Ngày 19/11 vừa qua trên Trang Tiếng Dân New có bài viết của Chu Mộng Long với tiêu đề: “Nghề giáo có được tôn vinh thật không?”. Cá nhân tôi nghĩ, đây là nghề cao quý trong các nghề cao quý, mãi mãi được xã hội tôn vinh, tuy nhiên thực tế không tránh khỏi những người, những trường hợp chưa xứng đáng với nghề. Từ xưa cha ông ta đã vinh danh rằng:Tôn sư trọng đạo, muốn sang thì bắc cầu kiều, muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy….Nhưng giai đoạn này các thế lực cứ bất chấp, lấy nghề giáo, chủ đề giáo dục để bàn tán, bình phẩm để làm giảm uy tín của nghề là điều mà các anh hùng bàn phím, các trang phản động qua đó tìm cách để bôi đen, tán gẫu và mỉa mai, chọc phá đó là tâm điểm mà chúng hướng tới hòng làm giảm lòng tin của nhân dân với nền giáo dục, với nghề giáo và với cả hệ thống chính trị Việt Nam.
Mở đầu Chu mộng viết: “Tối nay, tự dưng ông hàng xóm sang chơi. Ông trao cho bó hoa. Ông nói rằng mấy ngày nay không thấy học trò đến thăm nên mạo muội tặng tôi một bó hoa cho vui. Tôi trố mắt và miễn cưỡng nhận. Rồi mời trà ông. Ông nâng tách trà và hỏi:- Tôi hỏi câu này khí không phải. Ông giáo vào nghề đã bao nhiêu năm? Ông giáo có thấy nghề của mình được tôn vinh thật không?”….Lại là một câu hỏi…Sinh thời, cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã từng nói: “Nghề dạy học là nghề cao quý bậc nhất trong những nghề cao quý”. Tại sao lại nói nghề giáo là nghề cao quý? Tại sao chỉ nghề giáo là nghề cao quý? Thật ra, nghề nào cũng là nghề, nghề nào cũng phải có trách nhiệm, cũng cao quý cả. Nhưng nghề giáo lại đặc biệt, đặc biệt ở chỗ không chỉ mang lại cho chúng ta tri thức mà cả vốn sống, cả nhân cách nữa. Giáo dục một con người không chỉ là trang bị cho họ một kiến thức tốt, vững vàng mà phải làm cho con người đó có một nền tảng về cách đối nhân xử thế, trang bị cho họ những kỹ năng, kinh nghiệm cần thiết trong cuộc sống. Và như vậy, nghề giáo nói chung, nghề giáo viên nói riêng luôn có ý nghĩa vô cùng đặc biệt, đối với cả những người lựa chọn nó làm định hướng theo đuổi trong tương lai, và những người được nhận lại những lợi ích từ nó nữa. Bởi lẽ: Nghề giáo viên thật sự là một nghề vô cùng cao quý. Nghề giáo viên đã góp phần đào tạo và cho ra đời thế hệ học trò, những mầm non tương lai có vai trò quyết định tới sự phát triển của đất nước. Vì vậy, không gì có thể đếm được công lao vất vả của những người thầy giáo, cô giáo trong sự nghiệp trồng người cho đến mãi về sau. Nghề giáo viên được xem là một nghề vinh quang, và vì thế để trở thành một người thầy, cô giáo chân chính, chúng ta sẽ phải lao động thật nghiêm túc, không ngừng học tập để nâng cao trình độ của mình cũng như phải luôn luôn tu dưỡng đạo đức. Bên cạnh đó người làm nghề giáo viên cũng là người cần có bản lĩnh, tính nhẫn nhịn và không được cho phép mình được bất mãn trước học trò dẫn đến những tổn thương đáng tiếc. Rèn luyện bản thân thật tốt để trở thành một người thầy giáo, cô giáo thương yêu học trò, dìu dắt các em đến thành công trong học tập cũng như trong cuộc sống.
Việt Nam chúng ta hiện nay, trong quá trình hội nhập, phát triển của đất nước đã tạo ra rất nhiều lựa chọn nghề nghiệp. Đứng trước những lựa chọn phong phú đó, nhiều người vẫn chọn nghề giáo cho dù biết rõ những khó khăn, thách thức đặc trưng của sự nghề giáo, như thu nhập không cao, điều kiện làm việc khó khăn, nhiều áp lực… Và thật đáng quý, khi nhiều học sinh giỏi, trong đó có những em đạt giải quốc gia, quốc tế vẫn quyết tâm lựa chọn học sư phạm, làm giáo viên. “Lựa chọn nghề giáo, không chỉ là sự dũng cảm, dấn thân mà trên hết là tình cảm yêu thương vô bờ bến đối với các em học sinh, đối với tương lai. Nếu không như vậy có lẽ các thầy, các cô không thể trèo đèo, lội suối, băng rừng đến với các em nhỏ ở thôn bản xa xôi điểm trường heo hút, hay vượt qua bao tất bật lo toan cuộc sống tất bật hàng ngày nơi đô thị để vững tin trên bục giảng”, chia sẻ điều này, Phó Thú tướng đồng thời khẳng định: Điều đó đòi hỏi trách nhiệm của mỗi chúng ta đối với nền giáo dục, với đội ngũ những người làm công tác giáo dục.
Chúng ta luôn xác định “Nghề giáo, nhà giáo cần nhận được sự tôn trọng đúng mức hơn của cả xã hội; sự tôn trọng không chỉ là những lời chúc, những bó hoa trong ngày 20/11, mà phải là nhận thức chung của cả xã hội dành cho nghề giáo, nhà giáo. Nhà giáo cần được tạo môi trường thuận lợi nhất có thể để yên tâm dạy học. Môi trường sư phạm ở các nhà trường, cơ sở đào tạo phải là môi trường tốt đẹp nhất, nhân văn nhất, nơi chỉ có niềm tin, tình yêu và những bài học làm người.Muốn vậy, nhà giáo phải được đãi ngộ xứng đáng; điều kiện trường lớp, cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy và học phải được ưu tiên, quan tâm đầu tư hơn nữa. Sắp tới, Chính phủ cùng với Bộ GDĐT chuẩn bị dự thảo Luật Nhà giáo, đặc biệt trong chính sách cải cách tiền lương từ 1/7/2024, chắc chắn nhà giáo sẽ được quan tâm ở mức cao nhất”, Phó Thủ tướng đã từng nhấn mạnh. Nhân dịp 20/11 vừa qua chúng ta đã thấy, đó là những thầy giáo mầm non đến từ huyện Bá Thước, tỉnh Thanh Hoá. Trong số 17 thầy giáo mầm non của huyện Bá Thước có thầy đã gắn bó với công việc “tưởng chừng chỉ dành cho nữ” này được 33 năm. Theo thầy giáo, dù là nam giới nhưng với tâm huyết và luôn coi học sinh như con em mình thì mọi khó khăn đều có thể vượt qua và làm tốt công việc của mình; Đó là câu chuyện của cô giáo Đặng Thị Ngọc Hà, giáo viên dạy Ngữ văn của Trường THCS Thăng Long (quận Ba Đình, Hà Nội), với những lời phê đầy yêu thương, khích lệ học trò trong từng bài kiểm tra, qua đó cô đã thổi vào tâm hồn học sinh niềm yêu thích đam mê đối với môn Văn một cách rất tinh tế, thông minh. Nghề dạy học luôn được coi là nghề cao quý nhất trong những nghề cao quý bởi người thầy không đơn thuần chỉ truyền đạt tri thức cho học sinh mà còn là những “kỹ sư tâm hồn”, là người truyền cảm hứng, kiến tạo nhân cách và nâng đỡ cá tính của từng học sinh. Họ chính là những người gánh trên vai sứ mệnh trồng người. Trong chuyện đời, chuyện nghề, bên cạnh những niềm vui, niềm hạnh phúc là những nỗi vất vả, hy sinh thầm lặng, nhưng trên hết vẫn là niềm tự hào về nghề, về tình cảm thầy trò gắn kết yêu thương. Nghề giáo, một nghề thật đặc biệt./.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét