Chủ Nhật, 30 tháng 4, 2023

những kẻ “bên kia bờ ảo vọng” và ngày 30/4

 


Michigan là một tiểu bang thuộc vùng Bắc – Đông Bắc của Hoa Kỳ, giáp tỉnh Ontario của Canada; đông dân thứ 8 trong 50 bang của Mỹ. Ở đó, còn có sự góp mặt của khoảng 25 ngàn người Việt xuất xứ chạy trốn quá khứ kể từ sự kiện 30/4/1975. Ngoài ra cũng có khảng 5 ngàn người Việt đang theo học, làm ăn, sinh sống.

Theo VOA, ngày 23/4/2023, một số nghị sĩ của bang Michigan đã đề xuất và được Thủ hiến của bang này đồng ý tổ chức kỷ niệm ngày 30/4/1975, với thời gian kéo dài 1 tuần lễ (từ 23 -30/4 hằng năm), nhằm “tôn vinh những người đã đấu tranh vì tự do cho Việt Nam”. Đây quả là một “sáng kiến” hay ho, nhưng mục tiêu thì nhầm to, vì rằng, những người đấu tranh cho độc lập, tự do chân chính lại không thuộc về thế giới “bên kia bờ ảo vọng” – mãi mãi chỉ là nỗi đắng cay lịch sử dành cho những kẻ nặng đầu óc hận thù chính trị. Gần nửa thế kỷ rồi, trong khi lịch sử càng lùi xa thì càng làm sáng tỏ những giá trị ngời sáng lẽ phải của những người đấu tranh vì độc lập dân tộc, vì sự toàn vẹn lãnh thổ và sự thống nhất non sông; thì những người từng nhân danh ảo vọng “đấu tranh cho tự do”, biến Sài Gòn thành “hòn ngọc viễn Đông” bị thất thủ lại cứ lơ tu mơ về giá trị hão huyền, luyến tiếc những thứ vàng mã trong nấm mồ quá khứ điêu tàn.

Ngày 30/4/1975, như là một định mệnh lịch sử, ở đó tích tụ những hận thù trong suốt 30 năm, mà nguồn cơn đều bởi những toan tính chiến lược toàn cầu của đế quốc Mỹ, hòng biến miền Nam Việt Nam làm chốt chặn tiền tiêu “ngăn chặn làn sóng cộng sản” ở châu Á – Thái bình dương. Đồng bào miền Nam “đi trước về sau”, đón ngày Tổng khởi nghĩa Cách mạng tháng 8 năm 1945 trong tình cảnh muông thú đầy đồng. Lắng nghe tiếng Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn độc lập trong tiếng súng và lựu đạn. Nước nhà độc lập chưa được bao lâu, rạng sáng ngày 23/9/1945, được sự giúp đỡ của quân đội Anh, thực dân Pháp chính thức bội ước, cho hàng ngàn lính nổ súng tấn công, đánh chiếm Sài Gòn, chính thức mở ra cuộc chiến tranh xâm lược nước ta lần thứ hai. Máu lại đổ, nhà lại cháy, người lại phải hy sinh; miền Nam là thành đồng Tổ quốc. Đứng sau quân Anh và quân Pháp đích thị là quân Mỹ, trong suốt cuộc chiến tranh xâm lược lần thứ 2 của thực dân Pháp đối với Đông Dương, đế quốc Mỹ đóng vai trò là ông bầu, là nhà thầu chính cho chiến lược của thực dân Pháp, cho phe đế quốc, không chỉ cung cấp vũ khí, mà chiến phí có thời điểm còn vượt quá 70%. Ngay từ đầu năm 1950, tàu chiến của Mỹ đã cập cảng Sài Gòn để diễu võ dương oai và úy lạo tinh thần quân Pháp, nhưng chúng đã bị những người yêu nước ở Sài Gòn phản đối. Khi thực dân Pháp đại bại ở Điện Biên Phủ, đế quốc Mỹ đã can thiệp sâu vào việc ký Hiệp định Giơ ne vơ, vĩ tuyến 17 chẳng qua là một kế sách kéo dài thời gian trung chuyển để Hoa Kỳ có đủ thời gian và lực lượng thay thế quân Pháp tại Đông Dương, nhất là tại miền Nam nước Việt. Cái đuôi chuột cống của đế quốc Mỹ không qua khỏi con mắt tinh tường của Chủ tịch Hồ Chí Minh, tại Chiến khu Việt Bắc, khi gặp tác giả bài thơ “Hoan hô Chiến sĩ Điện Biên”, Người rất trầm ngâm, đăm chiêu và có lời khuyên đại ý rằng, chưa vội hoan hỉ, vì còn phải đối mặt với đế quốc Mỹ. Hồ Chí Minh quả là con người vĩ đại, luôn đoán định và tiên tri mang tầm chiến lược, nhìn rõ tim đen kẻ đầu sỏ đế quốc thời hiện đại. Chính đế quốc Mỹ đã bóp nát niềm mong đợi của đồng bào hai miền Nam – Bắc, hy vọng vào tháng 7 năm 1956 sẽ tổ chức hiệp thương tổng tuyển cử, thống nhất hai miền Nam – Bắc. Bằng việc đưa Ngô Đình Diệm lên nắm chính quyền, lê máy chém tàn sát cách mạng, đế quốc Mỹ những tưởng dùng sự tàn bạo, dã man “giết nhầm còn hơn bỏ sót”, “đốt sạch, giết sạch” để giết chết tinh thần yêu nước của đồng bào ta. Bằng việc mở thêm địa ngục trần gian, đế quốc Mỹ và tay sai hòng bóp nát khát vọng non sông thống nhất. Khi bọn Ngụy quyền không đủ sức cáng đáng “vận mệnh ngăn cản cộng sản”, thì đế quốc Mỹ trực tiếp đổ quân vào miền Nam Việt Nam. Lúc mới đến, lính Mỹ được quân Ngụy bày trò đưa các cô gái mỹ miều đón và tặng hoa, như đón những “anh hùng cứu thế”, trong khi đó, quân giải phóng lại đón chúng bằng quyết tâm “nắm lấy thắt lưng địch mà đánh”, “còn cái lai quần cũng đánh”. Cho nên, Mỹ liên tiếp đại bại trên chiến trường miền Nam cũng như ở miền Bắc, đầu năm 1973, lính Mỹ đã phải cuốn cờ rút lui không kèn không trống. Ở bên kia bờ Đại Tây Dương, không biết những người phụ nữ Hoa Kỳ có mang hoa chào đón đoàn quân thất trận trở về hay không. Chỉ biết rằng, nước Mỹ đã theo đuổi cuộc chiến tranh Việt Nam suốt 30 năm, trong đó trực tiếp 21 năm, trải qua 5 đời Tổng thống, liên tiếp đổ vỡ tan thành mây khói 5 chiến lược chiến tranh, chết và mất tích hơn 55 ngàn quân, chưa kể đốt mất hàng núi tiền, rạn nứt chia rẽ nội bộ, khiến cho lương tâm của người lính Mỹ tham chiến ở miền Nam Việt Nam bị cắn rứt ngay cả trong giấc mơ. Cho đến giờ chót, khoảng 9 giờ sáng ngày 30/4/1975, khi không thể trì hoãn được nữa, chiếc máy bay trực thăng của Hoa Kỳ buộc phải cất cánh đưa vị Đại sứ Mỹ cuối cùng thoát khỏi Sài Gòn, không hiểu ông ấy có hình dung được khung cảnh ở đô thành có gì đặc biệt. Kẻ thua cuộc là Mỹ và các thế lực huyễn tưởng ôm chân Mỹ. Trong số đó, có những kẻ vì sợ bị cộng sản “tắm máu”, có những kẻ không còn đủ can đảm đối mặt với sự thật lịch sử, đành làm kiếp tha phương, tiếp tục nuôi ảo vọng “rồi sẽ có một ngày trở về, dệt tiếp ước mơ xanh”. Nay đã gần nửa thế kỷ rồi, có biết bao cuộc mưu đồ tính toán hậu chiến, có biết bao cuộc đổ bộ vào miền Nam Việt Nam hòng chính biến, bạo loạn, lật đổ. Nhưng hết thảy đều bị tan chảy, vô vọng, nên đành ôm hận tới thiên thu.

Hằng năm, cứ tới dịp tháng 4 lịch sử, biết bao thế lực hắc ám lại bày trò đạp đổ lịch sử dân tộc. Nào là VOA, nào là BBC New tiếng Việt, nào là RFA, chưa kể nhiều trang mạng mang đủ mọi màu áo tà ma, luôn nhăm nhe, tìm mọi cách hạ thấp giá trị lịch sử ngày 30/4/1975. Chung qui lại, vẫn chỉ là trò bốc bùn ném vào tượng đài chiến thắng lịch sử mang tính thời đại. Chúng cố thu lượm vụ việc, như đưa hình ảnh về những người lính từng tham gia trong binh lính cộng hòa, nay phải đi “kiếm ăn” nhọc nhằn, từ đó muốn khơi lại thời “vàng son” làm lính cộng hòa, xài Mỹ kim, đi xe Jeep, thưởng thức caphe, nghe nhạc vàng trong ánh đèn mờ. Hoặc chúng khới lại những góc khuất hồ sơ của những người từng tham gia trong lực lượng quân giải phóng, những cựu chiến binh, những anh hùng thầm lặng hoạt động tình báo trong hàng ngũ địch, chúng đem cuộc sống bình dị của những nhân vật anh hùng một thời, xuyên tạc rằng “chế độ cộng sản bỏ rơi”, “vắt chanh bỏ vỏ”. Thậm chí, chúng đem so sánh những nghĩa trang quân giải phóng với nghĩa trang binh sĩ cộng hòa miền Nam, đòi “bình đẳng” trong ứng xử với người đã khuất. Chúng còn bày trò phóng vấn một số nhân chứng từng tham gia “Quân lực Việt Nam cộng hòa”, để mượn cái mồm của họ mà “tố cáo” chính sách đối xử “mất nhân quyền” của “bên thắng cuộc”. Chúng dùng chiêu trò “hòa hợp dân tộc”, mượn lời của cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt để đòi xóa bỏ ranh giới người yêu nước và kẻ bán nước, giữa xâm lăng và vệ quốc. Tột đỉnh của sự lố bịch chính trị là chúng rêu rao, ngày 30/4/1975 là ngày “quốc hận”, coi quân giải phóng là đội quân “xâm lược”. Từ đó, hối tiếc rằng, giá như không có ngày 30/4/1975 thì miền Nam Việt Nam đã trở thành chốn thiên đường của tự do, dân chủ (???).

Trong lịch sử nhân loại, từng có cuộc phát kiến địa lý đầy chất lãng mạn (có sự nhầm lẫn), mang lại miền đất hứa cho châu Âu, mở ra bước ngoặt tiến hóa nhanh tới văn minh cho châu Mỹ. Ngày 12 tháng 10 năm 1492, sau 2 tháng 9 ngày lênh đênh theo đường biển để đi tìm kiếm vùng đất mới, đoàn thám hiểm do Cristoforo Colombo dẫn đầu đã đặt chân đến châu Mỹ. Sau khi vượt qua biển Đại Tây Dương, đoàn thám hiểm đã đặt chân đến một hòn đảo của lục địa châu Mỹ, đảo Guanahani thuộc quần đảo Bahamas, nhưng lại nhầm tưởng là Ấn Độ. Đây là một trong những sự kiện quan trọng nhất trong lịch sử nhân loại, là sự tiếp xúc giữa hai thế giới vốn phát triển tách biệt nhau kể từ buổi bình minh của loài người. Niềm cảm hứng lịch sử đó dường như đã bị người Mỹ lạm dụng thái quá. Sau chiến tranh thế giới thứ 2, những kẻ cầm quyền ở Mỹ đã toan tính một cuộc thám hiểm quân sự đầy phưu lưu. Họ chưa được học lịch sử đánh tan quân Mông – Nguyên ở thế kỷ XIII của Đại Việt, nên đã phải chuốc lấy thảm bại. Theo đó, những kẻ theo đóm ăn tàn cũng quên mất lịch sử dân tộc Việt Nam, nên kết cục cay đắng là lẽ đương nhiên. Nay dù có bày trò “kỷ niệm ngày 30/4/1975”, dù có bày trò “ngày quốc hận”, dù có ôm ấp lá cờ ba sọc…thì cũng chỉ là một giấc mơ kinh dị ở bên kia bờ ảo vọng.  

 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét