Thứ Ba, 31 tháng 1, 2023

Hiệp định Paris: Nhìn lại và một lối suy nghĩ...

50 năm Hiệp định Pa ri, nhưng vẫn còn cách tiếp cận hoang tưởng và lãng quên lịch sử

Thông Sử




Ngày 27 tháng 1 năm 1973 đã đi vào lịch sử ngoại giao Việt Nam như một chiến công tài tình của nghệ thuật “vừa đánh vừa đàm” mà Nguyễn Trãi đã thay mặt nghĩa quân Lam Sơn thực hiện trước quân Minh xâm lược ở thế kỷ XV. Vào thời điểm lịch sử mà quân Minh đã bị vây chặt trong thành Đông Quan, bị chặn viện binh từ phương Bắc, lui binh không được, hội quân chẳng xong, phá vòng vây thất bại, trận Tốt Động, Chúc Động, Chi Lăng, Xương Giang đã đè bẹp tinh thần quân địch, Vương Thông đành phải thoi thóp tính kế sinh tồn. Như đi guốc trong bụng giặc, nghĩa quân Lam Sơn đã mở đường hiếu sinh cho đại binh thất trận quay về còn chút thể diện. Vương Thông đành phải chấp thuận hai bên tổ chức Hội thề Đông Quan (ngày 10/12/1427), thực chất đây là một lễ công bố sự chấp thuận về mặt ngoại giao giữa ta và địch. Ấy là kế sách diệu kỳ do Nguyễn Trãi mưu trí hiến kế được Lê Lợi tin dùng: “Ta mưu trí đánh dẹp bằng cách đánh vào lòng người, khiến không đánh mà quân giặc phải tự khuất phục”. Trong nội dung lời thề, Vương Thông buộc phải xin hứa trước nghĩa quân Lam Sơn và thần dân nước An Nam: “Cùng là ngày về đến triều đình, lại không theo sự lý trong bản tâu, không sợ thần linh núi sông ở nước An Nam lại bàn khác đi, hoặc cho quan quân đi qua đâu cướp bóc nhân dân, thì trời, đất cùng là danh sơn, đại xuyên và thần kỳ các xứ tất đem bọn quan Tổng binh Thành sơn hầu là Vương Thông, tự bản thân cho đến cả nhà, thân thích, làm cho chết hết, và cả đến quan quân cũng không một người nào về được đến nhà”. Sau lời thề độc như vậy, Vương Thông được hưởng phúc lộc của nước Nam, tàn binh hơn 100.000 người được cấp ngựa, thuyền, lương thực, thực phẩm trở về đón xuân ảm đạm nơi quê nhà, cuộc rút quân thực chất là cuộc tháo chạy chỉ khoảng 1 tuần lễ (từ 29/12/1427 đến 3/1/1428). Ngày rằm tháng 4 năm 1428, Lê Lợi lên ngôi Vua, hiệu là Lê Thái Tổ, lấy tên nước là Đại Việt, muôn dân được hưởng thái bình. Để tỏ lòng ước mong tắt họa binh đao, Vua Lê Thái Tổ dạo chơi trên hồ Lục Thủy đã làm một việc lưu lại cho muôn đời, gửi một thông điệp bất tử về khát vọng hòa bình bất diệt: trả lại gươm chiến cho rùa vàng.

Quân Minh khiếp đảm chẳng dám bàn chuyện sang xâm lăng Đại Việt, nhưng tới thời Mãn Thanh thì lại hung hăng đưa quân qua đòi “làm cỏ  nước Nam”. Chúng lại bị Hoàng đế Quang Trung dẫn đại binh ra Thăng Long lập nên chiến công hiển hách Ngọc Hồi, Đống Đa (mùa xuân Kỷ Dậu 1789), dạy cho chúng bài học “nước Nam anh hùng là có chủ”, Sầm Nghi Đống treo cổ tự vẫn, Tôn Sĩ Nghị chẳng kịp buộc yên ngựa, quân quan hoảng loạn tháo binh làm gãy sập cầu bắc qua sông Nhị Hà. Cuối tháng 12 năm 1946, Hà Nội trở thành pháo đài “quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh”, ngăn không cho quân Pháp đánh nhanh thắng nhanh. Chiến thắng “Điện Biên phủ trên không” cuối tháng 12/1972 là cái đinh chốt khóa lại mọi hoang tưởng, tham vọng, mưu mô quỉ quyệt của đế quốc Mỹ tại Việt Nam. Đến nay cơ đồ dân tộc Việt Nam thực sự ngày một “đàng hoàng hơn, to đẹp hơn” so với những ngày còn đang trong khỏi lửa chiến tranh chống Mỹ cứu nước. Tính chân xác của cơ đồ Việt Nam cũng đã được cộng đồng thế giới ghi nhận và trọng thị.

Tuy nhiên, đáng buồn thay là vẫn còn có những luồng ý kiến lệch lạc, cố níu kéo những giá trị ảo trong cuộc chiến tranh Việt Nam do đế quốc Mỹ gây ra. Ngày 27/1/2023, trên trang mạng xã hội SBTN.TV đã bày đặt trò chơi mang danh “Diễn đàn chính luận”, với tiêu đề “50 năm Hiệp định Ba lê” do Nguyễn Thành Nam cùng Trúc Hồ tung hứng. Với dung lượng gần 1 giờ đồng hồ, 2 người này đề cập tới một số vấn đề nhạy cảm chính trị, hòng đá xoáy vào tính khách quan lịch sử xung quanh sự kiện Hiệp định Pa ri ngày 27/1/1973. Việc đầu tiên là 2 người này bày tỏ quan điểm “thất vọng” về trách nhiệm của Hoa Kỳ đối với chính quyền do ông Thiệu đứng đầu. Theo đó, 2 ông này lên án gay gắt trách nhiệm trực tiếp của ông Kít-sing-gơ, rằng lẽ ra không được phép ký một hiệp ước có lợi cho Bắc Việt, rằng làm như vậy là Mỹ bỏ của chạy lấy người, chỉ lo giữ thể diện của Hoa Kỳ mà bỏ rơi số phận của chính quyền Cộng hòa miền Nam Việt Nam. Tiếp đó, 2 người này tỏ ra cảm thông và ngợi ca ông Thiệu có tinh thần chống Cộng đến cùng, song do lực bất tòng tâm nên đành thất thủ, hơn nữa họ còn bêu danh ông Dương Văn Minh từng 2 lần “phản bội Quốc gia cộng hòa”. Rồi cả 2 ông quay sang tố cáo phía Bắc cộng “xâm lược miền Nam”, họ lên án Bắc cộng bội ước khi tổng tấn công và nổi dậy năm 1968, cũng như năm 1975. Cuối cùng, họ đắm đuối với những cái gọi là giá trị “đáng hãnh diện” do chế độ Cộng hòa miền Nam lập được qua 21 năm dựa bóng quan thầy Mỹ, nào là một gia sản âm nhạc tiền chiến, nào là một cơ ngơi phồn hoa hơn nhiều nước trong khu vực, nào là sự tự do, dân chủ cả trên báo chí và cả trong tín ngưỡng, tôn giáo(?). Nỗi buồn sâu lắng nhất đối với họ là cay đắng đắm đuối đeo đuổi những điều “giá như” miền Nam trụ được qua cái nạn Hiệp định Pa ri, thì thân phận của họ và gia đình của họ không phải sống lưu vọng trên đất khách quê người, phía Nam sông Bến Hải sẽ là một “hòn ngọc viễn Đông”, chí ít cũng chỉ thua Nam Hàn chừng độ 20%. Họ đâu có biết rằng, thời Nam Hàn do Pắc Chung Hy làm Tổng thống đã phải bán lương tâm cho quỉ, ông ta đã đưa quân lính đánh thuê cho Mỹ sang miền Nam Việt Nam tham gia tàn sát đồng bào miền Nam, đổi lại phía Mỹ đã rót tiền cho Nam Hàn thực hiện “công nghiệp hóa”. Than ôi! Những tâm hồn người Việt lưu vong trong vỏ bọc người Việt xa xứ do thất sủng chính trị mới thê thảm làm sao. Ở đây không nói tới sự thê thảm của nỗi khổ bươn chải kiếm miếng cơm manh áo như khi mới tháo chạy hoặc vượt biên trái phép, mà nói tới sự ảm đạm thân phận tôi đòi mà cứ ngỡ là ông vương bà tướng giữa bầu trời dân chủ giả hiệu. Sao họ không chịu hiểu, rằng việc Mỹ can thiệp vào công việc nội bộ của Việt Nam ngay từ khi hậu thuẫn cho bọn Tưởng Giới Thạch núp bóng đại diện Quân Đồng minh vào giải giáp quân Nhật, song thực chất lại theo đuổi âm mưu “diệt cộng, cầm Hồ”.

Rồi khi thực dân Pháp đuối sức trên chiến trường Đông Dương thì chiến phí mà Mỹ hà hơi tiếp sức cho Pháp đã chiếm tới hơn 70%, cùng nhiều loại vũ khí tối tân sản xuất từ Mỹ. Hiệp định Giơ ne vơ đã bị ai phản bội, Ngô Đình Diệm nếu không có Mỹ hậu thuẫn thì làm sao dám xé toạc Hiệp định Giơ ne vơ, thay bằng hiệp thương tổng tuyển cử để thống nhất hai miền thì Diệm lại bày trò trưng cầu dân ý dưới họng súng, lưỡi lê, và tắm máu cộng sản bằng Luật 10/59. Nỗi đau và nỗi buồn trầm uất của những người chung thân phận như Phạm Thành Nam và Trúc Hồ quả là đáng cảm thương, nhưng mà cũng rất đáng giận, đáng trách. Sau 50 năm Hiệp định Pa ri mà họ vẫn còn “ôm hận”, vậy thì liệu rồi cho đến khi về cõi thiên thu, họ vẫn ôm hận thì sao có thể nhẹ gánh nợ trần cho được. Hiệp định Pa ri không trên trời rơi xuống, đó là thành quả của máu xương trên chiến trường, là trí tuệ trên bàn đàm phán, là sự ủng hộ của nhân dân yêu chuộng hòa bình trên thế giới. Duy chỉ có những người như Phạm Thành Nam và Trúc Hồ mới lạc dòng giữa biển đời lịch sử. Họ không muốn mở mang tư duy hay thiên kiến của họ đã bị hóa thạch, có lẽ cần thêm 50 năm nữa may chăng họ mới cải não. Bất kỳ quân xâm lăng nào dù là đầu sỏ, quỉ quyệt nhất cũng không thể khuất phục được dân tộc Việt Nam, nhưng dân tộc Việt Nam cũng không phải là hiếu chiến, đúng như nhà thơ Huy Cận đã viết “Sống hiên ngang mà nhân ái, chan hòa”. Xin mượn câu thơ của Tố Hữu để khắc họa lại biểu tượng Việt Nam ở thế kỷ XX: “Trên bãi Thái Bình dương sóng gió/Phơi phới bay cờ đỏ sao vàng/Chúng ta đứng thẳng hiên ngang/Sáng ngời một ngọn hải đăng hòa bình”. Đó là niềm kiêu hãnh và tiền đề lịch sử vững chắc để dân tộc Việt Nam hiện thực khát vọng dân tộc hùng cường, giàu đẹp, văn minh, phồn vinh, hạnh phúc, vào giữa thế kỷ XXI./.

 

  

Thứ Hai, 30 tháng 1, 2023

Không thể phủ nhận giá trị lịch sử của Hiệp định Paris 1973

 


         Gần đây, nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày ký Hiệp định Paris (27/01/1973-27/01/2023), trên một số trang mạng của RFA, VOA, Việt Tân lại post những bài xuyên tạc giá trị lịch sử, ý nghĩa hòa bình của Hiệp định Paris 1973. Như bài “Hòa bình ca – chứng tích ảo tưởng hòa bình năm 1973”; “Hiệp định Paris 1973: Trong lòng âm mưu bức tử nền cộng hòa” thể hiện rõ âm mưu bức tử giá trị lịch sử của Hiệp định một cách trâng tráo (trên RFA)… Rằng “Câu chuyện “Hiệp định Paris” được nhìn lại ở nửa thế kỷ, bất kỳ ai quan sát đủ, cũng có thể thấy đó là kế hoạch định trước từ nhiều thành phần, mà nội dung của hiện rõ sự bức tử một nền cộng hòa”!; “Việt Nam cộng hòa trở nên cô đơn hơn bao giờ hết khi bị dí tay vào hiệp ước, buộc ký trong một tình thế chẳng đặng đừng”!. “Ngày 27 tháng Một năm 1973, Hiệp định Hòa bình Paris đã được ký kết với nhiều giằng co và bất mãn từ chính quyền của TT Thiệu. Tuy gọi là hiệp định hòa bình, nhưng chiến tranh chưa bao giờ ngừng ở đó”, “Không có người dân Việt nào được chứng kiến một nền hòa bình thực sự trên bàn cờ sinh mệnh của một dân tộc tự do ấy, cho đến sự sụp đổ vào tháng tư 1975”…

Thực tế là, nền cộng hòa ngụy quyền đã không có thực lực, không độc lập, nó chỉ là bộ máy cho đế quốc Mỹ lập nên. Thực tế là kết thúc Hiệp định Paris, điều được các bên cùng ký xác quyết “Ngày 28/1/1973, ngừng bắn trên toàn miền Nam Việt Nam. Hiệp định Paris chính thức được thi hành”. Và sự thật lịch sử đã diễn ra như thế nào, thì những ai quan tâm cũng đã biết, người dân hân hoan vì chấm dứt chiến tranh, vì lập lại hòa bình, vì vấn đề dân tộc để dân tộc tự quyết… Tiếp theo là những tháng năm chúng ta đã đưa non sông về một mối, bằng những cuộc đấu tranh bền bỉ bảo đảm cho Hiệp định được thực thi, bảo đảm buộc đế quốc Mỹ thực sự rút quân và không can thiệp vào miền Nam Việt Nam…

50 năm trước, Hội nghị và Hiệp định Paris kéo dài 4 năm 8 tháng 16 ngày là quá trình đấu tranh bền bỉ, cuộc đấu trí được xem là bản lĩnh, cam go với thời gian dài nhất trên bàn đàm phán của thế kỷ XX. Thành công của cuộc hòa đàm này là của các mặt trận cách mạng và Chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hòa; thể hiện sự phối hợp hiệu quả giữa 3 mặt trận chính trị, quân sự; ngoại giao giữa “đánh” và “đàm”; sức mạnh và thành công các chiến dịch quân sự lớn như: Mậu Thân (1968), Quảng Trị (1972), Hà Nội – 12 ngày đêm Điện Biên phủ trên không (1972)… Hội nghị Paris cũng là bài học tiêu biểu về kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh của thời đại, tranh thủ được sự đồng tình của dư luận quốc tế – thậm chí ngay giữa lòng nước Mỹ, tạo nên một mặt trận dư luận nhân dân thế giới rộng lớn ủng hộ Việt Nam, thức tỉnh lương tri, khát vọng hòa bình của nhân loại.

Ngược dòng lịch sử, ta biết khi Hiệp định Geneve ký chưa được bao lâu (1954), đế quốc Mỹ nhanh chóng nhảy vào miền Nam, “hất cẳng” thực dân Pháp, biến miền Nam Việt Nam thành thuộc địa kiểu mới. Quân và dân Việt Nam một lần nữa trải qua cuộc chiến tranh trường kỳ, bền bỉ chống Mỹ để đi tới việc đàm phán hòa bình, ký kết Hiệp định Paris.

Năm 1968, Hội nghị Paris được khởi động như hệ quả của cuộc Tổng tiến công Mậu Thân, cùng hàng loạt thất bại nặng nề của chiến lược “chiến tranh cục bộ”, “chiến tranh phá hoại”, “Việt Nam hóa chiến tranh” của Mỹ; mở ra một chiến lược mới của chiến tranh nhìn từ hai phía – “vừa đánh vừa đàm”. Tiếp theo, với chiến thắng B52 – “Hà Nội – Điện Biên Phủ trên không”, quân và dân Việt Nam đã làm lung lay và dập tắt ý chí muốn đè bẹp ta bằng sức mạnh quân sự của Mỹ, buộc Mỹ phải ngồi vào bàn đàm phán nghiêm túc!. Hiệp định Paris về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam 27/1/1973, được xem là văn bản pháp lý quốc tế đầu tiên, trong đó Mỹ buộc phải cam kết tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất của dân tộc Việt Nam.

“Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một. Sông có thể cạn núi có thể mòn, song chân lý ấy không bao giờ thay đổi” – ước vọng mà Bác Hồ luôn đau đáu đã được toàn dân tộc tiếp nối, thể hiện rõ khát vọng hòa bình, thống nhất, và đó cũng là mục tiêu quá trình đấu tranh ký kết Hiệp định Paris. Vì khát vọng ấy, người Việt Nam đã bền bỉ đấu tranh suốt chiều dài lịch sử dựng nước và giữ nước mấy nghìn năm.

Vượt lên trên những ý nghĩa thông thường, Hội nghị Paris và Hiệp định Paris là niềm cổ vũ lớn lao đối với nhân dân yêu chuộng hòa bình, công lý và đấu tranh chính nghĩa trên thế giới. “Cảm hứng Việt Nam” đã đến với nhiều người ở Pháp, Cuba, Ấn Độ, Hungary, Ba Lan… cùng lan tỏa tình yêu hòa bình. Hiệp định Paris – một dấu mốc quan trọng trong lịch sử đấu tranh giành, giữ và bảo vệ đất nước – sau 50 năm nhìn lại đã khẳng định đóng góp của mặt trận đối ngoại cũng như các thành tựu kinh tế – xã hội là bản lĩnh, bản sắc của Việt Nam, đó là khát vọng hòa bình, là sẵn sàng hợp tác, phát triển, nâng tầm vị thế trong khu vực và trên thế giới…

Không kẻ nào có thể xuyên tạc được sự thật lịch sử và giá trị về hòa bình của Hiệp định Paris 1973 !

 Công Nghệ

Thứ Tư, 25 tháng 1, 2023

VNTB và chiêu trò Đánh lận con đen


 Bóc trần sự thật về “nhân quyền” của Phạm Đình Bá

Việt Nam Thời báo (VNTB) vừa có bài “Bóc trần sự thật về việc đảng tôn trọng nhân quyền” của TS Phạm Đình Bá (PĐB).

Thoạt đầu, cái tít quả có làm vài bốn người giật mình. Nhưng chỉ sau nửa giây, họ phát hiện ngay sự tréo ngoe: định phản biện lại bài viết “Kiên định cùng thế giới thúc đẩy quyền còn người” (báo Quân đội Nhân dân, 12/12/2022) để “bóc trần” người khác (nhà nước Việt Nam) nào ngờ, bằng bài viết của mình, ông PĐB tự bóc trần chính ông.

Thứ nhất, ông PĐB tự bóc cái “mẽ tiến sĩ”. Ra vẻ người hay chữ, vặn vẹo, chê bai, kết tội đảng (CSVN) “dùng cụm từ “quyền con người” thay vì từ “nhân quyền”, để lập lờ về các khái niệm và điều ước quốc tế về nhân quyền, thường là rất khác với khái niệm mà đảng muốn tuyên truyền là “quyền con người”, nhưng ông ta lại chẳng hề phân tích chỉ ra cái gọi là “thường là rất khác” đó là gì?

Trong khi đó, ai cũng biết, nhiều trường hợp, khái niệm, định nghĩa mang tính tương đối. Như khái niệm “văn hóa”, tới nay, theo thống kê, có tới hơn 200 cách định nghĩa khác nhau trên thế giới. Chỉ có điều khác kiểu gì cũng không thể thoát ly những phẩm chất, nội dung cơ bản.

Cũng vậy, “nhân quyền” có thể có các cách diễn dịch khác nhau về ngôn từ. Theo Văn phòng Cao ủy Liên Hiệp Quốc, “nhân quyền”, hay“quyền con người” được hiểu là những bảo đảm pháp lý toàn cầu có tác dụng bảo vệ các cá nhân và các nhóm chống lại những hành động hoặc sự bỏ mặc mà làm tổn hại đến nhân phẩm, những tự do cơ bản của con người…Như vậy, việc một tờ báo Việt Nam sử dụng cụm từ “quyền con người” như “nhân quyền” (hoặc ngược lại) nào có gì sai mà PĐB hô hoán om sòm?

Thứ hai, vu Việt Nam “lập lờ” khái niệm, nhưng chính PĐB mới là người “lập lờ” khi hạ bút: “Điều 25 Hiến pháp năm 2013 do đảng làm có ghi 2 câu: “Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình. Việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định”.

Không chỉ “lập lờ” mà còn cố tính xuyên tạc một cách nham hiểm. Từ sau Cách mạng tháng Tám 1945, các  bản hiến pháp của Nước VNDC Cộng hòa (nay là Cộng hòa XHCN Việt Nam) do Quốc hội – cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất, xây dựng và thông qua. Hiến pháp 2013 được Quốc hội Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 6 thông qua ngày 28 tháng 11, Chủ tịch nước ký Lệnh công bố ngày 8 tháng 12 năm 2013.

Hạ bút Hiến pháp (Việt Nam) do “đảng làm”, mục đích của PĐB là gì nếu không phải định cáo buộc Đảng CSVN đứng trên luật pháp; nhà nước Việt Nam là “nhà nước độc tài”… như một số  phần tử cơ hội chính trị vu khống lâu nay?

Thứ ba, tiếp theo sự “lập lờ” nêu trên, PĐB dẫn Hiến pháp 2013, Điều 25. “Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình. Việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định”.

Dẫn đúng, nhưng ông ta lại gắn vào đó là một lời “bình” có tính vu khống: “Cách viết hiến pháp kiểu hàng hai nầy tạo nên lầm lẫn mà kẻ tạo cơ hội để đục nước béo cò là đảng, khi đảng cố tình dàn dựng để thủ lợi (…) đảng có tầm kiểm soát gắt gao trong quá trình làm luật và vì vậy đảng đạo diễn đủ thứ luật để hạn chế nhân quyền, mặc dù trong hiến pháp có qui định về các quyền ấy để “làm cảnh”.

Đến đây, nhiều người buộc phải đặt đặt dấu hỏi rằng, liệu ông PĐB có là tiến sĩ thật, hay cũng loại “tiến sĩ cầu lông”  khiến dư luận ầm ĩ một dạo?

Nếu không thế, sao ông ta có thể ấu trĩ đến vậy?

Là bởi, chịu khó tìm hiểu thì chẳng cần tới tiến sĩ cũng biết, hiến pháp ví như “luật mẹ”. “Luật mẹ” nhìn chung chỉ có thể đưa ra những quy định có tính nguyên tắc về những giá trị chung để điều hòa sự khác biệt trong xã hội trong bối cảnh thế giới ngày đa dạng, nhiều sự khác biệt.

Để hiện thực hóa các quy định chung đó, kèm theo hiến pháp, cần có cả một hệ thống các bộ luật, luật, văn bản dưới luật…Vì lẽ đó, mới có chuyện mọi nhà nước đều yêu cầu công dân không chỉ  “tuân theo hiến pháp” mà còn cần “tuân theo pháp luật” nữa.

Nguyên tắc xây dựng hiến pháp như trên mang tính phổ biến trên thế giới, chứ không phải  “viết hiến pháp kiểu hàng hai để thủ lợi” như PĐB vu khống cho Việt Nam.  

Như Mỹ, ngoài Hiến pháp liên bang, mỗi tiểu bang có hiến pháp riêng, điều chỉnh quan hệ pháp luật trong bang. Nước Đức cũng vậy, hiến pháp liên bang đã đành, còn có tới 16 hiến pháp riêng của các bang nữa. Không ít trường hợp, các bang ở Mỹ và Đức giải thích hiến pháp riêng của mình theo hướng trao nhiều quyền và đặc quyền rộng rãi hơn, như về vấn đề kết hôn và ly hôn chẳng hạn.

 Tại Pháp, liên quan vấn đề cử tri, Điều 3 Hiến pháp quy định: “Mọi công dân Pháp đã thành niên, không phân biệt giới tính, được hưởng đầy đủ các quyền dân sự và chính trị đều là cử tri theo các điều kiện do pháp luật quy định”.

“Do pháp luật quy định”- những chữ ấy trong Điều 3 nêu trên của Hiến pháp Cộng hòa Pháp liệu khác gì “do pháp luật quy định” trong điều 25 Hiến pháp 2013 của Việt Nam mà ông PĐB nêu ra và phản ứng?)

Như vậy, tin vào cái “lý” (!) của ông tiến sĩ PĐB, thì chính các quốc gia như Mỹ, Đức, Pháp cũng “viết hiến pháp kiểu hai hàng”  để “thủ lợi” chăng?

 

Thứ Ba, 24 tháng 1, 2023

Ai mới là kẻ “Tam sao thất bản”?!!

 

 

1. Trước đó, ông Nguyễn Xuân Phúc có đơn gửi Quốc hội, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam xin thôi giữ chức vụ Chủ tịch nước, Chủ tịch Hội đồng quốc phòng và an ninh; xin thôi làm nhiệm vụ đại biểu Quốc hội khóa XV, nghỉ công tác và nghỉ hưu.

Ngày 17/1/2023, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII họp xem xét và cho ý kiến về nguyện vọng thôi giữ các chức vụ, nghỉ công tác và nghỉ hưu của ông Nguyễn Xuân Phúc. Chiều 18/1, Quốc hội họp bất thường miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch nước nhiệm kỳ 2021-2026 và cho thôi nhiệm vụ đại biểu Quốc hội khóa 15 với ông Nguyễn Xuân Phúc.

Trong cuộc họp kín kéo dài hơn hai giờ, ông Nguyễn Xuân Phúc có bài phát biểu trước khi Quốc hội thực hiện quy trình miễn nhiệm. Đa số đại biểu có mặt đồng ý thông qua Nghị quyết.

Ông Phúc rời ghế Chủ tịch nước ở tuổi 69, sau gần hai năm đảm nhiệm cương vị này. Kể từ năm 1976 đến nay, ông Nguyễn Xuân Phúc là Chủ tịch nước đầu tiên xin nghỉ giữa nhiệm kỳ. Theo Hiến pháp 2013, Chủ tịch nước giữ chức Chủ tịch Hội đồng quốc phòng và an ninh. Vì vậy, khi Quốc hội miễn nhiệm Chủ tịch nước, ông Phúc không còn giữ chức Chủ tịch Hội đồng Quốc phòng an ninh.

Đó là một sự thực, cũng là lẽ thường tình trong lịch sử chính trị thế giới và lịch sử chính trị Việt Nam. Lẽ thường tình là bởi vì, các nhà lãnh đạo muốn nắm giữ vụ, ngài nguyện vọng cá nhân, cần phải thông qua bầu cử, đề bạt, bổ nhiệm… Nhưng trong quá trình lãnh đạo, cá nhân nhận thấy sức khỏe, năng lực… không đáp ứng, hoặc vì lý do khách quan và chủ quan nào đó mà không thể giữ chức, không thể làm lãnh đạo nữa thì viết đơn xin từ chức, xin nghỉ việc…

Tổ chức, cơ quan, cá nhân có trách nhiệm xem xét đơn xin từ chức, nghỉ việc để giải quyết theo nguyện vọng cá nhân người viết đơn. Trên thế giới, rất nhiều nguyên thủ quốc gia xin từ chức, gần đây như: Chỉ sau 6 tuần được bổ nhiệm, Thủ tướng Anh Liz Truss xin từ chức; Thủ tướng Ý Mario Draghi cũng nộp đơn từ chức.

2. Một lẽ thường xin từ chức và được cho từ chức, vậy mà nhiều trên mạng xã hội đã sinh ra nhiều suy diễn, thậm chí xuyên tạc vô lối, điển hình như:

– Chiều 17/1/2023, trang RFI đăng bài có tiêu đề “Việt Nam: Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc buộc từ chức”, trong đó xuyên tạc 2 vấn đề: 1) “Việc Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc từ chức để Tổng bí thư đảng Nguyễn Phú Trọng củng cố thêm quyền lực chính trị”. 2) “Việc ông Phúc buộc phải từ chức có thể là do đấu đá nội bộ tranh giành quyền lực. Các đối thủ chính trị của ông Nguyễn Xuân Phúc muốn loại bỏ ông để dọn đường cho một ứng viên khác giành vị trí lãnh đạo tối cao”.

– VOA Tiếng Việt trong ngày 17/1 đăng bài “Đảng phê duyệt việc Chủ tịch Nguyễn Xuân Phúc từ chức”, trong đó đưa thông tin thiếu chuẩn xác rằng: “Đột nhiên ông Nguyễn Xuân Phúc được thôi chức, thực chất là phế chức, bãi chức. Đó là một sự đặc ân của giới chóp bu của Đảng Cộng sản Việt Nam khi anh phạm sai lầm, mắc khuyết điểm và thậm chí khi có tội, nhưng vì cương vị, vai vế của anh trong đảng rất lớn, chẳng hạn như tứ trụ điều đình hay bộ chính trị, cho nên khi người ta xử lý anh, người làm một cách nhẹ nhàng hơn để giữ bộ mặt cho đảng thôi”.

–  RFA chiều 17/1 đăng bài: “Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc bị buộc về hưu, ai sẽ là người thay thế?”, trong đó đưa tin suy diễn, quy chụp thiếu cơ sở:  “cho thấy đây là Tập Cận Bình hoá của Việt Nam. Đảng Cộng sản Việt Nam dưới thời ông Trọng dường như đang áp dụng nhiều ý tưởng và chiến thuật của Đảng Cộng sản Trung Quốc của Tập Cận Bình. Họ đang thu hẹp không gian cho những ý tưởng khác biệt và khăng khăng đòi độc quyền chính trị. Nếu lấy quá khứ để dự báo cho tương lai, thì ở Việt Nam càng kiểm soát nhiều hơn thường mang lại nhiều bất mãn hơn”.

– Đài BBC ngày 17/1 đưa tin “Ông Nguyễn Xuân Phúc từ chức, ai thay thế: Bình luận từ truyền thông quốc tế; Tất cả những việc này đều xảy ra dưới danh nghĩa chống tham nhũng, một vấn nạn ở Việt Nam, nhưng nó cho thấy một cuộc đấu tranh quyền lực ở cấp cao nhất của đảng không cho phép bất cứ ai thách thức quyền lực độc tôn của đảng”.

3. Một sự thực, nhiều phán xét, dị nghị cũng là điều dễ hiểu. Dễ hiểu bởi, đứng trước một sự kiện chính trị, có nhiều quan điểm, cách nhìn nhận, thái độ, mục đích đánh giá khác nhau. Sự đánh giá khác nhau ấy, có thể do lệch nhau về trình độ, nhận thức; có thể do nhãn quan chính trị, ý thức hệ; có thể do động cơ, thủ đoạn, âm mưu đối nghịch; cũng có thể do một sự rỗi công, viết càn, nói bừa; cũng có thể do động cơ chống phá, trả thù; cũng có thể do sự hả hê chính trị, thích nhìn và mong đợi về một sự đổ vỡ chính trị…

Rõ ràng, một sự thực, tất yếu có nhiều cách đánh giá. Nhưng, cần phải ngăn chặn, đấu tránh với cách suy diễn, quy chụp, xuyên tạc vì động cơ chống phá Đảng, Nhà nước và Nhân dân Việt Nam; càng cần phải lên án, kiên quyết đấu tranh với âm mưu, thủ đoạn chống phá cách mạng Việt Nam, chống phá chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, phủ định thành công phát triển đất nước Việt Nam và bôi nhọ chế độ chính trị, lãnh đạo Việt Nam.

Quan sát các suy diễn của BBC, RFI, VOA, RFA, danlambao, quanlambao… đều là biểu hiện của âm mưu chống cộng. Mà tư tưởng chống cộng thì dù cộng sản có tốt đến mấy, đẹp đến nhường nào, thì chúng nó vẫn chống, vẫn phá, vì mục tiêu của kẻ chống cộng là để phủ định chế độ cộng sản, hòng tiêu diệt để không còn tồn tại chế độ cộng sản trên trái đất này.

Nhưng chao ôi, từ 175 năm nay kể từ khi chủ nghĩa Mác ra đời (1848), bao nhiêu thế hệ chống cống cộng, nhưng cộng sản vẫn lan tỏa, ăn sâu bám rễ vào thực tiễn, đem lại nhiều thành tựu tiến bộ cho nhân loại. Chủ nghĩa cộng sản từng bị chúng nó coi là “bóng ma ở châu Âu” lan dần ra châu Á, châu Phi, châu Mỹ Latinh, cho ra đời nhiều nhà nước dân chủ, tạo ra nhiều con người đóng góp nổi bật cho sự nghiệp hòa bình, phát triển, tiến bộ nhân loại. Hiện nay, mục tiêu cộng sản – mục tiêu xây dựng xã hội loài người giàu mạnh, dân chủ, bình đẳng, văn minh, tiến bộ, không có bóc lột, không phân biệt giàu nghèo, thương yêu san sẻ cùng nhau chung sống hòa bình vẫn là ước ao, khát vọng của tuyệt đại đa số nhân loại trên thế giới!

Chống cộng, nghĩa là chống lại văn minh nhân loại. Mà xu thế lịch sử là ngày càng văn minh, hiện đại, nên chống lại cộng sản quả là hành động ngu xuẩn, đi ngược quy luật tiến hóa, nhận thất bại là điều tất yếu!

 

"TIẾNG DÂN" - Hoang tưởng! Nhảm nhí

 


Ngày 17/1/2023 BCH TW Đảng cộng sản Việt Nam xem xét nguyện vọng của đồng chí Nguyễn Xuân Phúc, Chủ tịch nước CHXHCNVN xin  thôi gữi các chức vụ, nghỉ công tác và nghỉ hưu.

Thông báo của BCHTWĐCSVN đã nêu rõ, ngày 17/1, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã họp xem xét và cho ý kiến về nguyện vọng thôi giữ các chức vụ, nghỉ công tác và nghỉ hưu của đồng chí Nguyễn Xuân Phúc, Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Chủ tịch Hội đồng quốc phòng, an ninh nhiệm kỳ 2021 – 2026.

Thế nhưng, ngay sau đó, trên các trang mạng của Việt Tân đã thi nhau xuyên tạc sự kiện trên. Trang Tiếng Dân mang danh cái tên Sao Băng nào đó còn suy diễn rất hoang tưởng rằng : “Một triều đại cáo chung”

Xin thưa, đây là sự suy diễn rất hoang tưởng vì Tiếng Dân đã đánh tráo khái niệm cá nhân thành khái niệm triều đại, đánh tráo khái niệm một cá nhân xin thôi các chức vụ, nghỉ hưu thành khái niệm cáo trung. Nói tóm lại, một mặt là sự suy diễn, thổi phồng tuỳ tiện qua đáng, làm sai lạc hẳn bản chất của sự kiện thành như hoang tưởng.  Mặt khác hàm ý đến cáo trung của Nhà nước, chế độ . Như thế, Tiếng Dân vừa hồ đồ lại vừa hoang tưởng .

Cũng theo Thông báo chính thức thì đồng chí Nguyễn Xuân Phúc : “ …  chịu trách nhiệm chính trị của người đứng đầu khi để nhiều cán bộ, trong đó có 2 đồng chí Phó Thủ tướng, 3 Bộ Trưởng có vi phạm, khuyết điểm, gây hậu quả rất nghiêm trọng; 2 đồng chí Phó Thủ tướng đã xin thôi giữ các chức vụ, 2 Bộ Trưởng và nhiều cán bộ bị xử lý hình sự.

Nhận thức rõ trách nhiệm trước Đảng và nhân dân, đồng chí đã có đơn xin thôi giữ các chức vụ được phân công, nghỉ công tác và nghỉ hưu.”

Sau khi viện dẫn một số cán bộ cấp cao bị thi hành kỷ luật Đảng thôi không tham gia các chức vụ, Tiếng Dân móc nối sang trường hợp Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc rồi suy diễn xuyên tạc theo những thông tin cóp nhặt, không chính thức  rằng : “Trước khi viết đơn xin từ chức, ông Phúc đã được Trung ương Đảng ra kết luận cho việc ông ta và gia đình ông ta không dính dáng đến cái gọi là đại án test kit Việt Á….”

Hay như : “ Theo bước ông Phúc, ông Phạm Minh Chính, Thủ tướng, cũng có đơn xin thôi tất cả các chức vụ, lý do cũng không phải vì sức khỏe, mà vì nhận trách nhiệm chính trị liên quan đến thời kỳ làm Bí thư Quảng Ninh 10 năm trước.”

Và : “…Dự kiến sự ra đi của Trọng  diễn ra vào mùa hè năm nay, khi Trung ương họp hội nghị giữa kỳ…”

Như thế, chỉ cần mấy chi tiết trên cũng đủ thấy đám phản quốc trong Tiếng Dân chỉ biết đoán mò rồi ngang nhiên thiêu dệt thành những chuyện vô căn cứ như hoang tưởng hòng lòe bịp bạn đọc, gây hoang mang dư luận.

Cũng lại là hoang tưởng.

Không những thế, Tiếng Dân còn đầy rẫy cả những hoang đường yếm thế nữa. Chẳng thế mà Tiếng Dân bịa ra cái ảo ảnh lời nguyền vô giác để hù dọa những kẻ khuyết tật, bệnh hoạn về tâm thần : “…kể từ khi Trần Đại Quang chết, giới chóp bu cung đình đều đã biết đến lời nguyền của Quang: Ai ngồi ghế Chủ tịch nước quá hai năm đều khó giữ mạng… …”

“…lúc 0h đêm đầu quốc tang Trần Đại Quang, sấm sét rền rĩ kinh hoàng khắp Ba Đình khi lời nguyền được chứng…. và trong giờ phút Trọng đứng viếng, chữ “g” trên phông nền “Vô cùng thương tiếc…” đột nhiên lao xuống đất.”

Chắc chắn những hoang đường kia chăng ai tin. Ngu ngốc đến mức bịa cũng không biết bịa. Chỉ thêm trò cười cho thiên hạ mà thôi.

Mục đích chính của Tiếng Dân trong cái hooang đường trên là để có cớ bịa đặt, xuyên tạc, phủ nhận, bôi nhọ hình ảnh của ĐCSVN, Nhà nước  và chế độ. “…Một Việt Nam đã trở nên quá tồi tệ trong mắt bạn bè quốc tế khi có Đảng trưởng ngồi xổm lên điều lệ để tại vị.”

Những điều này hoàn toàn trái với thực tế.  Ngay trong những ngày đón Tết nguyên đán này, khắp nơi trên mọi nẻo đường đất nước đều trào dâng niềm vui, hanh phúc của mỗi nhà mỗi người. Bạn bè quốc tế, kiều bào ta về xum họp Tết quê hương đều cảm thấy ấm áp yêu thương. Vẻ đẹp của đất nước, con người Việt Nam càng trở nên đẹp đẽ, trân trọng, gần gữi trong mắt bạn bè quốc tế. Đó là niềm tự hào đang hiên hữu.

Có phải, Tiếng Dân mù hay giả mù mà nói bậy bạ như vậy ?..

Hay cũng không hơn không kém một lũ đốn mạt chống phá Đất nước và chế độ ?…

Tiếng Dân đã hoang tưởng đến mức nào ?

 

Táo tư tưởng tấu về những điều chướng tai gai mắt của bọn bò đen trên mạng xã hội (năm 2022)

 


 Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ dạy: Trong lãnh đạo thì lãnh đạo tư tưởng là khó nhất. Bởi vì, tư tưởng là những diễn biến tâm lý ở trong trí óc và con tim mỗi người, là nhận thức và hành động của mỗi người và cộng đồng xã hội. Lãnh đạo tư tưởng là tạo ra sự thống nhất cao trong Đảng, sự đồng thuận rộng rãi trong nhân dân cùng hướng tới mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”. Theo Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, mấu chốt của công tác tư tưởng thời nay là khơi dậy ý chí tự lực tự cường, khát vọng trường tồn dân tộc. Mượn ý của Cụ Hồ, tuân theo Nghị quyết Đại hội XIII, soi rọi vào mặt trận tư tưởng thời nay (do Táo tư tưởng làm tham mưu, nòng cốt) thì quả là chí lý.

Ở nước Nam từ ngàn đời nay có phong tục ông Táo lên giời vào ngày 23 tháng chạp, và ở lại cung đình thượng giới làm nhiệm vụ tấu với Thiên đình về những việc đáng lưu ý diễn ra dưới hạ giới trong một năm đã qua. Xong rồi lĩnh chiếu chỉ của Ngọc Hoàng giao cho để trở về dương gian thực thi nhiệm vụ trong năm mới. Những ngày ở thiên đình, Táo coi như đi du lịch, vãn cảnh tiên giới, thả hồn thư thái giữa chốn bồng lai, tạm quên đi những phiền muộn nơi hạ giới, tích thêm năng lượng cho việc trông coi, đốc thúc nhân gian hoàn thành mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội, mang lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc, an lành cho bà con muôn nơi. Ngày mùng 7 tết, Táo trở về dương gian, khởi đầu một năm đầy lo âu và mong mỏi những điều tốt đẹp cho địa hạt của mình. Trong khi đó, người dân sau những ngày vui xuân lại chuyên tâm học tập, nghiên cứu, sáng tạo nghệ thuật, lao động, sản xuất, kinh doanh, luyện binh, theo tinh thần năm sau phải phấn đấu đạt thành tích thực chất cao hơn năm trước.

Năm nay, các Táo quân trên các lĩnh vực của Việt Nam đều chuẩn bị tấu sớ rất kỹ càng, ngắn gọn và súc tích, ít ngoa ngôn và hãnh tiến, ấy là điều đáng mừng, vì rằng thời nay các Táo đã thấm thía hệ lụy của căn bệnh thành tích ảo do ngành Giáo dục đẻ ra rồi lan ra xã hội từ nhiều năm trước, khiến dân chúng ngao ngán bảo là “làm thì nhỏ mà báo cáo lại to”, có người độc miệng còn bảo “làm láo báo cáo hay”, đến mức Đảng phải đưa vào nghị quyết là khắc phục căn bệnh “nói không đi đôi với làm”. Từ sau Đại hội XIII của Đảng, đất nước trong muôn vàn khó khăn, nhất là bị đại dịch Covid-19 hoành hành, lại bị thiên tai giở chứng thất thường, thế giới bùng nổ cuộc chiến giữa Nga với Ucraine và Mỹ + NaTo, kinh tế toàn cầu suy thoái, nhưng Việt Nam vẫn trụ vững trước phong ba bão táp. Cuối năm 2022, các chỉ số phát triển của Việt Nam đều ở mức khá, nhất là kinh tế ước đạt 8%, quốc phòng, an ninh được củng cố, đối ngoại có nhiều điểm sáng. Nghe và quan sát trên báo đài, trong cuộc sống thực tế đó đây, mới cảm nhận được nước mình thật đáng tự hào. Thôi thì nước mình nhỏ yếu về kinh tế, nhưng nhờ có ý chí vươn lên, khát vọng trường tồn nên đà tăng trưởng cao thế là phần thưởng đáng trân trọng rồi. Ấy thế mà các thế lực phản động lại ra rả trên các trang mạng xã hội rằng kinh tế Việt Nam đổ vỡ đến nơi, Trung Quốc sắp đánh chiếm Việt Nam giống như Nga đánh Ucraine, Việt Nam mất dân chủ, nhân quyền, nội bộ đảng mất đoàn kết, lòng dân oán thán…

Trộm thấy, trong tấu sớ của Táo tư tưởng năm nay có nhiều điểm mới, đáng trân trọng và khích lệ. Các chiến binh trên mặt trận tư tưởng của Đảng tiếp tục hoàn thành tốt nhiệm vụ nặng nề, trong bối cảnh hết sức phức tạp. Táo tư tưởng cùng các chiến binh của mình bị bọn xạo ngôn chính trị trên mạng xã hội gọi là “bò đỏ”, “bưng bô”, “dư luận viên”; bởi vì chính các chiến binh tư tưởng đã vạch rõ bộ mặt thật của bọn người giả nhân giả nghĩa, khoác áo nhân quyền, dân chủ để chống phá công cuộc đổi mới ở Việt Nam, khiến cho những cái loa tuyên truyền phản động cứng họng, tịt ngòi. Điểm nhấn trong tấu sớ năm 2022 của Táo tư tưởng là mọi hoạt động, mọi binh chủng, trên tất cả các lĩnh vực liên quan như báo chí, văn hóa, tuyên truyền, khoa giáo, thông tin đối ngoại đều tập trung vào việc cổ vũ toàn đảng, toàn dân, toàn quân quyết tâm thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng. Niềm tin của dân chúng với Đảng, Nhà nước, chế độ tiếp tục được củng cố sâu sắc hơn, người dân Việt Nam chung sức đồng lòng dựng xây và bảo vệ Tổ quốc. Nhưng bên cạnh đó còn có nhiều vụ việc, vấn đề nổi cộm, bức xúc trong dư luận xã hội, khó tránh khỏi sự hoang mang, dao động trong nhân tâm. Nhân đó, các thế lực hắc ám người Việt cấu kết với các thế lực phản động ở nước ngoài tìm trăm phương ngàn kế hòng làm xói mòn lòng dân với Đảng. Đối với việc phòng chống đại dịch Covid-19, các trang mạng xã hội đen vừa đưa ra các chiêu bài “thương cảm cho thân phận của người dân vùng dịch”, vừa kích động người dân “vùng lên lật đổ chế độ độc đảng”. Lợi dụng vụ án Việt Á, chúng tấn công liên hồi kỳ trận, chỉa mũi nhọn vào tất thảy mọi đối tượng, vu cáo, qui chụp rằng đảng, nhà nước “bỏ rơi dân”, “đè đầu cưỡi cổ dân”. Các hoạt động từ thiện liên quan phòng, chống dịch bệnh và khắc phục hậu quả thiên tai cũng bị chúng bóp méo, thổi phồng lên thành các hoạt động trục lợi, hòng làm hoen ố truyền thống lá lành đùm lá rách của dân tộc ta. Trên lĩnh vực xây dựng, chỉnh đốn Đảng, chúng tấn công vào cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, gieo hoài nghi vào tính nghiêm minh trong công tác cán bộ của Đảng. Chúng coi việc xử lý cán bộ vi phạm nguyên tắc đảng là “đấu đá nội bộ”, “tranh giành quyền lực phe này phái nọ”. Thuyết âm mưu vùng miền, phe cánh được chúng thêu dệt, vẽ vời bằng nhiều chiêu thức, như tung tin có vẻ là thật, dựa vào suy đoán mông lung, gióng lên các kịch bản “có biến” ở vị trí lãnh đạo chủ chốt vào thời điểm diễn ra Hội nghị Trung ương. Chúng vẫn đeo đuổi luận điểm phản động rằng tham nhũng là bệnh riêng có của chế độ độc đảng, mà quên đi ở những thể chế chính trị mà chúng ca tụng là dân chủ, đa nguyên, đa đảng vẫn thường phát sinh nạn tham nhũng. Thâm hiểm nhất là chúng vẫn đeo bám như đỉa đói về luận điệu chủ nghĩa Mác-Lênin không còn phùng thời, đường đi lên CNXH của Việt Nam bị sai lầm, lạc lối nên phải từ bỏ mà đi theo con đường dân chủ phương Tây. Trên lĩnh vực kinh tế, bọn bò đen lai rai mãi luận điệu kinh tế Việt Nam là bong bóng dựa vào nước ngoài, các chỉ số kinh tế do các cơ quan chức năng, do các tổ chức quốc tế công bố “không đáng tin cậy”, mà chúng cố tình phớt lờ rằng nhờ có sự chủ động, sáng tạo, nhạy bén trong việc đề ra chủ trương, đường lối đổi mới, nhất là sự ứng phó kịp thời, sự điều chỉnh đúng thời điểm của tư duy phát triển kinh tế vĩ mô, nên kinh tế Việt Nam chẳng những đứng vững trong cơn biến suy thoái toàn cầu mà còn là điểm sáng của tinh thần vượt khó, biến nguy thành cơ. Về văn hóa, các thế lực chính trị lưu vong cũng như các phần tử cơ hội chính trị tìm mọi cách tấn công vào các giá trị văn hóa phổ quát của nền văn hóa Việt Nam, chúng tưởng tượng ra những hình ảnh xấu xí trong chân dung văn hóa Việt Nam thời hội nhập, tụng ca văn hóa ngoại lai, coi hòn phân của thế giới phương Tây cũng thơm, còn cục đất của người Việt thì xù xì. Mượn cớ vụ này, việc kia thể hiện lối hành xử thiếu văn hóa của một số cán bộ, công chức, bọn bò đen rống lên rằng văn hóa ứng xử của người Việt, đạo đức, phẩm giá của người Việt Nam “lụn bại, băng hoại”. Chúng đâu biết rằng, ở đời đâu có thể ai cũng là thánh nhân, trăm họ bách khẩu, mỗi người một nết. Yêu nước, thương nòi, khát vọng hùng cường, văn minh, hạnh phúc, nhân ái, bao dung, không cam chịu làm nô lệ vẫn là “lề” của thanh danh văn hóa Việt, một số ít trang giấy bị hoen ố đâu có thể làm băng hoại truyền thống văn hóa Việt Nam có bề dày hàng ngàn năm. Trên lĩnh vực quốc phòng, an ninh, trong lúc toàn quân vẫn sát cánh cùng toàn dân nâng cao cảnh giác, quyết chí một lòng giữ yên bờ cõi, không để Tổ quốc bị bất ngờ, thì bọn bò đen lại vu hết vụ này, việc khác, từ chuyện một số cán bộ, chiến sĩ hy sinh trong khi làm nhiệm vụ, đến một số cán bộ cấp cao trong lực lượng vũ trang bị xử lý kỷ luật, thậm chí vướng vòng lao lý, lũ buôn nước bọt tru tréo giữa chợ giời về cái gọi là quân đội, công an thoái hóa, biến chất. Nhất là việc tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng đối với quân đội và công an thì bị chúng coi là đảng thống trị, cần phải phi chính trị hóa lực lượng vũ trang. Chúng sinh ra từ Việt Nam mà học rồi lại lãng quên bài học quí báu của lịch sử Việt Nam trong tiến trình dựng nước đi đôi với giữ nước, nghĩa binh là từ muôn dân ái quốc mà ra, chính sách ngụ binh ư nông thời Lý-Trần-Lê đã được tiếp biến trong hình ảnh Bộ đội Cụ Hồ, Công an Nhân dân ngày nay. Nếu bỏ rơi quyền lãnh đạo của Đảng thì ắt là trúng kế độc của chúng, vì như thế có nghĩa là đảng cầm quyền mà không có công cụ chuyên chính để bảo vệ đảng, bảo vệ nhà nước, bảo vệ chế độ và bảo vệ nhân dân. Nếu buộc lực lượng vũ trang trở thành “chỗ dựa” cho dân chúng nổi loạn thì thật là mưu hèn dân túy. Bài học nhãn tiền về sự sụp đổ của Liên Xô và các nước XHCN Đông âu cách nay 32 năm vẫn còn là nỗi đau thời đại. Trên mặt trận ngoại giao, trong khi các mối quan hệ giữa Việt Nam với các siêu cường cũng như hầu hết các quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới tiếp tục có bước tiến triển sâu rộng, càng minh chứng cho tính đúng đắn của đường lối đổi mới của Đảng ta về đối ngoại, Việt Nam muốn làm bạn với tất cả các nước, trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, cùng hợp tác và cùng có lợi. Phương châm ngoại giao “dĩ bất biến ứng vạn biến” của Việt Nam được ví như hình tượng cây tre là xác đáng. Thế nhưng, bất kỳ sự kiện nào về đối ngoại cũng đều bị bọn ong vò vẽ trên các trang mạng xã hội châm chọc, chúng tung hỏa mù cho là Việt Nam tiếp tục chính sách đu dây với Mỹ và Trung Quốc, ôm chân Nga, nịnh bợ các nước châu Âu, đi đêm vận động để được vào các vị trí quan trọng của Liên hợp quốc. Đối với các sự kiện trọng đại trong năm 2022, nhất là sự kiện thành lập Đảng, sự kiện Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968, sự kiện đại thắng mùa xuân năm 1975, sự kiện cách mạng tháng Tám và Quốc khánh 2/9, sự kiện 50 năm Chiến thắng Điện biên phủ trên không…cũng luôn bị bọn bò đen xô lệch lịch sử, đổi trắng thay đen, hạ thấp hoặc phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng, coi đó là những sự ăn may hoặc sai lầm lịch sử, đánh bùn sang ao, đặt các thế lực phản động, xâm lăng ngang hàng với lực lượng yêu nước.

Quả là lưỡi không xương nhiều điều lắt léo. Bọn bò đen nhai nấm độc, phun sữa hại chết người. Tuy rằng ít nhiều sữa độc của chúng cũng gây chết một số những người thiếu bản lĩnh, thiếu nhận thức. Nhưng về cơ bản, chúng chẳng thể đánh lừa được đa số người dân có hiểu biết chính trị và xã hội. Bởi vì, sự kiểm định thực tiễn, sự trải nghiệm lịch sử của người dân Việt Nam từ ngày có Đảng lãnh đạo tới nay đã đủ chứng minh rằng, trong bất kỳ hoàn cảnh nào thì Đảng cộng sản Việt Nam vẫn luôn là lực lượng lãnh đạo tiên phong, là điều kiện tiên quyết cho mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam. Mong rằng, trong năm mới Quí Mão 2023, các chiến binh của tư tưởng của Đảng tiếp tục phát huy truyền thống vinh quang của mình, góp những đốm lửa cách mạng trong lòng dân. Than hồng vẫn đỏ, lòng dân ngày càng bồi đắp nên trường lũy cao dày, chắc chắn gió độc khó xô đổ chí khí con người Việt Nam yêu nước.

Tiếng pháo đón Xuân mới bắt đầu râm ran khắp đó đây, hoa tươi, lộc non đâm chồi hứa hẹn tiền đồ dân tộc. Nhưng bầy sâu phá hoại mùa vàng dân tộc hãy còn lúc nhúc, chúng đích thị là ác quỉ đội lốt nhân quyền, dân chủ. Vậy nên, trên đường hướng tới mục tiêu lịch sử 100 năm thành lập Đảng, 100 năm thành lập chế độ mới (VNDCCH, nay là CHXHCNVN), chúng ta hãy chung sức đồng lòng chăm sóc, vun trồng cho cánh đồng vui, đồng thời phải hết sức cảnh giác, sẵn sàng đập tan mọi âm mưu diễn biến hòa bình trên không gian mạng cũng như trong thực tế cuộc sống. Nhìn lại lịch sử nước mình, nhất là từ khi có Đảng lãnh đạo, mỗi khi Tổ quốc lâm nguy thì tinh thần yêu nước của muôn dân lại dâng cao thành ngọn sóng cách mạng, ngọn sóng lịch sử, đủ sức cuốn phăng mọi kẻ thù dân tộc. Táo tư tưởng và các chiến binh của mình hãy đinh ninh điều đó, tiếp tục cống hiến cho sự nghiệp cách mạng của Đảng trong thời kỳ mới.

Mùa xuân của đất trời và của xã hội đã gõ cửa nhân gian. Lòng ta chợt nhớ về lời tự khuyên của Chủ tịch Hồ Chí Minh (khi Người bị bọn phản động Tưởng Giới Thạch đọa đày trong lao tù):

“Ví không có cảnh đông tàn,

Thì đâu có cảnh huy hoàng ngày xuân

Nghĩ mình trong bước gian truân

Tai ương rèn luyện tinh thần thêm hăng”

Thạch Bàn

Chống phá Đảng: Thêm một chiêu trò xuyên tạc, nhiều tội ác chất cao

 

Bôi nhọ danh dự cán bộ lãnh đạo Đảng – Tích cũ chiêu trò mới

Vào thời khắc nhân dân cả nước vui Xuân, đón Tết Quý Mão, trên mạng xã hội lại rộ lên một số quan điểm sai trái, thù địch, chống phá Đảng, Nhà nước, chế độ ta. Đáng kể là quan điểm cho rằng, Đảng ta “vội vàng cho nghỉ hưu” một số cán bộ lãnh đạo cao cấp, kể cả nguyên thủ quốc gia vì “không hoàn thành chức trách, nhiệm vụ” chỉ là cái cớ để “thanh trừng nội bộ”, gạt bỏ những cán bộ “tài đức”, “thân phương Tây”, “không hợp cạ”, “không thuận cho ê kíp lãnh đạo”, là lực cản, gây khó cho việc “duy trì quyền lực, đặc quyền, đặc lợi của phần đông cán bộ lãnh đạo cao cấp của Đảng”.

Vì thế, quan điểm này cho rằng, để khắc phục “tận gốc tình trạng đặc quyền, đặc lợi trong Đảng” nhất thiết “phải thực hiện đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập”, “phải để cho dân bầu lãnh đạo chứ không phải Đảng cử”, “Đảng chia nhau ghế chóp bu”. Theo chúng, đây là cách tốt nhất để kìm chế, kiểm soát quyền lực cũng như ngăn chặn việc lợi dụng chức vụ, quyền hạn được giao để mưu cầu lợi ích cho cá nhân, gia đình, người thân hưởng đặc quyền, đặc lợi; vơ vét tiền bạc, lấy của chung làm của riêng, làm giầu bất chính, sống xa hoa, trụy lạc.

Hai vấn đề lớn trong xây dựng, chỉnh đốn Đảng ta đã bị chúng chộp lấy “đồn thổi”, “khuếch đại” và trắng trợn bóp méo sự thật, xuyên tạc; đó là công tác xây dựng chính sách, pháp luật để vu cáo Đảng ta “bẻ cong chân lý theo hướng có lợi cho phe nhóm, người có chức, có quyền” và “công tác nhân sự có nhiều sai lầm, nhất là vấn đề bổ nhiệm cán bộ”, quy kết Đảng ta “phải chịu trách nhiệm trước dân tộc vì kéo lùi lịch sử”.

Những người có quan điểm đối lập với Đảng ta còn cho rằng trong nền chính trị Việt Nam: việc “việc chạy đua vào các vị trí quan trọng từ cấp xã trở lên”, nhất là giữ các “ghế chủ chốt” không phải là do “tài năng, đức độ”, cũng không phải “vì dân, vì nước” mà vì “tranh quyền, đoạt ghế”, chiếm giữ “đặc lợi, đặc quyền” để ban phát bổng lộc cho “phe cánh”, người thân, “tiền nhiều thì mua được ghế cao”, “quan hệ rộng thì phe cánh mạnh”. Tình trạng “một người làm quan cả họ được nhờ”, “cả nhà, cả họ, cả làng cùng vi phạm pháp luật” là do việc ban phát ơn huệ theo kiểu “nhất quan hệ, nhì tiền tệ, ba hậu duệ” sinh ra nên đã có chuyện bố mẹ, chú bác, cô dì và con cháu dễ dàng leo lên vị trí cao, nắm giữ quyền lực quan trọng.

Câu chuyện “thái tử đảng” được “bổ nhiệm thần tốc”, “đúng quy trình” ngày càng đông đúc trong bộ máy của Đảng, Nhà nước từ Trung ương đến địa phương. Và họ “phất lên như diều”, “giầu nứt đố, đổ vách”; có đặc quyền, đặc lợi ở mọi lĩnh vực, nhất là việc mua xe sang, xây nhà lầu, nhiều điền thổ, cho con cháu đi học nước ngoài, có mức sống cao hơn mặt bằng của cán bộ, nhân dân trong khi “đồng lương thì còm cỏi, không đủ sống”, sinh hoạt của cấp dưới và nhân dân còn khó khăn, cực khổ.

Cùng với đó, chúng còn xiên xẹo rằng, một số cán bộ lãnh đạo còn cậy chức, cậy quyền nên có quan hệ nam nữ không trong sáng, ăn chơi trụy lạc, hách dịch, xa dân, tự cho mình là “ông trời”, coi “dân như cỏ rác”. Hơn thế, chúng còn “vơ đũa cả nắm” khi cho rằng: “Tuyệt đại đa số cán bộ lãnh đạo không giữ được phẩm chất “cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư”, đã thoái hóa, biến chất, làm sai lời Cụ Hồ dạy”. Rồi chúng quy kết: Tất cả sai lầm, khuyết tật ấy là do “chế độ độc tài, toàn trị của Đảng Cộng sản Việt Nam gây ra”. Từ đó, chúng kêu gọi nhân dân “giải tán Đảng”, “từ bỏ con đường đi lên CNXH do Đảng vạch ra” để đi theo phương Tây, xây dựng đất nước theo mô hình các nước G7, G20 mà các quốc gia TBCN phát triển đang có cuộc sống giàu sang.

Bản chất phản động, lưu manh của các luận điệu chống phá

Đằng sau các chiêu trò, thủ đoạn chống phá Đảng, Nhà nước, chế độ ta là việc cố tình bôi nhọ, làm xấu hình ảnh, hạ thấp uy tín, vị thế người cán bộ, đảng viên, chĩa mũi nhọn vào các đồng chí lãnh đạo cao cấp của Đảng, Nhà nước ta; gây ra sự nghi ngờ, hoang mang, dao động của một bộ phận người dân vào sự lãnh đạo của Đảng. Chúng ta đều biết cái đích cần đến của chiêu trò này là chia rẽ mối quan hệ Đảng – Dân, phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc.

Đây là âm mưu cực kỳ nguy hiểm, độc ác của các thế lực thù địch, phản động, cơ hội chính trị cần nhận diện đúng và hết sức cảnh giác. Chiêu thức này không mới vì chúng đã khai thác, sử dụng từ lâu để đánh vào niềm tin, sự ủng hộ của nhân dân đối với Đảng, nay được làm mới bằng cách dựa vào một số sự kiện chính trị vừa diễn ra năm 2022 và trước Tết Quý Mão để thêu dệt, đánh tráo khái niệm; qua đó, cố ý đánh sập “tượng đài niềm tin”, thành tựu, uy tín, vị thế của Đảng trong lòng nhân dân.

Chúng cho rằng nếu nhân dân ta mất hết niềm tin vào Đảng, rời xa Đảng; không còn ủng hộ Đảng thì “Đảng sẽ bị cô lập”, “mất chỗ dựa vững chắc là nhân dân” và do đó, chúng dễ bề “tấn công triệt hạ Đảng”, chia rẽ Đảng với Nhà nước, Quân đội và Công an. Chiều sâu của sự chống phá này là chúng dựng lên câu chuyện hoang đường về việc cán bộ Đảng xa dân, từ bỏ mục tiêu, lý tưởng; “phản bội dân tộc”, “đặc lợi, đặc quyền” để tuyên truyền sai trái nhằm đào hố sâu ngăn cách giữa Đảng với Dân, cho rằng cán bộ, đảng viên không còn đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền lợi của nhân dân.

Việc đối lập ý Đảng với lòng Dân là một âm mưu thâm độc đánh vào niềm tin, sự kỳ vọng, sự ngưỡng mộ của nhân dân đối với Đảng và đường lối đổi mới do Đảng khởi xướng và lãnh đạo. Với các luận điểm phản động và nhiều hành vi sai trái, ngang ngược, chúng không những chỉ chống phá Đảng mà còn chống lại nhân dân ta, gieo sự hoài nghi, bi quan trong nhân dân. Chúng đã lấy hiện tượng cá biệt để quy kết thành bản chất; phá bỏ tính ưu việt của chế độ ta; chà đạp lên thành quả cách mạng do Đảng ta lãnh đạo hơn 90 năm qua. Đặc biệt, chúng đã và đang chà đạp lên Nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân; phủ nhận vai trò của đội ngũ cán bộ “người đầy tớ trung thành của nhân dân”. Luận điệu vu khống cán bộ của Đảng là người “đặc quyền, đặc lợi” là hết sức sai trái, đầy tính vu khống. Tung ra luận điệu này, chúng cố tình chia rẽ mối quan hệ Đảng – Dân, tước bỏ nhân tố cốt lõi quyết định vai trò cầm quyền, lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước và xã hội ta.

Ai cũng biết rằng nếu đội ngũ cán bộ lãnh đạo của Đảng, Nhà nước mà “đặc quyền, đặc lợi; không đại diện cho lợi ích của nhân dân thì làm sao Đảng ta quy tụ, tập hợp, phát huy và nhân lên sức mạnh để lãnh đạo nhân dân đấu tranh giải phóng dân tộc, đánh thắng những kẻ thù hung bạo nhất, nhì thế giới là thực dân Pháp, đế quốc Mỹ và quân bành trướng xâm lược; tiến hành công cuộc đổi mới đất nước 37 năm qua, giành những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử, để chúng ta cơ cơ ngơi, tiền đồ, tiềm lực, uy tín, vị thế quốc tế to lớn như ngày nay.

Thực tế cách mạng Việt Nam chứng minh rằng, trong các giai đoạn khác nhau của cách mạng, tuyệt đại đa số nhân dân tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng; một lòng một dạ đi theo Đảng làm cách mạng. Nhân dân đã bảo vệ, che giấu, nuôi dưỡng cán bộ và ngược lại, cán bộ của Đảng luôn gắn bó mật thiết với nhân dân. Vì thế, họ đã xả thân chiến đấu, hy sinh vì nước, vì dân; tôn trọng và phát huy quyền làm chủ của nhân dân, chịu sự giám sát của nhân dân, dựa vào nhân dân để làm cách mạng, xây dựng, chỉnh đốn Đảng; phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc. Họ luôn xứng đáng là người đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và dân tộc.

Trước sau như một, đảng viên của Đảng ta là chiến sĩ cách mạng trong đội tiên phong của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và dân tộc, suốt đời phấn đấu, hy sinh cho mục tiêu, lý tưởng của Đảng; không bao giờ phản bội nhân dân. Họ trở thành đảng viên của Đảng không phải để “làm quan phát tài” mà tự giác, tự nguyện suốt đời phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân; luôn đặt lợi ích của Đảng, của nhân dân, của quốc gia – dân tộc lên trên hết và trước hết. Vì vậy, đặc quyền, đặc lợi, tham nhũng, tiêu cực, các thói hư, tật xấu, chủ nghĩa cá nhân là những điều “cấm kỵ” đối với đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.

Nhắm vào vấn đề đặc quyền, đặc lợi, tham nhũng, tiêu cực – những vấn đề mà Đảng ta đang quyết liệt đấu tranh, loại bỏ nó; lấy hiện tượng cá biệt quy thành cái phổ biến, cái bản chất; các thế lực thù địch, phản động, cơ hội chính trị đã “bôi đen bức tranh xã hội Việt Nam”, “chỉ nhìn thấy cây mà không thấy rừng”; đã chọn thời điểm và vấn đề “nhạy cảm” nhất để khêu gợi, thu hút sự quan tâm của một bộ phận người dân “hiếu kỳ”, “thích của lạ”; qua đó, tung tin xấu, độc để nói xấu, hạ bệ Đảng, nhất là làm mất uy tín, danh dự của cán bộ lãnh đạo cao cấp của Đảng, Nhà nước ta theo kiểu “té nước theo mưa”, “mượn gió bẻ măng” với những chiêu trò xấu xa, bỉ ổi cốt để phủ định sạch trơn công tác cán bộ của Đảng; chia rẽ nội bộ Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ.

Nhân dân ta đã nhìn rõ bản chất, bộ mặt thật của những kẻ “giả nhân giả nghĩa”, luôn tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng nên không dễ gì mắc mưu, bị chúng lừa gạt, cho dù chúng đã và đang mượn một số sự kiện có thật như Đảng, Quốc hội vừa triệu tập một số phiên họp bất thường để giải quyết các vấn đề cần thiết về quốc kế, dân sinh và công tác cán bộ để phao tin, đồn thổi, khuếch đại nó, biến “con muỗi thành con voi”; quy kết Đảng ta rơi vào “lợi ích nhóm”, “thanh trừng nội bộ”; “chia chác lợi ích cho các phe cánh”, Đảng duy trì “đặc quyền”, “đặc lợi”, v,v..

Những luận điệu vu khống ấy thật lố bịch, hoàn toàn bịa đặt, thiếu căn cứ bởi do sự áp đặt ý muốn chủ quan, duy ý chí của một số kẻ thâm thù với Đảng, Nhà nước và chế độ ta nên đã “đâm vại thóc, chọc vại gạo” tung ra các quan điểm sằng bậy chỉ vì sự ích kỷ của chúng. Cứ nhìn việc vui Xuân, đón Tết Quý Mão của nhân dân cả nước ta thì biết rõ ý Đảng – lòng Dân bền chặt biết chừng nào; nhân dân tin tưởng vào sựu lãnh đạo của Đảng đến mức nào và phản đối đám “ruồi nhặng” quấy phá ra sao.

Ở Việt Nam, trong bộ máy của Đảng ta “không có đất cho cỏ dại mọc”

Thực tế chỉ ra rằng, những cán bộ, đảng viên của Đảng ta nếu vi phạm khuyết điểm, chót “nhúng tay vào chàm”, “làm những điều sai trái” đến mức phải truy tố, chịu trách nhiệm hình sự thì đương nhiên họ không còn đủ tư cách làm người lãnh đạo, phải chịu các hình thức kỷ luật tương xứng về Đảng và chính quyền theo Điều lệ Đảng và pháp luật của Nhà nước đã quy định.

Điều đó nói rõ rằng, trong Đảng, Nhà nước và chế độ ta “không có đất” cho cỏ dại mọc, không có chỗ cho “đặc lợi, đặc quyền, tham nhũng, tiêu cực; xa hoa, trụy lạc” tồn tại, phát triển. Ai đó, tổ chức đảng nào không còn đủ uy tín lãnh đạo thì phải đứng sang một bên, nhường chỗ cho cán bộ, đảng viên khác có đủ điều kiện về phẩm chất, năng lực gánh vác việc nước, việc dân. Đây là việc làm khách quan, cần thiết để cách mạng tiếp tục tiến lên. Đó là điều lý giải tại sao Đảng ta lại phải thường xuyên chỉnh đốn Đảng, “chặt cành sâu mọt để cứu cây”; chăm lo tẩy trừ, gọt bỏ những thói hư, tật xấu của một số cán bộ, đảng viên do thiếu tu dưỡng, rèn luyện để làm cho Đảng trong sạch, vững mạnh và coi đây là nhiệm vụ sống còn của Đảng ta.

Quyết tâm chính trị rất cao của Đảng ta là kiên quyết, kiên trì đấu tranh chống tham nhũng, tiêu cực, chống đặc lợi, đặc quyền để làm cho Đảng ta mạnh lên; loại bỏ hết những phần tử thoái hóa, biến chất ra khỏi Đảng; chủ động phòng, chống suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống; những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ; không để xảy ra tình trạng quyền lực bị tha hóa, lộng quyền đến mức xảy ra đặc quyền, đặc lợi; không đủ điều kiện về đức, tài, phẩm chất và năng lực nắm giữ quyền hạn, chức trách, nhiệm vụ được giao.

Vì thế, Đảng đẩy mạnh thực hiện cơ chế “tự kiểm soát quyền lực” bằng hình thức sinh hoạt Đảng là “tự phê bình và phê bình”, giữ nghiêm kỷ luật Đảng cũng như tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, thi hành Điều lệ Đảng là vấn đề có tính quy luật trong xây dựng, chỉnh đốn Đảng ta. Không thể có và không bao giờ có chuyện Đảng ta cho một số lãnh đạo cao cấp của Đảng, Nhà nước ta thôi giữ chức vụ, nghỉ hưu theo nguyện vọng cá nhân là “đấu đá nội bộ”, “thanh trừng lẫn nhau” do mâu thuẫn lợi ích nhóm, đặc lợi, đặc quyền sinh ra như nhũng kẻ xấu tung tin đồn thổi nhảm nhí.

Những luận điệu xuyên tạc, những lời nói thiếu trách nhiệm, phát ngôn bừa bãi, hay những thông tin chưa được kiểm chứng đã tung lên mạng xã hội là sai quy định, nhiều thứ là “rác rưởi”, hoàn toàn không có cơ sở để tin cậy. Chúng ta không nên lãng phí thời gian, công sức vì sự đồn thổi nhảm nhí, vô bổ ấy xâm hại đến cuộc sống an vui, lành mạnh của chúng ta.

Sự thật nói lên tất cả; phẩm giá khẳng định niềm tin; phẩm chất, năng lực của cán bộ, đảng viên khẳng định ở sự cống hiến, kết quả phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân. Ghi nhận những cống hiến quan trọng của Đảng, nhân dân cả nước rất tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, ra sức phấn đấu thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng. Và những ngày này, đang phấn khởi đón Tết Quý Mão, cùng đất nước vào Xuân. Chưa bao giờ ý Đảng – lòng Dân lại đầy tình người, tình đời, tỏa sáng như hiện nay. Vững tin tiến bước theo con đường mà Đảng, Bác Hồ đã vạch ra, chẳng kẻ thù nào ngăn nổi bước ta đi./.

 Dương Phương Duy