Thứ Hai, 24 tháng 4, 2023

Cái gì cũng có thể xuyên tạc là sao?

 



Vừa rồi có xảy ra sự kiện Phù Yên (tỉnh Bình Dương) công nhân đình công để đấu tranh đòi tăng lương. Những kẻ chống đối đã la lối rằng Nhà nước ăn cướp của dân để dân nghèo khổ phải đấu tranh. Rồi đi xa hơn, những kẻ chống đối âm mưu thâm độc kích động đòi thành lập cái gọi là “Công đoàn độc lập”, bắt trước “Công đoàn đoàn kết” ở Ba Lan trước đây đấu tranh lật đổ chính quyền nhà nước. Những lời lẽ xuyên tạc và kích động được đưa trên đài BBC rồi đăng tải trên mạng Internet.

Sự kiện Phù Yên là sự kiện xảy ra ở một doanh nghiệp FDI, có vốn 100% của nhà tư bản nước ngoài. Ở đây có quan hệ lợi ích của ba bên, đó là lợi ích của nhà tư bản, lợi ích của công nhân, lợi ích của Nhà nước. Tiền lương công nhân là biểu hiện một phần của các lợi ích đó. Lợi ích của công nhân là có việc làm, có thu nhập, đủ nuôi sống gia đình, sản xuất xã hội phát triển, Nhà nước có thu ngân sách, giàu mạnh; lợi ích của nhà tư bản là xuất khẩu được tư bản, có lợi nhuận; lợi ích của Nhà nước là sản xuất phát triển, người lao động có việc làm và đời sống ngày càng được cải thiện, thu được thuế doanh nghiệp, thu hút được vốn đầu tư nước ngoài.

Một khi có mâu thuẫn, không kết hợp hài hòa lợi ích người lao động, lợi ích nhà tư bản, lợi ích Nhà nước thì phải giải quyết trên cơ sở đoàn kết hợp tác, tôn trọng lẫn nhau. Tiền lương là lợi ích trực tiếp nhất của công nhân, một khi bị thiệt thòi nhiều, để lâu ngày không giải quyết, mà công nhân sử dụng hình thức đình công, thì đó là một hiện tượng bình thường trong phương thức sản xuất còn ít nhiều tính chất tư bản chủ nghĩa. Hiện tượng xảy ra ở Bình Dương là thể hiện trực tiếp mâu thuẫn lợi ích của công nhân với nhà tư bản, chứ không thể kích động và xuyên tạc rằng Nhà nước ăn cướp của người lao động, để người lao động nghèo khổ phải đấu tranh.

Dưới chế độ ta, Công đoàn là tổ chức đoàn kết nâng cao trình độ công nhân, góp phần giải quyết hài hòa lợi ích của công nhân với lợi ích nhà tư bản, với lợi ích Nhà nước, chứ không phải là tổ chức đối lập với nhà tư bản, càng không phải là đối lập với Nhà nước. Tổ chức Công đoàn yếu kém thì phải củng cố, chấn chỉnh để cho nó xứng đáng là một tổ chức cách mạng của giai cấp công nhân chứ không thể thay thế nó bằng tổ chức “Công đoàn độc lập”. Đòi thành lập “Công đoàn độc lập” chẳng qua là lời nói mị dân và kích động chống đối Nhà nước, không phù hợp với hiến pháp và luật pháp Việt nam.

 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét