“Giết mọi thứ di động”
Vừa qua, trên
trang Danlambao.com có đăng bài viết của Điệp Mỹ Linh về “Xâm lăng không tiếng
súng”. Bài viết có những lời lẽ xuyên tạc, không đúng sự thật, làm sai lệch bản
chất của sự việc nhằm nói xấu chế độ của Đảng và Nhà nước ta.Chiến dịch càn quét của Mỹ và đồng minh vơi nhân dân Việt Nam
1.Điệp Mỹ
Linh nhận định: CSVN giết dân lành.
Đây là sự nhận
định vô căn cứ, mang tính bịa đặt, không đúng sự thật. Và có thể nói là nhận định
của người thiếu hiểu biết hoặc có tư tưởng phản động nhằm bôi nhọ chế độ của Đảng
và Nhà nước ta. Phải biết rằng, “Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một”.
Giải phóng Miền Nam là việc của toàn dân tộc Việt Nam, của toàn người dân Việt
Nam, lực lượng giải phóng Miền Nam cũng là những người dân Việt Nam thì cớ sao
phải “giết dân lành”????. Đúng là có hiện tượng “giết dân lành” nhưng không phải
do lực lượng quân giải phóng mà là do Mỹ và chính quyền bù nhìn Việt Nam cộng
hòa. Trong công cuộc giải phóng Miền Nam, hàng triệu người dân đùm bọc bộ đội
trong kháng chiến, cung cấp thực phẩm, nơi trú ẩn, thông tin cho họ. Quân giải
phóng đã thực hiện một cuộc chiến tranh nhân dân. Quân đội Mỹ thường tiến hành
những cuộc thảm sát thường dân. Mỹ dồn người dân vào ấp chiến lược khi biết họ đã
cung cấp thức ăn và chỗ trú ẩn cho bộ đội. Trong cuốn sách mới xuất bản có nhan
đề Giết mọi thứ di động, những tài liệu về tội ác chiến tranh Việt Nam được
N.Turse (Tớc-xơ) tìm ra cho thấy thảm sát Mỹ Lai không phải là cá biệt. Ðể chứng
minh “thắng lợi” của mình dựa trên việc đếm xác chết, Lầu Năm Góc không ngại ngần
thúc đẩy các vụ thảm sát thường dân.
Thảm sát Mỹ Lai 1968 |
2.Điệp Mỹ Linh cho rằng “CSVN từ Bắc xâm lăng và cưỡng chiếm miền Nam!”.
“Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một” còn là chân lý ngàn đời của lịch sử Việt Nam, một tình cảm thiêng liêng, một ý chí sắt đá bảo vệ toàn vẹn non sông mà không một thế lực ngoại bang hay cơ hội trong nước nào có thể phá vỡ được, dù cho đó là lịch sử ngàn năm qua hay mãi mãi sau này.Tư tưởng thống nhất dân tộc được thể hiện từ truyền thuyết thuở vua Hùng dựng nước.
Thời Pháp thuộc, thực dân Pháp chia nước ta ra 3 kỳ, 3 xứ riêng lẻ: Nam kỳ – Cochinchine, Trung kỳ – Annam, Bắc kỳ – Tonkin, với ba chế độ khác biệt, hòng dễ bề cai trị. Năm 1930, Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, lãnh đạo nhân dân làm nên thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám năm 1945. Chính phủ Việt Nam Dân chủ cộng hòa được khai sinh và tuyên bố độc lập, thống nhất, xóa bỏ chế độ phân chia Bắc – Trung – Nam của thực dân, phát xít. Đến năm 1954 thì Pháp mới chính thức rút khỏi Việt Nam. Lúc đó Mỹ nhảy vào can thiệp và chia nước ta thành 2 Miền Nam – Bắc độc lập.
Trong bối cảnh đó, nhân dân Việt Nam buộc phải tiến hành cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước với đặc điểm lớn và bao trùm nhất là đất nước bị chia làm hai miền. Nhưng Việt Nam là một cơ thể thống nhất, từ đất liền ra hải đảo, không thể tách rời. Đảng và Bác Hồ đã nhiều lần khẳng định: “Nước Việt Nam nhất định sẽ thống nhất, vì nước ta là một khối, không ai chia cắt được”, “Nam Bắc là một nhà, là anh em ruột thịt, quyết không thể chia cắt được”, “Trung Nam Bắc đều là bờ cõi của ta, nước ta nhất định sẽ thống nhất”, “Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một, không ai có thể chia cắt được”, “Đồng bào Nam bộ là dân nước Việt Nam. Sông có thể cạn, núi có thể mòn, song chân lý đó không bao giờ thay đổi!”… Tinh thần ấy được thể hiện cụ thể trong chỉ đạo chiến lược cách mạng Việt Nam của Trung ương Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Còn nói về “Việt Nam Cộng hòa” thì đã không có một cơ sở pháp lý vững vàng nào. Mãi tới tận năm 1955 nó mới ra đời và ra đời một cách bất hợp pháp trên nửa lãnh thổ phía nam của Việt Nam như một “sáng tạo” thuần túy của người Mỹ nhằm theo đuổi các mục tiêu phản ánh lợi ích riêng của họ (thị trường Đông Nam Á, gia tăng ảnh hưởng ở vị trí chiến lược, ngăn chặn làn sóng xã hội chủ nghĩa…). Theo thời gian, chính thể Việt Nam Cộng hòa ngày càng thối nát với tệ nạn tham nhũng, các cuộc đấu đá nội bộ và các cuộc đảo chính quân sự. Chế độ này không đại diện cho dân tộc và trên thực tế đã bị nhân dân và lịch sử quay lưng lại./.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét