Thứ Tư, 1 tháng 11, 2023

VIỆT TÂN - LẬP LỜ, “ĐÁNH LẬN CON ĐEN”

 

VIỆT TÂN - LẬP LỜ, “ĐÁNH LẬN CON ĐEN”

Lê Dũng 


Tuần qua, Việt Tân tiếp tục bày trò lập lòe đom đóm tàn canh “tự do, dân chủ, nhân quyền”, trong đó đáng chú ý có 2 đom đóm: (1) Vào ngày 28/10/2023, nhân dịp 137 năm, nước Pháp dựng Tượng nữ thần tự do tặng nước Mỹ, Việt Tân đưa tin tụng ca ý nghĩa sâu xa của Tượng nữ thần tự do trên các phương diện cổ súy lý tưởng tự do, dân chủ, nhân quyền, coi nước Mỹ là cội nguồn cho lý tưởng ấy; (2) Việt Tân mượn lời của một phụ nữ trẻ tuổi, cô này là Đông Xuyên, một nhà tâm lý, người Mỹ gốc Việt, từng vượt biên từ nhỏ qua Mỹ và ảo vọng giấc mơ dân quyền, nói về những điều “tốt đẹp” của quyền con người, đồng thời phê phán ở Việt Nam không có quyền con người.

.

Hai dẫn chứng nêu trên chưa phải là tất cả, bởi vì chủ đề tự do, dân chủ, nhân quyền vốn là món “đặc sản” ưa thích của các thế lực phản động, Việt Tân không phải ngoại lệ. Đương nhiên, sau một thời gian dài thúc đẩy âm mưu bạo loạn, lật đổ thể chế chính trị ở Việt Nam, bị nếm mùi thảm bại (điển hình là vụ Hoàng Cơ Minh với 2 lần “Đông tiến” bị thảm bại năm 1986-1987), thì giờ đây Việt Tân theo đuổi thuyết “bất bạo động”, cho nên lời lẽ tuyên truyền phản động không còn đao to búa lớn, mà chuyển qua chơi trò lập lòe đom đóm lúc tàn canh.

Về trò mượn cớ hoài niệm Tượng nữ thần Tự do để sùng bái nền dân chủ phương Tây, qua đó càng cho thấy sự ấu trĩ của Việt Tân. Ai chả biết tự do, bình đẳng, dân chủ, nhân quyền là những giá trị phổ quát cho con người ở mọi nơi trên thế gian. Nước Pháp, với sự kiện Công xã Pa ri đã khắc ghi vào lịch sử nhân loại về tinh thần tấn công lên trời của người lao động, bị áp bức nô dịch, vùng lên giành quyền tự quyết chính trị (năm 1871). Song đã bị gia cấp Tư sản, các nước Tư bản phương Tây hùa nhau bóp chết mô hình nền dân chủ cách mạng, phải chờ đến Cách mạng tháng 10 năm 1917 ở Nga thì loài người mới thực sự nhìn thấy ánh bình minh của thời đại giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp gắn liền với giải phóng con người. Nước Pháp vì ngưỡng mộ nước Mỹ và cũng là để ve vãn nước Mỹ làm đồng minh, nên bày trò tặng Nữ thần Tự do vào dịp kỷ niệm 100 năm Cách mạng dân chủ Tư sản Mỹ (1776-1886). Tên đầy đủ của tác phẩm nổi tiếng thế giới này là “Nữ thần Tự do soi sáng thế giới”, bên cạnh các ý tưởng “soi sáng thế giới”, còn có ý tưởng nghệ thuật đúc tượng độc đáo, nên du khách đến đây tham quan chủ yếu là thỏa lòng hiếu kỳ một công trình kiến trúc từ châu Âu, đặt tại châu Mỹ. Ở Việt Nam, từng có nhiều người tới đây để chiêm ngưỡng. Nhưng đáng chú ý là có một người tới đây từ 101 năm trước, với mục đích cao cả, đó là Nguyễn Tất Thành - sau này lấy tên là Nguyễn Ái Quốc, Hồ Chí Minh. Theo tài liệu lưu trữ của Mật thám Pháp cho biết, Nguyễn Tất Thành đã đến và lưu lại ở nước Mỹ vào cuối năm 1912- đầu năm 1913, trong khoảng thời gian ngắn ngủi ở Mỹ, người thanh niên yêu nước ấy đã tìm đọc Tuyên ngôn độc lập của Hợp chủng quốc Hoa Kỳ năm 1776 (sau này có viện dẫn trong Tuyên ngôn độc lập của Việt Nam), người thanh niên ấy còn đến tham quan Tượng nữ thần Tự do, và thốt lên: “Ánh sáng trên đầu thần Tự Do tỏa rộng khắp trời xanh, còn dưới chân Tượng thần Tự Do thì người da đen đang bị chà đạp. Bao giờ người da đen được bình đẳng với người da trắng? Bao giờ có sự bình đẳng giữa các dân tộc? Và bao giờ người phụ nữ được bình đẳng với nam giới?”. 

Như vậy, đã 137 năm qua, có hàng triệu hàng triệu người khắp mọi châu lục đến ngắm, trầm trồ với công trình độc nhất vô nhị ấy, chứng kiến những đổi thay trên quê hương của bản Tuyên ngôn độc lập 1776 bởi nước Mỹ, duy nhất chỉ có Nguyễn Tất Thành là nhìn xuống chân Tượng, không bị chóng ngợp bởi ánh hào quang tỏa trên đầu tượng Nữ thần Tự do, nhìn thấy được bóng đen bao phủ bao kiếp người nô lệ, nhất là người phụ nữ ở khắp nơi trên thế gian, từ đó thắp sáng thêm ngọn đuốc tìm đường cứu nước, cứu dân. Nguyễn Tất Thành đã chỉ trích chế độ Thực dân Pháp tàn bạo (trong Bản án chế độ Thực dân Pháp), đã tìm ra chân lý thời đại trong Chủ nghĩa Mác-Lênin, quyết định lựa chọn con đường cách mạng vô sản đúng đắn để lãnh đạo đồng bào ta vùng lên đoạt lại các quyền cơ bản của con người. Trước cơn bão táp cách mạng tiến tới Tổng khởi nghĩa tháng 8 năm 1945, phiên bản tượng Nữ thần Tự do dựng tại Hà Nội, bị người dân An Nam mỉa mai gọi là “Bà đầm xòe”, làm vè châm biếm, rồi lật đổ (ngày 1/8/1945), đem nung chảy (năm 1952) để góp đồng đúc tượng Phật A-di-đà cung tiến Chùa Ngũ Xã. Như vậy, đâu phải nhờ có tư tưởng khai sáng của Nữ thần Tự do mà nước Việt Nam mới có được quyền tự do, dân chủ, nhân quyền. Bởi vì, tự lực, tự cường vốn là mạch nguồn truyền thống dân tộc Việt Nam qua mấy nghìn năm dựng nước và giữ nước. Ở Việt Nam, không ai trọng vọng Nữ thần Tự do, mà người dân luôn tôn vinh tượng Hai Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung. Giờ đây, tại nơi mà xưa kia Thực dân Pháp từng dựng tượng “Bà Đầm xòe”, thì nay là Tượng Lý Thái Tổ, vị vua anh minh của Đại Việt đã thảo Chiếu dời đô, mở ra tầm tư duy vạn cổ thiên kim cho khát vọng nước Đại Việt cường thịnh, trường tồn.

Còn chuyện mơ hồ, mông lung do Việt Tân dựng nên trò “bộc bạch” của một phụ nữ trẻ, tên Đông Xuyên, nói về tình cảnh của cô ta bị rơi vào cảnh khốn khó, phải vượt biên sang Hoa Kỳ tìm kiếm đất sống, nuôi mầm dân chủ, kết bạn với những người cùng cảnh ngộ; thật là khôi hài. Tôi chả hiểu hồi nhỏ, cô kia chịu cảnh gì, tức chí hay bị người khác lôi kéo vào vòng truân chuyên cuộc đời, mà phải lên thuyền làm kiếp “thuyền nhân” trôi nổi sống sót, nương nhờ “vương quốc khai sáng dân quyền”, đến nay làm cái loa tuyên truyền nhạt thếch không bằng nước ốc Hồ Tây. Cô ta nói, ở nước Mỹ, con người được tôn trọng danh dự và bảo vệ tính mạng, không có tình trạng rẻ rúng, chà đạp quyền con người như ở Việt Nam. Cũng theo cô ta, cuộc sống ở Mỹ thấy thoải mái, thư thái, không bị áp lực giống như tại Việt Nam. Chả biết cô này sống bao nhiêu năm bên Mỹ, có lần nào được quay lại quê nhà hay không, mà sao lại ăn nói hồ đồ đến thế. Ai bảo nước Mỹ là thiên đường của sự an lành, hình như cô ta chẳng đọc báo, nghe đài, xem tivi, nên mới không có thông tin về nước Mỹ từng là cái nôi của ám sát Tổng thống (đã có 4 vị tiêu đời vì bị ám sát, trong số hàng chục vụ mưu sát người đứng đầu Nhà trắng); sao cô kia chả chịu biết nước Mỹ thường phải đối mặt với tệ nạn phân biệt chủng tộc, với xung đột sắc tộc, tôn giáo, với các cuộc xả súng như cơm bữa. Vụ xảy ra ngày 11/9/2001 là một điển hình, gây nỗi ám ảnh lịch sử cho nước Mỹ. Nhắc lại một vài dẫn chứng nêu trên không phải là “bới bèo ra bọ”, không nói xấu nước Mỹ, vì nước Mỹ giờ đây đã là đối tác chiến lược, toàn diện của Việt Nam. Công tâm mà nói, trong bối cảnh hiện nay, bất kỳ quốc gia nào cũng có những hoàn cảnh khác nhau, cũng phải đối mặt với những vấn đề toàn cầu. Việt Nam là quốc gia đang phát triển, có nhiều thành tựu to lớn mang tính lịch sử, song cũng đang phải đối mặt với nhiều khó khăn thách thức mang tính toàn cầu. Nhưng, Việt Nam hoàn toàn có quyền tự hào với những thành tựu, đóng góp quan trọng vào việc đấu tranh, xây dựng, bảo vệ quyền thiêng liêng của con người. Những đánh giá của các tổ chức quốc tế về tiến bộ của Việt Nam là sự xác nhận khách quan, đâu phải là Việt Nam “tự vỗ ngực”, hay “mua chuộc danh hão”.

Nguyễn Tất Thành - Nguyễn Ái Quốc từng khởi đầu khát vọng tìm đường cứu nước 30 năm bắt đầu trên con tàu buôn của Pháp, vừa lao động tự kiếm sống để nuôi chí lớn, vừa lăn xả vào phong trào cách mạng thế giới, vừa tìm tòi, nghiên cứu làm giàu vốn lý luận và trải nghiệm thực tiễn. Nhờ vậy mà Người đã trở thành vị Lãnh tụ tối cao của cách mạng Việt Nam, có công khai sáng lối thoát lịch sử, mở đường đi tới giải phóng dân tộc, mang lại tự do, bình đẳng, hạnh phúc cho đồng bào mình. Nhân đây xin nhắc lại bài “Tự khuyên mình” của Hồ Chí Minh:

 

“Ví không có cảnh đông tàn,

Thì đâu có cảnh huy hoàng ngày xuân.

Nghĩ mình trong bước gian truân,

Tai ương rèn luyện tinh thần thêm hăng”.

 

Lịch sử là một quá trình quanh co, khúc khuỷu, là quá trình tạo dựng những giá trị phổ quát và đào thải những lạc hậu, phản động. Như Nguyễn Ái Quốc từng khuyên răn trong tác phẩm Đường Kách mệnh: “Việc gì khó cho mấy, quyết tâm làm thì làm chắc được, ít người làm không nổi, nhiều người đồng tâm hiệp lực mà làm thì phải nổi. Đời này làm chưa xong thì đời sau nối theo làm thì phải xong”. Kể từ khi có Đảng soi đường chỉ lối đến nay, đồng bào ta luôn thể hiện tinh thần yêu nước, thấm nhuần lời dạy của Người, tiếp tục kiên định con đường đi lên chủ nghĩa xã hội, phấn đấu cho mục tiêu lý tưởng: “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”, phồn vinh, hạnh phúc.

Vậy nên, trò đom đóm lập lòe lúc tàn canh của Việt Tân chả thể lòe được người dân Việt Nam yêu nước, thương nòi./.

 

 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét