Chủ Nhật, 5 tháng 11, 2023

VOA - Tiếp diễn cái trò xuyên tạc nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa tại Việt Nam

 


Sau chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Hoa Kỳ J. Biden, VOA và một số trang mạng lại tiếp tục phát tán tin bài xuyên tạc về nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. Như bài của Nguyễn Quốc Khải nêu rằng, đối với Hoa Kỳ, Việt Nam là một trong 13 nước có nền kinh tế phi thị trường, bao gồm cả Trung Quốc, Nga. Khải dẫn theo Heritage Foundation nói nền pháp quyền ở Việt Nam còn yếu, các điểm về hiệu quả tư pháp, quyền tư hữu và liêm chính của chính phủ thấp hơn trung bình thế giới; bất chấp những nỗ lực cải tổ liên tục, khung pháp lý tỏ ra không hiệu quả, khởi đầu một kinh doanh rất tốn kém dù không đòi hỏi vốn tối thiểu. Chúng xiên rằng, Việt Nam vẫn là nơi có nhiều doanh nghiệp nhà nước (DNNN), dù cải tổ DNNN đã đạt được tiến bộ, tuy nhiên, kinh nghiệm cải tổ DNNN trong những năm qua cho thấy một số vấn đề đòi hỏi cải tổ khuôn khổ pháp lý và thực thi pháp luật nhằm đẩy nhanh tốc độ của quá trình tư nhân hóa và cải thiện việc quy trách nhiệm và minh bạch. Chúng còn cho rằng, trái ngược với nhiều báo cáo, Việt Nam chưa cho phép công nhân thành lập công đoàn và quyền lợi của công nhân không được bảo đảm!. Luật Công đoàn quy định các công đoàn, trong khi tổ chức công nhân thuộc một chương của Bộ luật Lao động 2019!.

Đọc đến đó thôi ai cũng thấy nực cười. Công nhân là một bộ phận người lao động quan trọng đương nhiên phải được Luật Lao động điều chỉnh, và Luật Công đoàn thì phải quy định các hoạt động và tổ chức công đoàn, và tất cả các hoạt động trong xã hội thì đều cần tự do trong khuôn khổ pháp luật mới bảo đảm được sự tự do trong trật tự và tự do để phát triển, chứ không phải tự do vô kỷ luật.

Về chỉ số điểm tự do kinh tế, trong gần bốn thập niên, Heritage Foundation hay là tổ chức nào đều phải thừa nhận Việt Nam tiếp tục cải thiện tự do kinh tế thành công. Theo xếp hạng mới nhất dựa trên Chỉ số tự do kinh tế (Index of Economic Freedom) của Heritage Foundation năm 2023, nền kinh tế của Việt Nam đứng thứ 72/176 quốc gia vào năm nay với điểm tự do kinh tế là 61,8; đứng thứ 14/39 quốc gia ở khu vực Châu Á – Thái Bình Dương và có điểm tổng thể cao hơn mức trung bình. Năm 1995, khi chỉ số này lần đầu tiên được tổng hợp, Việt Nam chỉ đạt 41,7; vừa qua, Việt Nam đã tăng 20 điểm. Trong khi chỉ số này của Trung Quốc bị lùi từ 52 năm 1995 xuống còn 48,3 năm 2023; hiện đứng thứ 154/176 (kém ta tới 82 bậc).

Gần 40 năm sau công cuộc đổi mới, Việt Nam đã đạt được nhiều tiến bộ và chính Heritage Foundation xếp vào nhóm kinh tế có tự do vừa phải, nhưng vẫn bị coi là nền kinh tế phi thị trường chỉ vì định kiến hẹp hòi và phiến diện. Để bảo vệ thị trường do chi phí lao động cao, các công ty Hoa Kỳ thường kiện các công ty Việt Nam bán phá giá. Tính đến hết tháng 8/2023, hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam đã phải đối mặt với 234 vụ việc điều tra phòng vệ thương mại từ 24 thị trường; trong đó Hoa Kỳ là quốc gia khởi xướng điều tra phòng vệ thương mại nhiều nhất với ta, với 56 vụ việc, chiếm khoảng 24%. Nhưng điều này không chỉ diễn ra với ta, đến hết tháng 12/2022, trên thế giới có 7.665 vụ việc phòng vệ thương mại được khởi xướng điều tra. Riêng khối G20, Hoa Kỳ là quốc gia khởi xướng điều tra chống bán phá giá nhiều nhất với 101 vụ trong giai đoạn tháng 7/2020 – tháng 6/2022 và cũng sử dụng biện pháp chống trợ cấp nhiều nhất giai đoạn tháng 7/2019 – 6/2022, với 33 vụ c khởi xướng và 40 vụ việc áp thuế chính thức.

Chúng ta thấy rõ Việt Nam và Hoa Kỳ đã nâng cấp quan hệ lên Đối tác Chiến lược toàn diện dịp tháng 9/2023, trong Tuyên bố chung của hai nhà lãnh đạo, Hoa Kỳ đã “hoan nghênh những bước tiến trong quá trình cải cách kinh tế dựa trên thị trường có ý nghĩa quan trọng của Việt Nam, đồng thời khẳng định sự nhiệt tình và cam kết đối với quá trình phối hợp rộng rãi, mạnh mẽ, mang tính xây dựng và trên tinh thần ủng hộ Việt Nam trong quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường và tiến tới công nhận quy chế kinh tế thị trường của Việt Nam theo luật Hoa Kỳ”. Còn thế giới hiện đã có 72 nước công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường, như  Canada, Australia, Nhật Bản, Vương quốc Anh, công nhận các ngành sản xuất của Việt Nam hoạt động theo các điều kiện kinh tế thị trường.

Giao dịch thương mại của Việt Nam và Hoa Kỳ ngày càng tăng, năm 2022, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Hoa Kỳ đạt 109,39 tỷ USD năm 2022, tăng 13,6% so với năm 2021 và chiếm tỷ trọng 29,5% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam ra thế giới. 8 tháng đầu năm 2023, Việt Nam xuất khẩu 62,12 tỷ USD sang Hoa Kỳ, chiếm tỷ trọng 27,2% tổng kim ngạch xuất khẩu.

Nhiều chuyên gia quốc tế phải thừa nhận, phát triển kinh tế thị trường định hướng XHCN là sự đột phá về lý luận, được Đảng CSVN vận dụng sáng tạo, đem lại thành tựu to lớn trong 36 năm đổi mới. Có thể thấy rõ một số điểm sau. Thứ nhất, những yếu tố của kinh tế thị trường tiếp tục phát triển; kinh tế vĩ mô ổn định vững chắc, các cân đối lớn của nền kinh tế cơ bản được bảo đảm. Các loại thị trường, nhất là thị trường các yếu tố sản xuất phát triển lành mạnh, sử dụng các nguồn lực có hiệu quả. Cơ cấu GDP xét trên phương diện quan hệ sở hữu khá hài hòa, gồm khoảng 27% từ kinh tế nhà nước, 04% từ kinh tế tập thể, 30% từ kinh tế hộ, 10% từ kinh tế tư nhân trong nước và 20% từ khu vực có vốn đầu tư nước ngoài… Thứ hai, tốc độ tăng trưởng duy trì ở mức khá cao; quy mô và tiềm lực nền kinh tế tăng lên, chất lượng tăng trưởng của nền kinh kế được cải thiện. Trong bối cảnh tình hình kinh tế thế giới và thương mại toàn cầu có sự suy giảm, gặp nhiều rủi ro, nhưng kinh tế nước ta vẫn tiếp tục có sự tăng trưởng khá (năm 2021 đạt 2,56%, trong khi nhiều nền kinh tế trên thế giới tăng trưởng âm), năm 2022, GDP đạt 8,02%, thuộc nhóm nước có tăng trưởng GDP cao nhất thế giới; được quốc tế đánh giá cao về kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô. Các tổ chức xếp hạng tín nhiệm quốc tế có uy tín là Moody’s, S&P và Fitch đều đánh giá cao giá trị thương hiệu quốc gia; duy trì, nâng bậc xếp hạng tín nhiệm của Việt Nam. Thứ ba, an sinh xã hội đạt kết quả quan trọng; nhất là trong giáo dục – đào tạo, y tế, hỗ trợ các nhóm “yếu thế”, các đối tượng có nhiều khó khăn; người nghèo, trẻ em dưới 06 tuổi và người cao tuổi được cấp bảo hiểm y tế miễn phí; nhiều dịch bệnh phổ biến trước đây được khống chế thành công… Đất nước ta trở thành “điểm sáng” trên toàn cầu về kiểm soát dịch bệnh, tăng trưởng kinh tế và bảo đảm an sinh xã hội. Chỉ số hạnh phúc của nước ta năm 2023 tăng 12 bậc trong bảng xếp hạng của Liên hợp quốc.

Những cơ sở và thực tế đó cho thấy nền kinh tế thị trường định hướng XHCN Việt Nam ngày càng phát triển hiệu quả, không kẻ nào có thể phủ nhận được./.

 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét