Thứ Sáu, 28 tháng 4, 2023

Việt Tân: Biết thì thưa thốt, không biết dựa cột mà nghe!


Nguyên nhân quan trọng nhất dẫn đến sự thất bại và bế tắc của các tổ chức chống cộng cờ vàng nằm trong chính sự dốt nát của họ về các kiến thức cơ bản cũng như sự thiếu hiểu biết về tình hình đất nước. Trong khi họ nói xoen xoét như vẹt về các vấn đề của quốc gia, có nhiều bằng chứng cho thấy sự hiểu biết của họ về tình hình đất nước mới chỉ dừng lại ở bậc “mẫu giáo”, đặc biệt là những vấn đề về kinh tế và những chính sách thuế quan.

Mới đây, Bộ Tài chính vừa tổ chức một hội thảo khoa học về việc áp thuế tối thiểu toàn cầu, Hội thảo được các nhà kinh tế, quản lý, khoa học thảo luận nhằm làm rõ một số nội dung trọng tâm, như: các nội dung chính của quy tắc thuế tối thiểu toàn cầu; tình hình chuẩn bị, triển khai áp dụng ở các quốc gia nguồn cũng như các quốc gia tiếp nhận đầu tư, đặc biệt là những quốc gia có hoàn cảnh, điều kiện tương tự như Việt Nam; đánh giá đầy đủ, toàn diện các tác động của thuế tối thiểu toàn cầu đến Việt Nam, trong đó tập trung đánh giá tác động đến NSNN, nhà đầu tư và thu hút đầu tư nước ngoài của Việt Nam. Từ đó, có những giải pháp ứng phó kịp thời, phù hợp, đảm bảo quyền thu thuế của Việt Nam…Tuy nhiên, với khả năng đọc hiểu bậc “mẫu giáo” của mình, Việt Tân chỉ có thể gào gổng bằng việc vẽ ra một bức tranh đầy màu xám “12.000 tỷ đồng Samsung, Intel, Foxconn…nguy cơ chảy khỏi Việt Nam”. Thật nực cười, thay vì đọc kỹ các nội dung Hội thảo để hiểu rằng các nhà quản lý của đất nước đã nhìn ra những lợi ích và khó khăn khi chúng ta áp thuế giá trị toàn cầu, Hội thảo cũng nhằm chỉ ra về các vấn đề đang đặt ra, thách thức và cơ hội đối với Việt Nam dưới góc nhìn đa chiều, Việt Tân chỉ thấy được “lỗi” của các nhà quản lý khi cho rằng tiền của các doanh nghiệp FDI sẽ chảy khỏi Việt Nam. Nội dung cắt cúp này cũng được các thành viên gà mờ phụ họa bằng những comment chế nhạo rằng quan chức Việt Nam đang đưa ra đường lối sai lầm, từ đó “kéo lùi” nền kinh tế của đất nước.

Để hiểu rõ bản chất của sự việc, trước hết ta phải biết “thuế tối thiểu toàn cầu” là cái gì. Đây là một loại thuế do Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) khởi xướng. Hiện 142/142 quốc gia thành viên, trong đó có Việt Nam đồng thuận. Với loại thuế này, các tập đoàn, công ty lớn có doanh thu từ 750 triệu Euro trở lên sẽ đều phải đóng thuế 15%, dù họ ở quốc gia nào. Đây là một biện pháp nhằm ngăn các công ty đa quốc gia chuyển lợi nhuận sang quốc gia có thuế suất thấp để tránh thuế.

Như vậy, thuế tối thiểu toàn cầu giúp Việt Nam trở nên “bình đẳng” với các nước về mức thu thuế đối với các doanh nghiệp FDI, xong nó cũng đặt ra vấn đề về cạnh tranh với các nước trong khu vực trong việc thu hút các doanh nghiệp FDI, do có khả năng các doanh nghiệp FDI sẽ rời khỏi Việt Nam do mất ưu đãi thuế. Theo các nhà quản lý và kinh tế, tài chính, nếu áp dụng, tiền thuế thu được có thể giúp cải thiện đời sống của người có thu nhập thấp, từ đó góp phần tạo ra một thế giới công bằng hơn, nơi lợi tức được phân phối đồng đều hơn trong xã hội. Hiện nay, Việt Nam có toàn quyền quyết định liệu mình có áp thuế thu nhập toàn cầu lên các doanh nghiệp FDI hay không. Chúng ta chỉ đang cân nhắc việc áp thuế tối thiểu toàn cầu nhằm tăng nguồn thu từ thuế đối với các doanh nghiệp FDI và việc làm thế nào để vẫn “giữ chân” các doanh nghiệp này tiếp tục duy trì hoạt động tại Việt Nam.

Về việc này, chính phủ Việt Nam không phải không có cách. Một số ý kiến tại hội thảo đã cho rằng Việt Nam nên dành phần thuế thu thêm đó để phát triển hạ tầng, đào tạo nguồn nhân lực, đầu tư công nghệ, nhằm giúp Việt Nam trở thành môi trường đầu tư hấp dẫn hơn về chất, và giúp doanh nghiệp Việt tham gia vào chuỗi giá trị của chính các tập đoàn đa quốc gia đó. Như vậy, nếu tận dụng tốt thuế thu nhập toàn cầu, Việt Nam có thể phát triển theo hướng bền vững hơn hiện nay. Có thể thấy, khi rút tít kiểu “chí phèo” như trên, Việt Tân thể hiện rõ trình độ ở tầm “tiểu học” đối với các vấn đề về kinh tế, tài chính và quản trị đất nước.

Lâu nay, đảng Việt Tân vẫn vỗ ngực tuyên bố rằng mình được lập ra để “canh tân đất nước”. Bài viết trên cho thấy Việt Tân thiếu cả tâm lẫn tầm để làm điều đó. Về mặt tâm, họ chỉ vo ve kiếm cớ chửi bới chế độ, chứ không hề thật sự suy nghĩ để tìm ra giải pháp cho các vấn đề của đất nước, về mặt tầm, họ không những không có kiến thức cơ bản về kinh tế, chính trị, văn hóa mà còn chẳng hiểu gì về những vấn đề của đất nước, khả năng của chúng chỉ dừng lại ở mức cắt cúp những lời phát biểu của các nhà quản lý đất nước thành những nội dung không đầu, không cuối, hòng vẽ một bức tranh xám xịt về phát triển đất nước. Thật đúng là, Việt Tân: đã dốt còn hay nói chữ!.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét