Thứ Hai, 27 tháng 11, 2023

Đình Cống - Cồng Đính

 Mọi người, chẳng ai lạ gì Nguyễn Đình Cống - một kẻ thoái hóa, bất mãn, đồng hành với các thế lực thù địch, phản động, phản bội lại đất nước. Vẫn chứng nào tật ấy, mới đây trên “Baotiengdan” Nguyễn Đình Cống lại “đăng đàn” với bài viết “Vì đâu dân trí thấp?”. Với cách suy nghĩ thiển cận, Nguyễn Đình Cống lại nhắm mắt nói càn rằng: ở Việt Nam, dưới thể chế hiện tại, không phải chỉ dân trí chính trị thấp mà “quan trí” càng thấp. Thủ đoạn này cho thấy dã tâm nham hiểm của Nguyễn Đình Cống, cần được vạch trần và đấu tranh, bác bỏ.

Tre Việt xin nhắc để “Cống” biết nhé! “Cống” đích thị được sinh ra, trưởng thành và “thành danh” là nhờ nền giáo dục Việt Nam. Chẳng cần “nhắc” chắc chắn “Cống” cũng biết, sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh coi “dốt cũng là một thứ giặc”. Vì thế ngay sau Cách mạng Tháng Tám 1945 thành công, một trong những việc làm cần kíp của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta lúc bấy giờ là diệt “giặc dốt”. Theo đó, phong trào “Bình dân học vụ”, “xóa nạn mù chữ” để diệt “giặc dốt” được toàn dân hưởng ứng, ra sức thi đua thực hiện. Chỉ sau một năm thực hiện phong trào xóa nạn mù chữ, đã có 75.805 lớp học xóa mù chữ được tổ chức, với sự tham gia giảng dạy của 97.664 người. Có hơn 2,5 triệu học viên đã biết đọc, biết viết. Các trường học từ hệ tiểu học, trung học, đến đại học bắt đầu được khai giảng trở lại. Năm học 1945-1946, chỉ tính riêng ở Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ, đã có 5.654 trường tiểu học được mở, với 206.784 học sinh và 25 trường trung học, với 7.514 học sinh. Tiếp theo đó, những lớp bổ túc văn hóa, tiếp sau bình dân học vụ xóa mù chữ đã đưa 08 triệu người dân trong 09 năm kháng chiến (1946-1954) vừa lo chống giặc giữ nước, vừa học tập, thoát nạn mù chữ, và 05 năm sau, năm 1959, tất cả các tỉnh, thành phố vùng đồng bằng trung du miền Bắc đều hoàn thành nhiệm vụ xóa mù chữ cho nhân dân ở độ tuổi 12-50.

Với quan điểm: giáo dục là quốc sách hàng đầu, Đảng, Nhà nước ta không ngừng chăm lo, đầu tư cho giáo dục, nhằm không ngững nâng cao trình độ dân trí, phục vụ cho xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam chủ nghĩa xã hội, tiến hành công cuộc đổi mới toàn diện, đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập quốc tế vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Đặc biệt, qua 37 năm đổi mới, dưới sự lãnh đạo của Đảng ta, Việt Nam đã đạt được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử; trong đó có nền giáo dục. Minh chứng cho sự phát triển của giáo dục Việt Nam, tháng 7/2023, tờ Thời báo kinh tế - The Economist của Anh có bài viết đánh giá cao hệ thống giáo dục Việt Nam, đề cao giá trị của giáo dục trong nước và đáng giá cao năng lực giáo viên. Bài báo chỉ ra rằng chất lượng giáo dục của Việt Nam ngày càng tốt đẹp hơn, “Học sinh Việt Nam được học một trong những hệ thống giáo dục tốt trên thế giới” và dẫn chứng các thành tích xuất sắc của học sinh Việt Nam trong các cuộc thi quốc tế. Năm 2022, 38 lượt học sinh dự thi Olympic quốc tế đều giành huy chương, đưa Việt Nam năm thứ 2 liên tiếp lọt vào nhóm 10 quốc gia và vùng lãnh thổ có thành tích tốt nhất tại các kỳ thi này. Năm 2023, cả 06 thành viên đội tuyển quốc gia Việt Nam dự thi Olympic Toán học quốc tế tại Nhật Bản từ ngày 02 đến 12/7 đã mang về cho Tổ quốc 06 tấm huy chương, gồm: hai huy chương vàng, hai huy chương bạc và hai huy chương đồng. Với thành tích này, Việt Nam xếp thứ 06 toàn đoàn trên tổng số 112 quốc gia và vùng lãnh thổ có đội tuyển tham dự kỳ thi Olympic Toán quốc tế năm nay. Đội tuyển quốc gia Việt Nam dự thi Olympic Hóa học Quốc tế (IChO) năm 2023 gồm 04 học sinh dự thi, kết quả, 4/4 học sinh đoạt huy chương, gồm 03 huy chương Vàng và 01 huy chương Bạc, trong đó có 02 học sinh nằm trong tốp 10 điểm cao nhất, v.v.

Hiện nay, Việt Nam có hơn 100 nghìn thạc sĩ, hơn 24 nghìn tiến sĩ và hơn 15.000 giáo sư, phó giáo sư. Hệ thống giáo dục và đào tạo của nước ta hiện có 53.000 trường, với hơn 23 triệu học sinh, sinh viên. Trong đó, số lượng cơ sở giáo dục đại học và cao đẳng là hơn 440 trường; giáo dục nghề nghiệp khoảng 2.000 cơ sở. Tỷ lệ cơ sở giáo dục ngoài công lập chiếm 9,19%; khối đại học có tỷ lệ cơ sở giáo dục ngoài công lập cao nhất 27,7%, tiếp theo là khối mầm non, trung học phổ thông, tiểu học và trung học cơ sở. Đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục gồm 1,5 triệu người, gia tăng cả số lượng và chất lượng so với nhiệm kỳ trước; riêng đội ngũ giáo viên tiếng Anh ở bậc phổ thông có 70% đạt chuẩn, v.v. Bảng xếp hạng các quốc gia tốt nhất về giáo dục 2022 đánh giá Việt Nam xếp thứ 59 thế giới (tăng 5 bậc so với năm trước). Ngày 28/9/2023, Tổ chức xếp hạng Times Higher Education đã công bố Kết quả Xếp hạng Đại học thế giới (THE WUR); trong đó, Việt Nam góp mặt 06 cơ sở giáo dục đại học trong tổng số 1.904 cơ sở giáo dục đại học được xếp hạng, gồm trường: Đại học Duy Tân (vị trí 401-500); Đại học Tôn Đức Thắng (vị trí 401-500); Đại học Quốc gia Hà Nội (vị trí 1.001-1.200); Đại học Bách khoa Hà Nội (vị trí 1.501+); Đại học Huế (vị trí 1501+); Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh (vị trí 1.501+), v.v.

Những con số này đã minh chứng cho kết quả việc quan tâm chăm lo, nâng cao trình độ dân trí cho nhân dân và sự kiên quyết thực hiện mục tiêu “nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài” xuyên suốt qua các thời kỳ của Đảng, Nhà nước Việt Nam để chấn hưng dân tộc, phát triển đất nước nhằm đem lại cuộc sống tốt đẹp cho nhân dân; không kẻ nào có thể xuyên tạc được./.


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét