Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã căn dặn: “Tư tưởng không đúng đắn thì công tác ắt sai lầm”, “tư tưởng thống nhất thì hành động mới thống nhất”. Công tác tư tưởng tự bản thân nó đã hàm chứa những vấn đề nhạy cảm, phức tạp, đa chiều, liên quan đến tâm tư nguyện vọng của cán bộ, đảng viên, nhân dân; liên quan đến sự thành bại của sự nghiệp cách mạng. Người nói: “Lãnh đạo quan trọng nhất là lãnh đạo tư tưởng, phải hiểu tư tưởng của mỗi cán bộ để giúp đỡ thiết thực trong công tác; vì tư tưởng thông suốt thì làm tốt, tư tưởng nhùng nhằng thì không làm được việc”. Thông qua quá trình lãnh đạo tư tưởng để tiến hành đấu tranh trên mặt trận lý luận, qua đó đó bảo vệ những nguyên lý của Chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh. Đặc biệt trong tình hình hiện nay, khi các thế lực thù địch sử dụng nhiều chiêu bài thâm độc để chống phá, nếu chúng ta không có cái nhìn khách quan, đúng đắn thì Đảng sẽ khó có thể hoàn thành được sứ mệnh của mình. Vì vậy, công tác xây dựng Đảng luôn gắn chặt với bảo vệ chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Ở Việt
Nam hiện nay, cuộc đấu tranh trên mặt trận tư tưởng, lý luận là cuộc đấu tranh
quyết liệt, bác bỏ những luận điệu sai trái, thù địch, nhằm bảo vệ con đường và
thành quả của cách mạng vô sản. Các thế lực thù địch luôn tìm mọi cách phá hoại
sự nghiệp cách mạng của Đảng và nhân dân Việt Nam. Chúng ra sức xuyên tạc, vu
cáo Đảng, Nhà nước; tấn công vào hệ tư tưởng, Cương lĩnh, đường lối chính trị của
Đảng; kích động chia rẽ nội bộ Đảng, Nhà nước với nhân dân hòng làm ran rã Đảng,
chế độ từ bên trong. Bởi vậy, một nhiệm vụ hết sức quan trong của công tác đấu
tranh trên mặt trận tư tưởng lý luận là cần phải nhận diện được âm mưu, thủ đoạn
của các thế lực thù địch, trong đó cần chú ý đến quan điểm, nhận thức lệch lạc
của một số cán bộ, đảng viên thoái hoá, biến chất, cụ thể là:
1)
Biểu hiện ở quá trình “đổi màu” chế độ chính trị, xuất phát từ suy thoái về tư
tưởng chính trị, đạo đức, lối sống và tham nhũng, tiêu cực trong nội bộ. Điều
này thể hiện qua việc công khai phủ nhận Chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí
Minh; thiếu niềm tin, hoài nghi, thậm chí phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng và
con đường đi lên chủ nghĩa xã hội; xa rời các nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa
Mác – Lênin và nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Đảng Cộng sản Việt Nam; đòi đa
nguyên chính trị, đa đảng đối lập; phê phán, phủ nhận lịch sử…
2)
Những biểu hiện “tự diễn biến|, “tự chuyển hoá” về chính trị, tư tưởng trong nội
bộ là nguy hiểm nhất. Trong đó, biểu hiện rõ nhất hiện nay là việc công khai
hoá quan điểm sai trái, đối lập trên một số diễn đàn, báo chí, truyền thông,
thông qua các hình thức “viết hồi ký”, “gửi thư ngỏ”, “kiến nghị” góp ý, bổ
sung văn kiên của Đảng, Hiến pháp… Như: Khuếch đại sai lầm, khuyết điểm, hạn chế
trong công cuộc đổi mới của Việt Nam và cho rằng đó là nguyên nhân dẫn đến tình
trạng “đất nước lâm nguy như hiện nay”. Quy tội cho Đảng toàn trị, thực hiện
“vai trò lãnh đạo độc tôn của Đảng Cộng sản Việt Nam” nên Đảng đã vấp phải quá
nhiều sai lầm, gây nên “hậu quả thảm khốc cho đất nước”…Chúng đòi thay đổi thể
chế chính trị, kinh tế, nguỵ tạo bang ghi âm để xuyên tạc quan điểm chỉ đạo,
lãnh đạo của Đảng, Nhà nước …
3) Sự
phủ nhận nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; hạ thấp, làm mất
vai trò chủ đạo của nền kinh tế nhà nước; đòi tư nhân hoá nền kinh tế nước ta,
xoá bỏ chế độ công hữu về tư liệu sản xuất, thay thế bằng chế độ chiếm hữu tư
nhân tư bản chủ nghĩa. Cho rằng chọn phát triển kinh tế thị trường định hướng
xã hội chủ nghĩa là một kỳ quặc, trái với xu thế thời đại. Trong khi thế giới
chúng nhấn mạnh “cơ chế thị trường tự do” thì chúng ta đang theo hướng phát triển
“cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa”. Hoặc cho rằng không nên phân
chia nền kinh tế theo tiêu chí quan hệ sản xuất mà lâu nay vẫn làm vì cho rằng
cách phân chia đó dẫn đến việc phân biệt đối xử giữa các thành phần kinh tế
trong và ngoài nước, không có lợi cho việc phát huy tiềm năng của các thành phần
kinh tế khác… Với luận điểm như vậy, chúng cho rằng cần phân chia nên kinh tế
theo tiêu chí nhỏ, vừa và lớn
4)
Trên lĩnh vực văn hoá – xã hội, đạo đức, lối sống, là sự sùng bái, chạy theo
các “giá trị” văn hoá, đạo đức, lối sống phương Tây, chạy theo đồng tiền, sống
thực dụng, xa hoa, đồi bại; từ bỏ các giá trị văn hoá, đạo đức xã hội chủ nghĩa;
xuyên tạc và phủ nhận nền văn hoá cách mạng. Tiếp tục sử dụng văn học, nghệ thuật
để truyền bá, lan toả những nội dung sai trái, bôi nhọ Bác Hồ và Đảng. Tuyên
truyền, quản bá đậm nét những luận văn, luận án ca ngọi một số nhà văn chống cộng;
kích động sự phản kháng chế độ hiện hành…
5)
Trên lĩnh vực quốc phòng, an ninh và đối ngoại, là sự phủ nhận vai trò lãnh đạo
tuyệt đối, trực tiếp mọi mặt của Đảng; đòi “phi chính trị hoá” lực lượng vũ
trang… Trong lĩnh vực đối ngoại là sự lơ là, mất cảnh giác, xoá nhoà ranh giới,
không phân biệt đối tượng, đối tác. Phao tin đồn nhảm, tung lên các trang thông
tin điện tử nhiều hồi ký, bài viết của những người đã từng có trọng trách cao
trong các cơ quan của Đảng và Nhà nước với nội dung để cao cá nhân, phủ định
công lao của tập thể, đổ lỗi cho người khác.
Từ
việc xác định rõ biểu hiện để nhận diện quan điểm sai trái, thù địch trên lĩnh
vực tư tưởng, lý luận; xác định rõ hơn nhiệm vụ công tác tuyên giáo của Đảng hiện
nay, coi trọng việc tuyên truyền, giáo dục đội ngũ cán bộ, đảng viên và nhân
dân tin tưởng vào Đảng, chế độ, kiên quyết đấu tranh với các thế lực thù địch,
phản động. Muốn vậy, công tác tuyên giáo của Đảng trước hết cần đẩy mạnh tuyên
truyền để cán bộ, đảng viên và nhân dân nhận thức được:
Một là, đấu tranh tư tưởng, lý luận hiện nay
thực chất và trước hết là đấu tranh bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, bảo vệ
con đường đi lên chủ nghĩa xã hội mà Đảng, Bác Hồ và nhân dân ta đã lựa chọn.
Hai là, một nhiệm vụ đặc biệt quan trọng của đấu
tranh tư tưởng, lý luận hiện nay là phải tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng,
xây dựng hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh toàn diện.
Ba là, để giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa,
cuộc đấu tranh tư tưởng, lý luận hiện nay gắn chặt với nhiệm vụ phản bác các luận
điệu sai trái, xuyên tạc chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật
của Nhà nước.
Bốn là, đấu tranh tư tưởng, lý luận còn bao
hàm việc khẳng định sự thành công của công cuộc đổi mới do Đảng Cộng sản Việt
Nam khởi xướng, lãnh đạo.
Năm là, cuộc đấu tranh tư tưởng, lý luận ở nước
ta vẫn đang tiếp tục diễn ra ngày càng cam go, phức tạp, lâu dài và gian khổ,
song dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng, sự đồng lòng, ủng hộ của nhân dân,
chúng ta tin tưởng rằng, mục tiêu xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta sẽ thành
công.
Ngọc
Loan
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét