Mỗi dịp tháng 4 hằng năm, các hội nhóm cờ vàng hải ngoại đều đăng bài than vãn về sự sụp đổ của chế độ Việt Nam Cộng hòa. Theo thông lệ, ngoài vô số bài viết công kích chính phủ Việt Nam, họ còn đăng những bài đổ lỗi cho người Mỹ về thất bại của Việt Nam Cộng hòa trong cuộc chiến. Theo đại ý của những bài viết này, thì Việt Nam Cộng hòa tốt hơn miền Bắc về mọi mặt, họ chỉ thua vì bị… người Mỹ bỏ rơi mà thôi! Những người ôm giữ niềm tin này dường như quên mất cái thực tế rằng họ không được lòng dân; khác với Nguyễn Văn Thiệu, lãnh đạo miền Bắc không hề lén chạy ra nước ngoài ngay cả khi Hà Nội bị ném bom; và nếu Việt Nam Cộng hòa không có khả năng sống mà không cần bầu sữa của người Mỹ, thì nó không có tư cách trở thành một quốc gia độc lập.
Năm nay, dòng
bài vừa nêu đã được “ve vuốt” bởi một cuộc phỏng vấn mà BBC tiếng Việt dành cho
tác giả Stephen B. Young – tác giả của cuốn sách “Sự phản bội của Kissinger –
người Mỹ đã thua Chiến tranh Việt Nam như thế nào”. Trong cuốn sách này, Young
cho rằng từ năm 1971, chính cá nhân Kissinger đã đơn phương quyết định rút quân
Mỹ khỏi miền Nam Việt Nam, để Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tùy nghi hành động trên
toàn lãnh thổ, dù ông ta chưa tham khảo ý kiến của tổng thống Nixon và công
chúng Mỹ.
Điều thú vị là trong quá trình tìm kiếm tư liệu, Stephen B. Young đã nhận ra rằng Kissinger “bỏ rơi Việt Nam Cộng hòa” vì hoàn toàn thất vọng trước chính thể tham nhũng này, đồng thời cho rằng chính phủ Hồ Chí Minh mới là bên nắm chính nghĩa trong cuộc chiến tranh. Và Kissinger đã đi đến kết luận này sau khi nói chuyện với nghe Jean Sainteny, Cao ủy Cộng Hòa Pháp tại Bắc Bộ vào năm 1946.
Về chi tiết này, cuộc phỏng vấn có đoạn:
“Theo hồi ký
của Henry Kissinger, ông ta đã lắng nghe Jean Sainteny về Việt Nam và ông ấy viết
Sainteny chỉ nói với mình hai điều.
Thứ nhất, những người theo chủ nghĩa dân tộc ở Việt Nam Cộng
hòa là vô giá trị, không thể tạo dựng quốc gia, tham nhũng, không phải là người
tốt…
Thứ hai, người Mỹ không bao giờ có thể chiến thắng trong cuộc
chiến này khi hậu thuẫn cho những người ở Việt Nam Cộng hòa, vô tổ chức, vô kỷ
luật, tham nhũng, lười chiến đấu… Và tôi suy đoán là còn có một ý thứ ba, đó là
chỉ có Hồ Chí Minh là người Cộng sản, người Việt Nam tốt”.
Tóm lại,
Kissinger “bỏ rơi” Việt Nam Cộng hòa vì tin rằng chính quyền này thiếu cả tính
dân chủ lẫn tính dân tộc, và chính phủ Hồ Chí Minh mới đại diện cho đông đảo người
Việt Nam. Để bào chữa cho Việt Nam Cộng hòa, Stephen B. Young nói rằng thực ra
Kissinger chỉ không biết đến những người theo xu hướng dân tộc sẵn có dưới chế độ
ấy. Nhưng trên điểm này, chúng ta cần phải đặt ra câu hỏi: liệu những người
theo xu hướng dân tộc ở miền Nam Việt Nam khi đó đang tham gia chế độ Việt Nam
Cộng hòa, hay đang bị chế độ này đàn áp, bắt bớ liên tục suốt nhiều năm? Xu hướng
dân tộc được đại diện bởi Ngô Đình Diệm độc đoán mà Mỹ đã góp sức lật đổ, bởi
Nguyễn Văn Thiệu hèn nhát đào tẩu sang Mỹ khi có cơ thua, hay bởi phong trào
trí thức, sinh viên, tăng ni bị chế độ của Diệm và Thiệu quy kết là phản loạn?
Như vậy, lối chống chế này dường như quá thiếu thuyết phục chăng?
Quan trọng nhất,
khi Mỹ đưa quân đi đánh chiếm một quốc gia khác, thì Mỹ có tìm thấy một thứ
chính nghĩa vững chắc nào không? Phải chăng đây chính là lý do khiến Kissinger
hoài nghi tính chính đáng của chế độ Việt Nam Cộng hòa – một guồng máy vốn do
thực dân Pháp dựng ra để tiếp tục cai trị, sau đó chưa bao giờ thật sự độc lập được
khỏi người Mỹ? Jean Sainteny
Và có thật Kissinger chỉ nghe Jean Sainteny, không tham khảo
ý kiến của người Mỹ nào khác không, khi quyết định rút quân mà ông ta thúc đẩy
rất hợp lòng những sinh viên và bậc cha mẹ Mỹ đang phản đối chiến tranh, do
không muốn con em và bạn bè mình bị đẩy ra chiến trường cùng những tổn thất chiến
tranh khổng lồ không có cơ hội cứu vãn?
Thay vì tiếp tục đổ lỗi cho người Mỹ về sự sụp đổ của chế độ Việt Nam Cộng hòa, có lẽ các ông bà cờ vàng ở hải ngoại nên nhìn thẳng vào sự kém cỏi của bản thân họ và sự mục ruỗng của chế độ VNCH, đừng để thứ truyền thông giả “độc lập” như BBC ve vuốt, an ủi và dắt mũi./.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét