Lợi dụng sự kiện ngày 21/11/2023, tại Hà Nội, Ban Đối ngoại Trung ương, Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Ngoại giao, Nhà Xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật tổ chức Lễ ra mắt cuốn sách: “Xây dựng và phát triển nền đối ngoại, ngoại giao Việt Nam toàn diện, hiện đại, mang đậm bản sắc “cây tre Việt Nam” của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Hạnh Nhân đã viết bài: “Ông Nguyễn Phú Trọng cứ vài bữa lại ra mắt sách mới tốn tiền thuế của dân”, trên trang Việt Tân, ngày 26/11/22023.
1. Ngay tên bài viết của Hạnh Nhân đã cho thấy, ông ta là người không tôn trọng sách, không thấy vai trò của sách trong việc truyền thụ tri thức cho nhân loại, sách đối với việc nâng cao nhận thức, từ đó có thể làm thay đổi cuộc đời của một người, một thế hệ, một dân tộc như Nguyễn Ái Quốc bắt gặp Luận cương của V.I. Lênin về các dân tộc thuộc địa và vai trò của sách đối với việc phát triển kinh tế, văn hóa, chính trị, xã hội, quốc phòng, an ninh… của đất nước. Sách còn là nguồn lưu giữ tri thức của mỗi con người, dân tộc và của cả nhân loại, v.v. Thế mà dưới con mắt hẹp hòi của mình, Hạnh Nhân chỉ nhìn được chi phí của việc in sách mà không thấy được lao động khoa học, cống hiến của người viết sách và vai trò của sách đối với sự phát triển của nhân loại. Điều ấy đồng nghĩa với việc Hạnh Nhân coi thường vai trò của tri thức, đánh giá thấp vai trò của đội ngũ trí thức. Những người coi thường sách như thế có lẽ thuộc dạng người tay chân nhanh hơn đầu, vũ phu, tiểu nhân mà thôi.
2. Hạnh Nhân thể hiện sự bức xúc, không trung thực khi đã xuyên tạc tên cuốn sách của Tổng Bí thư là: “Xây dựng và phát triển nền đối ngoại, ngoại giao Việt Nam đậm bản sắc “đu dây”. Nghĩa là ông ta cho rằng ngoại giao Việt Nam là ngoại giao “đu dây”(!) Đây lại là một phát ngôn hàm hồ nữa, thể hiện người có tâm đen, mắt tối. Bởi lẽ, ai cũng nhận thấy, ngoại giao Việt Nam không phải là ngoại giao “đu dây” mà là ngoại giao độc lập, tự chủ, hòa bình, hợp tác và phát triển. Trên thực tế, ngoại giao Việt Nam luôn tuân thủ nguyên tắc tôn trọng độc lập, chủ quyền, lợi ích quốc gia – dân tộc, không can thiệp vào nội bộ các nước khác và không để cho bất kỳ tổ chức, cá nhân nào can thiệp vào nội bộ của mình. Đây cũng là những nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế và của các nước độc lập, tự chủ trên thế giới.
Việt Nam thực hiện ngoại giao đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ với các nước trên thế giới, không lệ thuộc vào một nước hay một nhóm nước nào. Đồng thời đã thiết lập quan hệ ngoại giao với hầu hết các nước thành viên Liên hợp quốc, trong đó có đủ cả 5/5 nước thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc, ký kết nhiều hiệp định hợp tác song phương và đa phương về nhiều lĩnh vực, như: kinh tế, thương mại, đầu tư, văn hóa, giáo dục, quốc phòng, an ninh, môi trường, nhân quyền, v.v. Việt Nam cũng là thành viên tích cực của nhiều tổ chức quốc tế và khu vực như ASEAN, APEC, WTO,… và đóng góp vào việc xây dựng cũng như duy trì hòa bình, ổn định và phát triển của khu vực và thế giới.
Ngoại giao Việt Nam luôn chủ động và tích cực hội nhập quốc tế, vì lợi ích quốc gia – dân tộc và phát triển đất nước. Việt Nam đã tham gia vào nhiều khuôn khổ hợp tác kinh tế quan trọng như CPTPP, RCEP, EVFTA,… và mở rộng thị trường xuất khẩu, thu hút đầu tư nước ngoài, nâng cao năng lực cạnh tranh và sáng tạo của nền kinh tế. Việt Nam cũng đã thể hiện vai trò và trách nhiệm của một nước thành viên Liên hợp quốc bằng cách tham gia vào các hoạt động gìn giữ hòa bình, giải quyết các vấn đề toàn cầu, như: biến đổi khí hậu, bảo vệ môi trường, phòng chống dịch bệnh, v.v. Đồng thời cũng đã nâng cao vị thế quốc gia bằng cách đảm nhận vai trò Chủ tịch ASEAN năm 2020 và Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2020 – 2021, v.v.
3. Bài viết của Hạnh Nhân còn cho rằng: “Thực tế chính quyền Việt Nam không “ngoại giao cây tre” như mọi người hay nghe về họ. Họ ăn chia với ngoại bang những quyền lợi mà họ chiếm đoạt được ở trong nước”. Đó là cái nhìn cá nhân không khách quan, toàn diện của Hạnh Nhân. Đồng thời là một quan điểm sai lầm và thiếu căn cứ. Ngoại giao cây tre là một khái niệm được dùng để miêu tả nền ngoại giao Việt Nam, có bản sắc riêng, độc lập, tự chủ, đa phương hóa, đa dạng hóa và hội nhập quốc tế.
Ngoại giao Việt Nam thời đại Hồ Chí Minh là thủy chung, chính nghĩa, “kiên trì về nguyên tắc, linh hoạt về sách lược”. Nguyên tắc là độc lập, tự chủ, là lợi ích quốc gia – dân tộc. Sách lược là những biện pháp khéo léo, linh hoạt nhằm giữ vững nguyên tắc đó vì thủy chung, chính nghĩa, hòa bình, hợp tác và tiến bộ của nhân loại. Cho nên, ngoại giao Việt Nam luôn vững vàng, thích ứng trước những khắc nghiệt và chuyển biến của thời cuộc.
Ngoại giao cây tre không phải là một nền ngoại giao ăn chia, bán rẻ quyền lợi của dân tộc, mà là một nền ngoại giao bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ và quyền lợi hợp pháp của Việt Nam trước các thách thức và xung đột quốc tế. Đó cũng là nền ngoại giao hội nhập, tiếp nhận những giá trị tinh hoa văn hóa của nhân loại, góp phần xây dựng một thế giới hòa bình, hợp tác và phát triển. Ngoại giao cây tre là một nền ngoại giao mang đậm dấu ấn của Bác Hồ, là một nền ngoại giao của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân.
Như vậy, có thể thấy rằng, ngoại giao Việt Nam là ngoại giao có chiến lược, có tầm nhìn và có trách nhiệm với dân tộc và quốc tế, không phải là ngoại giao “đu dây” hay theo đuổi lợi ích ngắn hạn. Thế nên, Hạnh Nhân và Việt Tân đừng phát ngôn xằng bậy./.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét