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: “ Tôi hoan nghênh nỗ lực chống tham nhũng và thúc đẩy quản trị tốt của Ngài trên cương vị Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam. Giải quyết nạn tham nhũng đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy hòa bình và an ninh trong khu vực Đông Nam Á và trên thế giới”!

 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét