Gia Khánh
Nhân những vụ việc nổi cộm gây dư
luận xã hội vừa qua, tên này đã có bài viết kích động đăng tải trên mạng xã hội
mang tên “Bóng ma chuyên chính”. Hắn cho rằng những vụ việc như truy tố bà
Nguyễn Phương Hằng, bắt tạm giam người mẫu Ngọc Trinh hay điều tra công ty
Thành Bưởi thể hiện sự “tùy tiện của công an” và “không tuân theo pháp luật”,
“án của Đảng”. Sự xuyên tạc của hắn đến đỉnh cao khi gán ghép các nghị quyết,
hướng dẫn của Đảng đối với việc xử lý những vụ việc nổi cộm và cho rằng đó là
“biểu hiện của sự chuyên chính”.
Ngoài 30 tuổi nhưng có thâm niên
hơn 10 năm hoạt động “dân chủ”, từng được bọn phản động Việt Tân đào tạo những
khóa học chống phá, nên tên này có luận điệu cực đoan. Nguyễn Anh Tuấn rất lộng
ngôn, xấc xược buông ra những nhận định không thể chấp nhận được “Vậy là đã rõ, đối với vụ việc
dư luận quan tâm, đường hướng xử lý sẽ tuân theo các chỉ thị của Bộ Chính trị
và hướng dẫn của Ban Bí thư, chứ không phải dựa trên các cân nhắc pháp lý.
Nghĩa là, một người có thể bị bắt vì các cơ quan nội chính xét thấy cần phải
làm như vậy, nhằm đạt được những mục tiêu chính trị nhất định do Bộ Chính trị,
Ban Bí thư đề ra, chứ không phải vì đã vi phạm hình sự tới mức phải bị khởi tố
và bắt giữ, như trong một nền pháp trị. Lẽ dĩ nhiên là sau khi các cơ quan nội
chính đã chốt, công an sẽ làm phần việc còn lại bằng cách diễn giải pháp luật,
đôi khi một cách rất khiên cưỡng, để hợp thức hóa việc bắt giữ”. Rõ ràng những gì Nguyễn Anh Tuấn rêu rao đều
không đúng, kẻ này đang cố tình bịa đặt, xuyên tạc nhằm bôi đen pháp luạt và thể
chế Việt Nam. Bởi trên thực tế, trong ba vụ việc ở trên, đều đã và đang tiến
hành quá trình xét xử, điều tra, xử phạt nghiêm minh, minh bạch và đúng pháp luật.
Nguyễn Phương Hằng mức án 3 năm tù
về tội “Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền,
lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.”Đây là vụ án “Lợi dụng các quyền tự do
dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước; quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá
nhân” do Nguyễn Phương Hằng và 4 đồng phạm thực hiện. Bị cáo Nguyễn Phương Hằng
đã lợi dụng các quyền tự do dân chủ, thực hiện nhiều buổi livestream trên mạng
xã hội, phát ngôn có nội dung bịa đặt, thông tin không đúng sự thật hoặc thông
tin chưa được kiểm chứng, xúc phạm nghiêm trọng uy tín, danh dự cá nhân; đưa
lên không gian mạng những thông tin thuộc bí mật cá nhân, bí mật gia đình và đời
sống riêng tư của các ông, bà: Võ Nguyễn Hoài Linh (nghệ sỹ Hoài Linh), Nguyễn
Thị Mỹ Oanh (ca sỹ Vy Oanh), Ðặng Thị Hàn Ni (cựu nhà báo-luật sư, Thạc sỹ luật
Hàn Ni), Huỳnh Minh Hưng (ca sỹ Ðàm Vĩnh Hưng), Trần Thị Thủy Tiên (ca sỹ Thủy
Tiên) cùng chồng là Lê Công Vinh, Nguyễn Đức Hiển (Phó Tổng Biên tập Báo Pháp
Luật Thành phố Hồ Chí Minh), Ðinh Thị Lan, Lê Thị Giàu và Trương Việt Hà. Quá
trình xét xử, bị cáo Nguyễn Phương Hằng thừa nhận không bị truy tố oan và bà
cũng không nộp đơn kháng án mà chấp nhận mức án tù 3 năm.
Còn liên quan đến vụ Cơ quan cảnh
sát điều tra Công an TP. HCM đã khởi tố, bắt tạm giam 3 tháng bị can Trần Thị
Ngọc Trinh (người mẫu, diễn viên Ngọc Trinh, 34 tuổi) về tội “Gây rối trật tự
công cộng”. Theo cơ quan điều tra, việc đăng tải, phát tán nội dung trên đã ảnh
hưởng xấu đến an ninh trật tự và an toàn xã hội, ảnh hưởng tiêu cực đến nhận thức,
lối sống và văn hóa ứng xử của giới trẻ… Việc xử lý hình sự Ngọc Trinh và những
người liên quan đến các clip thả 2 tay khi lái mô tô, đưa hình ảnh nguy hiểm
lên mạng, ở góc độ pháp lý là sự nghiêm minh, răn đe những người thích tạo ồn
ào, câu like, câu views, bất chấp quy định của pháp luật. Đồng thời cũng là lời
cảnh tỉnh trước sự ngông nghênh, phớt lờ các quy định, kịp thời ngăn ngừa, đẩy
lùi những hiện tượng của cái xấu, kệch cỡm, đi ngược lại phong cách và phương
thức sống chuẩn mực. Vụ việc tiếp tục được điều tra và xử lý theo quy định.
Một vụ việc gây xôn xao dư luận
khác là nhà xe Thành Bưởi (Công ty TNHH MTV Thành Bưởi) bị xử phạt tước quyền sử
dụng giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô và phạt hành chính 91 triệu đồng
về 8 lỗi vi phạm.
Những vụ việc này có điểm chung
khi bà Phương Hằng cũng như người mẫu Ngọc Trinh là những người có ảnh hưởng
trên mạng xã hội, trong khi Thành Bưởi cũng là thương hiệu lớn trong ngành vận
tải. Đây là kiểu “xâu chuỗi” với ý đồ xấu xa của Nguyễn Anh Tuấn khi cho rằng
những hình thức xử lý này theo kiểu “thích bắt thì bắt của các cơ quan chức năng dưới sự chỉ đạo của Đảng”. Thực tế không phải như vậy, đơn giản chỉ
là những cá nhân tập thể nào hành vi nào xâm phạm vào quy định của pháp luật
hình sự, gây nguy hiểm cho xã hội thì sẽ bị điều tra, xử lý theo quy định và việc
xử lý không phân biệt cá nhân tập thể đó là ai? và có nổi tiếng hay không?
Những lập luận của Nguyễn Anh Tuấn
thực chất là trò xảo biện bằng ngôn ngữ để che đậy mưu đồ đen tối của những kẻ
chống phá khi suy diễn, xuyên tạc về hệ thống pháp luật Việt Nam. Thời gian vừa
qua, không chỉ Nguyễn Anh Tuấn mà nhiều đối tượng “trí thức trở cờ”, khoác áo
“dân chủ”, những thành phần bất mãn, phản động… thường xuyên dùng thủ đoạn lợi
dụng quyền tự do ngôn luận trên không gian mạng để ra sức đả kích, xuyên tạc hoạt
động của hệ thống chính trị mà trực tiếp nhất là nhắm vào các cơ quan tư pháp
và hệ thống pháp luật của Việt Nam.
Thực tế trong tiến trình xây dựng
nền văn minh, tất cả các quốc gia trên thế giới đều quản lý xã hội bằng công cụ
pháp luật. Tùy theo tình hình, điều kiện cụ thể mà mỗi quốc gia, trong đó có Việt
Nam không ngừng hoàn thiện hệ thống pháp luật của mình để phù hợp với chuẩn mực
chung của thế giới và thực tiễn đất nước. Nguyễn Anh Tuấn đừng giở trò hề lập lờ
đánh lận bản chất các vụ việcnữa, hãy tư duy và thực hiện theo đúng Pháp luật
Việt Nam nhé!
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét