Tham nhũng xuất
hiện và tồn tại ở các chế độ chính trị khác nhau. Bản chất của tham nhũng luôn
gắn với quyền lực chính trị, quyền lực kinh tế mà không phụ thuộc vào bất cứ chế
độ chính trị hay đảng phái nào. Từ thực trạng tham nhũng ở các quốc gia trên thế
giới, Việt Nam tăng cường và đẩy mạnh công tác phòng, chống tham nhũng (PCTN),
tiêu cực vừa là yêu cầu tất yếu, vừa là cam kết của Việt Nam với cộng đồng quốc
tế trong thực hiện Công ước của Liên hợp quốc về chống tham nhũng. Từ những
thành tựu về PCTN, tiêu cực của Việt Nam được nhân dân và cộng đồng quốc tế ghi
nhận trong thời gian qua. Các thế lực thù địch, phản động luôn dùng mọi thủ đoạn
hòng chống phá, xuyên tạc, suy diễn vô căn cứ, bóp méo sự thật về công tác
PCTN, tiêu cực. Mới đây thôi nhân việc Thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quy định
1629, trên trang Facebook của Thoibao.de xuyên tạc “Thành phố Hồ Chí Minh mua
tin để chống tham nhũng hay giăng bẫy với người tố cáo…”
Như
chúng ta thấy, trong giai đoạn hiện nay đấu tranh PCTN là công cuộc của toàn
dân. Với chủ trương của Đảng là phát huy sức mạnh tổng hợp các tổ chức chính trị
– xã hội, các tổ chức xã hội, các cơ quan báo chí – thông tấn, các doanh nghiệp
và nhân dân, vai trò của nhân dân trong cuộc chiến PCTN, tiêu cực, phải dựa vào
dân, lắng nghe dân, tạo điều kiện cho nhân dân thực hiện quyền tố cáo. Các cơ
quan chức năng có trách nhiệm và biện pháp thiết thực bảo vệ người tố cáo theo
quy định của Luật Tố cáo để tránh việc trù dập, trả thù người tố cáo. Về việc
thời gian gần đây Thành phố Hồ Chí Minh (TPHCM) ban hành Quy định 1629 về mua
tin phục vụ công tác PCTN. Để ban hành Quy định này TPHCM đã hiện thực hóa theo
hình thực tế, căn cứ hướng dẫn của Trung ương và kinh nghiệm của các tỉnh; cùng
với các quy định khác góp phần vào việc tăng cường, nâng cao công tác PCTN,
tiêu cực, lãng phí. Đồng thời, hạn chế, đẩy lùi tâm lý cán bộ né tránh, đùn đẩy,
ngại trách nhiệm đến mức không dám nghĩ, dám làm. Quy định 1629 là kế thừa Quy định
1374 của Thành ủy TPHCM về quy trình giải quyết thông tin phản ánh liên quan
các tập thể, cá nhân suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống, vi phạm
quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước đã được đánh giá và có kết quả bước đầu.
Cụ thể, qua 5 năm triển khai, Thành phố đã tiếp nhận 9.864 thông tin, trong đó
thông tin từ ý kiến cử tri chiếm 21,95%; giám sát của các cơ quan dân cử chiếm
16,45%; khiếu nại, tố cáo chiếm 49,45% và từ báo chí là 12,15%. Bình quân mỗi
tháng 165 tin, mỗi ngày từ 5 đến 6 tin. Qua đó, đã được xử lý 9.609 thông tin,
tỷ lệ 97,42%. Bên cạnh đó, Thành ủy TPHCM cũng đề cao vai trò của nhân dân
trong công tác tham gia phòng chống tham nhũng, tiêu cực. Mọi việc nhân dân đều
biết, nhân dân đồng thuận sẽ hiệu quả, do đó việc “mua tin” tại Quy định 1629
là một trong các hình thức để khuyến khích nhân dân tham gia đấu tranh PCTN,
tiêu cực.
Để tăng
cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo vệ người phát hiện, tố giác, người
đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực, ngày 10/01/2019, Bộ Chính trị
Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã ra Chỉ thị số 27-CT/TW, yêu cầu các cấp ủy, tổ
chức đảng, chính quyền phải nêu cao trách nhiệm lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện
công tác bảo vệ người tố cáo thuộc phạm vi mình phụ trách. Cần xác định rõ việc
bảo vệ người tố cáo là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội, trước
hết là của các cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền và cơ quan chức năng ở các cấp.
Tiếp tục hoàn thiện các quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước về bảo vệ người
tố cáo. Hiện nay cũng có nhiều quy định bảo vệ người tố cáo tham nhũng như giữ
bí mật thông tin của người tố cáo, đảm bảo tính mạng, sức khỏe, tài sản, uy
tín, danh dự, nhân phẩm của người tố cáo và người thân của họ nhằm ngăn chặn
các hành vi trả thù người tố cáo. Kết quả phòng, chống tham nhũng, tiêu cực cho
thấy, có ba lực lượng quan trọng, trở thành trụ cột vững vàng đó là nhân dân, cơ
quan pháp luật và báo chí truyền thông. Ở đâu người dân tích cực tố cáo và tố
cáo đúng, được bảo vệ một cách hiệu quả về hành vi dũng cảm của mình thì ở đó tệ
nạn tham nhũng giảm. Việc bảo vệ người tố cáo hành vi tham nhũng, lãng phí được
quy định trong Luật Tố cáo; Luật Phòng, chống tham nhũng; Luật Thực hành tiết
kiệm, chống lãng phí; Nghị định số 22/2019/NĐ-CP ngày 25/2/2019 của Chính phủ về
tố cáo và giải quyết tố cáo trong Công an nhân dân; Thông tư 145/2020/TT-BCA của
Bộ Công an bảo vệ người tố cáo về hành vi tham nhũng, lãng phí; Thông tư số 03/2020/TT-BNV
của Bộ Nội vụ về thẩm quyền, trình tự, thủ tục, biện pháp bảo vệ vị trí công
tác của người tố cáo là cán bộ, công chức, viên chức…
Trong
thời gian tới, thực hiện chiến lược quốc gia PCTN, tiêu cực đến năm 2030. Chính
phủ đã ban hành Nghị quyết 168/NQ-CP, ngày 11/10/2023 đề ra 5 nhóm nhiệm vụ, giải
pháp, trong đó có việc nâng cao nhận thức, phát huy vai trò và trách nhiệm của
xã hội trong PCTN, tiêu cực. Tăng cường kiểm soát quyền lực nhà nước bằng các
phương thức bên trong như giám sát tối cao từ phía quốc hội đối với hoạt động của
bộ máy nhà nước; thanh tra, kiểm tra trong bộ máy hành pháp; giám sát, kiểm tra
của cơ quan cấp trên đối với cơ quan cấp dưới; giám đốc thẩm trong hoạt động
xét xử của tòa án…Chỉ có cơ chế kiểm soát quyền lực nhà nước bên trong thì chưa
đủ, chưa hiệu quả mà cần có sự kiểm soát từ bên ngoài gồm các tổ chức chính trị
– xã hội, báo chí, người dân, doanh nghiệp. Việc thu hút đông đảo quần chúng
tham gia kiểm soát xã hội là cần thiết và có tác dụng tích cực, nhất là trong
việc chống tham nhũng. Việc mở rộng dân chủ, thực hiện phương châm “dân biết,
dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” là biện pháp phòng ngừa tham nhũng mang lại hiệu
quả to lớn. Cơ chế giám sát dân chủ, giám sát trực tiếp của nhân dân là một
trong các kênh giám sát đối với cán bộ, công chức bên cạnh các kênh giám sát
thông qua thực thi pháp luật, sự kiểm tra của tổ chức Đảng. Khuyến khích sự
tham gia và phát huy vai trò của người dân trong kiểm soát quyền lực nhà nước ở
Việt Nam luôn được coi là một trong những biện pháp cơ bản, hiệu quả nhằm đấu
tranh PCTN, tiêu cực. Trong cuộc đấu tranh chúng ta cần lấy người dân làm trung
tâm, phát huy sức mạnh cộng đồng trong phản biện, giám sát tổ chức và hoạt động
của bộ máy nhà nước, tuyên truyền để người dân nhận thức được đấu tranh chống
tham nhũng, lãng phí là trách nhiệm công dân. Nhân dân thực hiện quyền giám sát
quyền lực nhà nước thông qua giám sát cán bộ, công chức nhà nước, góp ý xây dựng
chính sách pháp luật, giám sát việc thực thi công vụ của cơ quan nhà nước. Nhân
dân thực hiện kiểm soát quyền lực nhà nước bằng việc thực hiện quyền khiếu nại,
tố cáo, kiến nghị, phản ánh đối với việc thực thi công vụ của cơ quan nhà nước,
tổ chức cá nhân được nhà nước trao quyền. Như lời phát biểu của đồng chí Tổng
Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị toàn quốc tổng kết 10 năm công tác phòng,
chống tham nhũng, tiêu cực giai đoạn 2012-2022: Đẩy mạnh, từng bước hoàn thiện
cơ chế phòng ngừa chặt chẽ để “không thể”, “không dám”, “không muốn”, “không cần”
tham nhũng. Tiến tới “không dám tham nhũng”.
Trong
giai đoạn hiện nay công cuộc phòng, chống tham nhũng đang có bước tiến mạnh, đạt
nhiều kết quả tích cực, rõ rệt, thực chất hơn, đã trở thành phong trào, “xu thế
không thể đảo ngược”, được nhân dân đồng tình, ủng hộ. Nhờ đó, tham nhũng đang
từng bước được kiềm chế, ngăn chặn, đẩy lùi và có chiều hướng thuyên giảm, góp
phần giữ vững ổn định chính trị, thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội, củng cố
niềm tin của nhân dân với Đảng, Nhà nước và chế độ. Đồng thời, là minh chứng rõ
nhất bác bỏ những luận điệu sai trái, xuyên tạc của các thế lực thù địch như
Thoibao.de./.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét