Thứ Ba, 24 tháng 1, 2023

Ai mới là kẻ “Tam sao thất bản”?!!

 

 

1. Trước đó, ông Nguyễn Xuân Phúc có đơn gửi Quốc hội, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam xin thôi giữ chức vụ Chủ tịch nước, Chủ tịch Hội đồng quốc phòng và an ninh; xin thôi làm nhiệm vụ đại biểu Quốc hội khóa XV, nghỉ công tác và nghỉ hưu.

Ngày 17/1/2023, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII họp xem xét và cho ý kiến về nguyện vọng thôi giữ các chức vụ, nghỉ công tác và nghỉ hưu của ông Nguyễn Xuân Phúc. Chiều 18/1, Quốc hội họp bất thường miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch nước nhiệm kỳ 2021-2026 và cho thôi nhiệm vụ đại biểu Quốc hội khóa 15 với ông Nguyễn Xuân Phúc.

Trong cuộc họp kín kéo dài hơn hai giờ, ông Nguyễn Xuân Phúc có bài phát biểu trước khi Quốc hội thực hiện quy trình miễn nhiệm. Đa số đại biểu có mặt đồng ý thông qua Nghị quyết.

Ông Phúc rời ghế Chủ tịch nước ở tuổi 69, sau gần hai năm đảm nhiệm cương vị này. Kể từ năm 1976 đến nay, ông Nguyễn Xuân Phúc là Chủ tịch nước đầu tiên xin nghỉ giữa nhiệm kỳ. Theo Hiến pháp 2013, Chủ tịch nước giữ chức Chủ tịch Hội đồng quốc phòng và an ninh. Vì vậy, khi Quốc hội miễn nhiệm Chủ tịch nước, ông Phúc không còn giữ chức Chủ tịch Hội đồng Quốc phòng an ninh.

Đó là một sự thực, cũng là lẽ thường tình trong lịch sử chính trị thế giới và lịch sử chính trị Việt Nam. Lẽ thường tình là bởi vì, các nhà lãnh đạo muốn nắm giữ vụ, ngài nguyện vọng cá nhân, cần phải thông qua bầu cử, đề bạt, bổ nhiệm… Nhưng trong quá trình lãnh đạo, cá nhân nhận thấy sức khỏe, năng lực… không đáp ứng, hoặc vì lý do khách quan và chủ quan nào đó mà không thể giữ chức, không thể làm lãnh đạo nữa thì viết đơn xin từ chức, xin nghỉ việc…

Tổ chức, cơ quan, cá nhân có trách nhiệm xem xét đơn xin từ chức, nghỉ việc để giải quyết theo nguyện vọng cá nhân người viết đơn. Trên thế giới, rất nhiều nguyên thủ quốc gia xin từ chức, gần đây như: Chỉ sau 6 tuần được bổ nhiệm, Thủ tướng Anh Liz Truss xin từ chức; Thủ tướng Ý Mario Draghi cũng nộp đơn từ chức.

2. Một lẽ thường xin từ chức và được cho từ chức, vậy mà nhiều trên mạng xã hội đã sinh ra nhiều suy diễn, thậm chí xuyên tạc vô lối, điển hình như:

– Chiều 17/1/2023, trang RFI đăng bài có tiêu đề “Việt Nam: Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc buộc từ chức”, trong đó xuyên tạc 2 vấn đề: 1) “Việc Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc từ chức để Tổng bí thư đảng Nguyễn Phú Trọng củng cố thêm quyền lực chính trị”. 2) “Việc ông Phúc buộc phải từ chức có thể là do đấu đá nội bộ tranh giành quyền lực. Các đối thủ chính trị của ông Nguyễn Xuân Phúc muốn loại bỏ ông để dọn đường cho một ứng viên khác giành vị trí lãnh đạo tối cao”.

– VOA Tiếng Việt trong ngày 17/1 đăng bài “Đảng phê duyệt việc Chủ tịch Nguyễn Xuân Phúc từ chức”, trong đó đưa thông tin thiếu chuẩn xác rằng: “Đột nhiên ông Nguyễn Xuân Phúc được thôi chức, thực chất là phế chức, bãi chức. Đó là một sự đặc ân của giới chóp bu của Đảng Cộng sản Việt Nam khi anh phạm sai lầm, mắc khuyết điểm và thậm chí khi có tội, nhưng vì cương vị, vai vế của anh trong đảng rất lớn, chẳng hạn như tứ trụ điều đình hay bộ chính trị, cho nên khi người ta xử lý anh, người làm một cách nhẹ nhàng hơn để giữ bộ mặt cho đảng thôi”.

–  RFA chiều 17/1 đăng bài: “Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc bị buộc về hưu, ai sẽ là người thay thế?”, trong đó đưa tin suy diễn, quy chụp thiếu cơ sở:  “cho thấy đây là Tập Cận Bình hoá của Việt Nam. Đảng Cộng sản Việt Nam dưới thời ông Trọng dường như đang áp dụng nhiều ý tưởng và chiến thuật của Đảng Cộng sản Trung Quốc của Tập Cận Bình. Họ đang thu hẹp không gian cho những ý tưởng khác biệt và khăng khăng đòi độc quyền chính trị. Nếu lấy quá khứ để dự báo cho tương lai, thì ở Việt Nam càng kiểm soát nhiều hơn thường mang lại nhiều bất mãn hơn”.

– Đài BBC ngày 17/1 đưa tin “Ông Nguyễn Xuân Phúc từ chức, ai thay thế: Bình luận từ truyền thông quốc tế; Tất cả những việc này đều xảy ra dưới danh nghĩa chống tham nhũng, một vấn nạn ở Việt Nam, nhưng nó cho thấy một cuộc đấu tranh quyền lực ở cấp cao nhất của đảng không cho phép bất cứ ai thách thức quyền lực độc tôn của đảng”.

3. Một sự thực, nhiều phán xét, dị nghị cũng là điều dễ hiểu. Dễ hiểu bởi, đứng trước một sự kiện chính trị, có nhiều quan điểm, cách nhìn nhận, thái độ, mục đích đánh giá khác nhau. Sự đánh giá khác nhau ấy, có thể do lệch nhau về trình độ, nhận thức; có thể do nhãn quan chính trị, ý thức hệ; có thể do động cơ, thủ đoạn, âm mưu đối nghịch; cũng có thể do một sự rỗi công, viết càn, nói bừa; cũng có thể do động cơ chống phá, trả thù; cũng có thể do sự hả hê chính trị, thích nhìn và mong đợi về một sự đổ vỡ chính trị…

Rõ ràng, một sự thực, tất yếu có nhiều cách đánh giá. Nhưng, cần phải ngăn chặn, đấu tránh với cách suy diễn, quy chụp, xuyên tạc vì động cơ chống phá Đảng, Nhà nước và Nhân dân Việt Nam; càng cần phải lên án, kiên quyết đấu tranh với âm mưu, thủ đoạn chống phá cách mạng Việt Nam, chống phá chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, phủ định thành công phát triển đất nước Việt Nam và bôi nhọ chế độ chính trị, lãnh đạo Việt Nam.

Quan sát các suy diễn của BBC, RFI, VOA, RFA, danlambao, quanlambao… đều là biểu hiện của âm mưu chống cộng. Mà tư tưởng chống cộng thì dù cộng sản có tốt đến mấy, đẹp đến nhường nào, thì chúng nó vẫn chống, vẫn phá, vì mục tiêu của kẻ chống cộng là để phủ định chế độ cộng sản, hòng tiêu diệt để không còn tồn tại chế độ cộng sản trên trái đất này.

Nhưng chao ôi, từ 175 năm nay kể từ khi chủ nghĩa Mác ra đời (1848), bao nhiêu thế hệ chống cống cộng, nhưng cộng sản vẫn lan tỏa, ăn sâu bám rễ vào thực tiễn, đem lại nhiều thành tựu tiến bộ cho nhân loại. Chủ nghĩa cộng sản từng bị chúng nó coi là “bóng ma ở châu Âu” lan dần ra châu Á, châu Phi, châu Mỹ Latinh, cho ra đời nhiều nhà nước dân chủ, tạo ra nhiều con người đóng góp nổi bật cho sự nghiệp hòa bình, phát triển, tiến bộ nhân loại. Hiện nay, mục tiêu cộng sản – mục tiêu xây dựng xã hội loài người giàu mạnh, dân chủ, bình đẳng, văn minh, tiến bộ, không có bóc lột, không phân biệt giàu nghèo, thương yêu san sẻ cùng nhau chung sống hòa bình vẫn là ước ao, khát vọng của tuyệt đại đa số nhân loại trên thế giới!

Chống cộng, nghĩa là chống lại văn minh nhân loại. Mà xu thế lịch sử là ngày càng văn minh, hiện đại, nên chống lại cộng sản quả là hành động ngu xuẩn, đi ngược quy luật tiến hóa, nhận thất bại là điều tất yếu!

 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét