Thứ Hai, 30 tháng 1, 2023

Không thể phủ nhận giá trị lịch sử của Hiệp định Paris 1973

 


         Gần đây, nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày ký Hiệp định Paris (27/01/1973-27/01/2023), trên một số trang mạng của RFA, VOA, Việt Tân lại post những bài xuyên tạc giá trị lịch sử, ý nghĩa hòa bình của Hiệp định Paris 1973. Như bài “Hòa bình ca – chứng tích ảo tưởng hòa bình năm 1973”; “Hiệp định Paris 1973: Trong lòng âm mưu bức tử nền cộng hòa” thể hiện rõ âm mưu bức tử giá trị lịch sử của Hiệp định một cách trâng tráo (trên RFA)… Rằng “Câu chuyện “Hiệp định Paris” được nhìn lại ở nửa thế kỷ, bất kỳ ai quan sát đủ, cũng có thể thấy đó là kế hoạch định trước từ nhiều thành phần, mà nội dung của hiện rõ sự bức tử một nền cộng hòa”!; “Việt Nam cộng hòa trở nên cô đơn hơn bao giờ hết khi bị dí tay vào hiệp ước, buộc ký trong một tình thế chẳng đặng đừng”!. “Ngày 27 tháng Một năm 1973, Hiệp định Hòa bình Paris đã được ký kết với nhiều giằng co và bất mãn từ chính quyền của TT Thiệu. Tuy gọi là hiệp định hòa bình, nhưng chiến tranh chưa bao giờ ngừng ở đó”, “Không có người dân Việt nào được chứng kiến một nền hòa bình thực sự trên bàn cờ sinh mệnh của một dân tộc tự do ấy, cho đến sự sụp đổ vào tháng tư 1975”…

Thực tế là, nền cộng hòa ngụy quyền đã không có thực lực, không độc lập, nó chỉ là bộ máy cho đế quốc Mỹ lập nên. Thực tế là kết thúc Hiệp định Paris, điều được các bên cùng ký xác quyết “Ngày 28/1/1973, ngừng bắn trên toàn miền Nam Việt Nam. Hiệp định Paris chính thức được thi hành”. Và sự thật lịch sử đã diễn ra như thế nào, thì những ai quan tâm cũng đã biết, người dân hân hoan vì chấm dứt chiến tranh, vì lập lại hòa bình, vì vấn đề dân tộc để dân tộc tự quyết… Tiếp theo là những tháng năm chúng ta đã đưa non sông về một mối, bằng những cuộc đấu tranh bền bỉ bảo đảm cho Hiệp định được thực thi, bảo đảm buộc đế quốc Mỹ thực sự rút quân và không can thiệp vào miền Nam Việt Nam…

50 năm trước, Hội nghị và Hiệp định Paris kéo dài 4 năm 8 tháng 16 ngày là quá trình đấu tranh bền bỉ, cuộc đấu trí được xem là bản lĩnh, cam go với thời gian dài nhất trên bàn đàm phán của thế kỷ XX. Thành công của cuộc hòa đàm này là của các mặt trận cách mạng và Chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hòa; thể hiện sự phối hợp hiệu quả giữa 3 mặt trận chính trị, quân sự; ngoại giao giữa “đánh” và “đàm”; sức mạnh và thành công các chiến dịch quân sự lớn như: Mậu Thân (1968), Quảng Trị (1972), Hà Nội – 12 ngày đêm Điện Biên phủ trên không (1972)… Hội nghị Paris cũng là bài học tiêu biểu về kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh của thời đại, tranh thủ được sự đồng tình của dư luận quốc tế – thậm chí ngay giữa lòng nước Mỹ, tạo nên một mặt trận dư luận nhân dân thế giới rộng lớn ủng hộ Việt Nam, thức tỉnh lương tri, khát vọng hòa bình của nhân loại.

Ngược dòng lịch sử, ta biết khi Hiệp định Geneve ký chưa được bao lâu (1954), đế quốc Mỹ nhanh chóng nhảy vào miền Nam, “hất cẳng” thực dân Pháp, biến miền Nam Việt Nam thành thuộc địa kiểu mới. Quân và dân Việt Nam một lần nữa trải qua cuộc chiến tranh trường kỳ, bền bỉ chống Mỹ để đi tới việc đàm phán hòa bình, ký kết Hiệp định Paris.

Năm 1968, Hội nghị Paris được khởi động như hệ quả của cuộc Tổng tiến công Mậu Thân, cùng hàng loạt thất bại nặng nề của chiến lược “chiến tranh cục bộ”, “chiến tranh phá hoại”, “Việt Nam hóa chiến tranh” của Mỹ; mở ra một chiến lược mới của chiến tranh nhìn từ hai phía – “vừa đánh vừa đàm”. Tiếp theo, với chiến thắng B52 – “Hà Nội – Điện Biên Phủ trên không”, quân và dân Việt Nam đã làm lung lay và dập tắt ý chí muốn đè bẹp ta bằng sức mạnh quân sự của Mỹ, buộc Mỹ phải ngồi vào bàn đàm phán nghiêm túc!. Hiệp định Paris về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam 27/1/1973, được xem là văn bản pháp lý quốc tế đầu tiên, trong đó Mỹ buộc phải cam kết tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất của dân tộc Việt Nam.

“Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một. Sông có thể cạn núi có thể mòn, song chân lý ấy không bao giờ thay đổi” – ước vọng mà Bác Hồ luôn đau đáu đã được toàn dân tộc tiếp nối, thể hiện rõ khát vọng hòa bình, thống nhất, và đó cũng là mục tiêu quá trình đấu tranh ký kết Hiệp định Paris. Vì khát vọng ấy, người Việt Nam đã bền bỉ đấu tranh suốt chiều dài lịch sử dựng nước và giữ nước mấy nghìn năm.

Vượt lên trên những ý nghĩa thông thường, Hội nghị Paris và Hiệp định Paris là niềm cổ vũ lớn lao đối với nhân dân yêu chuộng hòa bình, công lý và đấu tranh chính nghĩa trên thế giới. “Cảm hứng Việt Nam” đã đến với nhiều người ở Pháp, Cuba, Ấn Độ, Hungary, Ba Lan… cùng lan tỏa tình yêu hòa bình. Hiệp định Paris – một dấu mốc quan trọng trong lịch sử đấu tranh giành, giữ và bảo vệ đất nước – sau 50 năm nhìn lại đã khẳng định đóng góp của mặt trận đối ngoại cũng như các thành tựu kinh tế – xã hội là bản lĩnh, bản sắc của Việt Nam, đó là khát vọng hòa bình, là sẵn sàng hợp tác, phát triển, nâng tầm vị thế trong khu vực và trên thế giới…

Không kẻ nào có thể xuyên tạc được sự thật lịch sử và giá trị về hòa bình của Hiệp định Paris 1973 !

 Công Nghệ

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét