Ngày 08/01/2023, trên Trang Baotiengdan.com có bài viết của Trúc Lam về “Chiến dịch chống tham nhũng của Việt Nam và tương lai của Nguyễn Phú Trọng và Phạm Minh Chính”. Bài viết thể hiện tư tưởng phản động với những lời lẽ kích động và nhận định sai sự thật.
1.
Trúc Lam cho rằng “Trước đại hội đảng toàn quốc lần thứ 13, ông Trọng đã chọn người
kế vị, Trần Quốc Vượng, và đưa tên ông ta lên trên. Trong một diễn biến bất ngờ,
Ủy ban Trung ương đã loại bỏ ông Vượng. Trong hoàn cảnh chưa từng có này,
ông Trọng đã không nghỉ hưu mà tiếp tục nhiệm kỳ thứ ba”. Đây là một
nhận định vô căn cứ, có tính xuyên tạc, nói xấu chế độ và Đảng ta. Phải biết rằng
Đảng Cộng sản Việt Nam là một Đảng lấy tập trung dân chủ làm nguyên tắc tổ chức
cơ bản và xác định Nguyên tắc này gắn liền với bản chất của Đảng, quy định sự vận
động và tồn tại của Đảng. Vì đó mà không có ai có quyền “chọn người kế vị” như
Trúc Lam nói. Đảng Cộng sản Việt Nam được tổ chức thông qua bầu cử dân chủ, quyền
lực thuộc về tập thể chứ không phải thuộc về cá nhân ai. Dó đó, việc chọn ai
làm Tổng Bí thư là do tập thể bầu chứ không phải do người tiền nhiệm kế vị cho.
Cả việc Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ở lại Nhiệm kỳ 3 cũng là do tập thể tín
nhiệm mà bầu chứ hoàn toàn không phụ thuộc vào ý chí chủ quan của bất kỳ ai, kể
cả bản thân Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Vì vậy, việc ông Trần Quốc Vượng hay ai
đó không được vào Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị hay một vị trí lãnh đạo
cụ thể thì cũng không liên quan đến ý chí của bất kỳ một cá nhân ai. Trúc làm lấy
những sự việc không hề liên quan để xâu chuỗi nhằm xuyên tạc, nói xấu Đảng ta.
Nếu nói ai đó không được bầu làm Tổng Bí thư có liên quan đến ông Nguyễn Phú Trọng
không thì chỉ có liên quan ở chỗ là họ không đủ tín nhiệm hơn ông Nguyễn Phú Trọng
nên đã không được tập thể bầu.
2. Trúc
Lam đặt câu hỏi “Theo đánh giá của ông, ông Trọng sẽ ra sao trong tương lai, nhất
là khi xung quanh ông có rất nhiều kẻ thù?”. Một câu hỏi rất
vô duyên, chứ không muốn nói là câu hỏi có tính phản động, hằn học. Vấn đề này
cần được hiểu đúng bản chất thế nào là “kẻ thù” và Tổng Bí thư có “kẻ thù”
không? Tôi nghĩ, trong thời bình hiện nay không chỉ Tổng Bí thư hay Đảng Công sản
Việt Nam đều không coi ai là kẻ thù mà chỉ là bạn, là quan hệ hợp tác, đối tác
cùng phát triển. Còn đối ngược lại, những kẻ ghen ăn tức ở, những kẻ tiểu nhân…
thù ghét Tổng Bí thư thì tôi nghĩ chắc là có. Nếu nói ở góc độ đó thì khéo là
tôi cũng có, ai cũng có, thậm chí Trúc Lam cũng có. Chỉ cần mình hơn người ta
là đã bị người ta ghét rồi. Xã hội mà, muôn mầu muôn vẻ, quân tử có, tiểu nhân
có… Tôi nghĩ, Tổng Bí thư của Đảng ta có nhiều kẻ thù kiểu đó. Nhưng quan trọng
là sự thù ghét đó chỉ có ở những kẻ tiểu nhân, phản động, phản bội tổ quốc, phản
bội nhân dân, đồng bào, quê hương, bản quán, nơi đã sinh ra và nuôi dưỡng họ.
Chính sách đối ngoại của Việt Nam được thông qua tại Đại hội XIII của Đảng mang tính toàn diện và bao trùm, phản ánh nhận thức và quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam phù hợp với thực tiễn phát triển của thời đại, với cục diện thế giới, khu vực và môi trường an ninh – đối ngoại, trong đó có việc xác định rõ “đối tác” và “đối tượng” với sự kế thừa và tiếp nối chính sách đối ngoại nhất quán mà Việt Nam tiến hành từ khi bắt đầu đổi mới đến nay.
Đảng ta luôn khẳng định, Việt Nam
“là bạn, là đối tác tin cậy và thành viên có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế”,
và “Bảo đảm lợi ích tối cao của quốc gia – dân tộc, trên cơ sở các nguyên
tắc cơ bản của luật pháp quốc tế, bình đẳng và cùng có lợi, thực hiện nhất quán
đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hoà bình, hợp tác và phát triển; đa dạng
hoá, đa phương hoá trong quan hệ đối ngoại; chủ động và tích cực hội nhập quốc
tế”. Đảng ta khẳng định: “Những ai tôn trọng độc lập, chủ quyền, thiết lập và mở
rộng quan hệ hữu nghị, hợp tác bình đẳng, cùng có lợi với Việt Nam đều là đối
tác”. Nghị quyết Trung ương 8 khóa XI của Đảng khẳng định: “bất kỳ thế lực nào
có âm mưu và hành động chống phá mục tiêu của nước ta trong sự nghiệp xây dựng
và bảo vệ Tổ quốc đều là đối tượng của chúng ta”. Đó là những âm mưu, hành động
gây chiến tranh xâm lược”; “Diễn biến hòa bình”, bạo loạn lật đổ chế độ; xâm phạm
độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, lợi ích quốc gia, dân tộc của
Việt Nam bằng phương thức vũ trang hoặc phi vũ trang, cả từ bên ngoài và bên
trong. Vì thế, đối tượng của cách mạng Việt Nam được xác định là, những thế lực
có âm mưu và hành động chống phá nước ta trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ
quốc./.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét