Chủ Nhật, 30 tháng 4, 2023

những kẻ “bên kia bờ ảo vọng” và ngày 30/4

 


Michigan là một tiểu bang thuộc vùng Bắc – Đông Bắc của Hoa Kỳ, giáp tỉnh Ontario của Canada; đông dân thứ 8 trong 50 bang của Mỹ. Ở đó, còn có sự góp mặt của khoảng 25 ngàn người Việt xuất xứ chạy trốn quá khứ kể từ sự kiện 30/4/1975. Ngoài ra cũng có khảng 5 ngàn người Việt đang theo học, làm ăn, sinh sống.

Theo VOA, ngày 23/4/2023, một số nghị sĩ của bang Michigan đã đề xuất và được Thủ hiến của bang này đồng ý tổ chức kỷ niệm ngày 30/4/1975, với thời gian kéo dài 1 tuần lễ (từ 23 -30/4 hằng năm), nhằm “tôn vinh những người đã đấu tranh vì tự do cho Việt Nam”. Đây quả là một “sáng kiến” hay ho, nhưng mục tiêu thì nhầm to, vì rằng, những người đấu tranh cho độc lập, tự do chân chính lại không thuộc về thế giới “bên kia bờ ảo vọng” – mãi mãi chỉ là nỗi đắng cay lịch sử dành cho những kẻ nặng đầu óc hận thù chính trị. Gần nửa thế kỷ rồi, trong khi lịch sử càng lùi xa thì càng làm sáng tỏ những giá trị ngời sáng lẽ phải của những người đấu tranh vì độc lập dân tộc, vì sự toàn vẹn lãnh thổ và sự thống nhất non sông; thì những người từng nhân danh ảo vọng “đấu tranh cho tự do”, biến Sài Gòn thành “hòn ngọc viễn Đông” bị thất thủ lại cứ lơ tu mơ về giá trị hão huyền, luyến tiếc những thứ vàng mã trong nấm mồ quá khứ điêu tàn.

Ngày 30/4/1975, như là một định mệnh lịch sử, ở đó tích tụ những hận thù trong suốt 30 năm, mà nguồn cơn đều bởi những toan tính chiến lược toàn cầu của đế quốc Mỹ, hòng biến miền Nam Việt Nam làm chốt chặn tiền tiêu “ngăn chặn làn sóng cộng sản” ở châu Á – Thái bình dương. Đồng bào miền Nam “đi trước về sau”, đón ngày Tổng khởi nghĩa Cách mạng tháng 8 năm 1945 trong tình cảnh muông thú đầy đồng. Lắng nghe tiếng Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn độc lập trong tiếng súng và lựu đạn. Nước nhà độc lập chưa được bao lâu, rạng sáng ngày 23/9/1945, được sự giúp đỡ của quân đội Anh, thực dân Pháp chính thức bội ước, cho hàng ngàn lính nổ súng tấn công, đánh chiếm Sài Gòn, chính thức mở ra cuộc chiến tranh xâm lược nước ta lần thứ hai. Máu lại đổ, nhà lại cháy, người lại phải hy sinh; miền Nam là thành đồng Tổ quốc. Đứng sau quân Anh và quân Pháp đích thị là quân Mỹ, trong suốt cuộc chiến tranh xâm lược lần thứ 2 của thực dân Pháp đối với Đông Dương, đế quốc Mỹ đóng vai trò là ông bầu, là nhà thầu chính cho chiến lược của thực dân Pháp, cho phe đế quốc, không chỉ cung cấp vũ khí, mà chiến phí có thời điểm còn vượt quá 70%. Ngay từ đầu năm 1950, tàu chiến của Mỹ đã cập cảng Sài Gòn để diễu võ dương oai và úy lạo tinh thần quân Pháp, nhưng chúng đã bị những người yêu nước ở Sài Gòn phản đối. Khi thực dân Pháp đại bại ở Điện Biên Phủ, đế quốc Mỹ đã can thiệp sâu vào việc ký Hiệp định Giơ ne vơ, vĩ tuyến 17 chẳng qua là một kế sách kéo dài thời gian trung chuyển để Hoa Kỳ có đủ thời gian và lực lượng thay thế quân Pháp tại Đông Dương, nhất là tại miền Nam nước Việt. Cái đuôi chuột cống của đế quốc Mỹ không qua khỏi con mắt tinh tường của Chủ tịch Hồ Chí Minh, tại Chiến khu Việt Bắc, khi gặp tác giả bài thơ “Hoan hô Chiến sĩ Điện Biên”, Người rất trầm ngâm, đăm chiêu và có lời khuyên đại ý rằng, chưa vội hoan hỉ, vì còn phải đối mặt với đế quốc Mỹ. Hồ Chí Minh quả là con người vĩ đại, luôn đoán định và tiên tri mang tầm chiến lược, nhìn rõ tim đen kẻ đầu sỏ đế quốc thời hiện đại. Chính đế quốc Mỹ đã bóp nát niềm mong đợi của đồng bào hai miền Nam – Bắc, hy vọng vào tháng 7 năm 1956 sẽ tổ chức hiệp thương tổng tuyển cử, thống nhất hai miền Nam – Bắc. Bằng việc đưa Ngô Đình Diệm lên nắm chính quyền, lê máy chém tàn sát cách mạng, đế quốc Mỹ những tưởng dùng sự tàn bạo, dã man “giết nhầm còn hơn bỏ sót”, “đốt sạch, giết sạch” để giết chết tinh thần yêu nước của đồng bào ta. Bằng việc mở thêm địa ngục trần gian, đế quốc Mỹ và tay sai hòng bóp nát khát vọng non sông thống nhất. Khi bọn Ngụy quyền không đủ sức cáng đáng “vận mệnh ngăn cản cộng sản”, thì đế quốc Mỹ trực tiếp đổ quân vào miền Nam Việt Nam. Lúc mới đến, lính Mỹ được quân Ngụy bày trò đưa các cô gái mỹ miều đón và tặng hoa, như đón những “anh hùng cứu thế”, trong khi đó, quân giải phóng lại đón chúng bằng quyết tâm “nắm lấy thắt lưng địch mà đánh”, “còn cái lai quần cũng đánh”. Cho nên, Mỹ liên tiếp đại bại trên chiến trường miền Nam cũng như ở miền Bắc, đầu năm 1973, lính Mỹ đã phải cuốn cờ rút lui không kèn không trống. Ở bên kia bờ Đại Tây Dương, không biết những người phụ nữ Hoa Kỳ có mang hoa chào đón đoàn quân thất trận trở về hay không. Chỉ biết rằng, nước Mỹ đã theo đuổi cuộc chiến tranh Việt Nam suốt 30 năm, trong đó trực tiếp 21 năm, trải qua 5 đời Tổng thống, liên tiếp đổ vỡ tan thành mây khói 5 chiến lược chiến tranh, chết và mất tích hơn 55 ngàn quân, chưa kể đốt mất hàng núi tiền, rạn nứt chia rẽ nội bộ, khiến cho lương tâm của người lính Mỹ tham chiến ở miền Nam Việt Nam bị cắn rứt ngay cả trong giấc mơ. Cho đến giờ chót, khoảng 9 giờ sáng ngày 30/4/1975, khi không thể trì hoãn được nữa, chiếc máy bay trực thăng của Hoa Kỳ buộc phải cất cánh đưa vị Đại sứ Mỹ cuối cùng thoát khỏi Sài Gòn, không hiểu ông ấy có hình dung được khung cảnh ở đô thành có gì đặc biệt. Kẻ thua cuộc là Mỹ và các thế lực huyễn tưởng ôm chân Mỹ. Trong số đó, có những kẻ vì sợ bị cộng sản “tắm máu”, có những kẻ không còn đủ can đảm đối mặt với sự thật lịch sử, đành làm kiếp tha phương, tiếp tục nuôi ảo vọng “rồi sẽ có một ngày trở về, dệt tiếp ước mơ xanh”. Nay đã gần nửa thế kỷ rồi, có biết bao cuộc mưu đồ tính toán hậu chiến, có biết bao cuộc đổ bộ vào miền Nam Việt Nam hòng chính biến, bạo loạn, lật đổ. Nhưng hết thảy đều bị tan chảy, vô vọng, nên đành ôm hận tới thiên thu.

Hằng năm, cứ tới dịp tháng 4 lịch sử, biết bao thế lực hắc ám lại bày trò đạp đổ lịch sử dân tộc. Nào là VOA, nào là BBC New tiếng Việt, nào là RFA, chưa kể nhiều trang mạng mang đủ mọi màu áo tà ma, luôn nhăm nhe, tìm mọi cách hạ thấp giá trị lịch sử ngày 30/4/1975. Chung qui lại, vẫn chỉ là trò bốc bùn ném vào tượng đài chiến thắng lịch sử mang tính thời đại. Chúng cố thu lượm vụ việc, như đưa hình ảnh về những người lính từng tham gia trong binh lính cộng hòa, nay phải đi “kiếm ăn” nhọc nhằn, từ đó muốn khơi lại thời “vàng son” làm lính cộng hòa, xài Mỹ kim, đi xe Jeep, thưởng thức caphe, nghe nhạc vàng trong ánh đèn mờ. Hoặc chúng khới lại những góc khuất hồ sơ của những người từng tham gia trong lực lượng quân giải phóng, những cựu chiến binh, những anh hùng thầm lặng hoạt động tình báo trong hàng ngũ địch, chúng đem cuộc sống bình dị của những nhân vật anh hùng một thời, xuyên tạc rằng “chế độ cộng sản bỏ rơi”, “vắt chanh bỏ vỏ”. Thậm chí, chúng đem so sánh những nghĩa trang quân giải phóng với nghĩa trang binh sĩ cộng hòa miền Nam, đòi “bình đẳng” trong ứng xử với người đã khuất. Chúng còn bày trò phóng vấn một số nhân chứng từng tham gia “Quân lực Việt Nam cộng hòa”, để mượn cái mồm của họ mà “tố cáo” chính sách đối xử “mất nhân quyền” của “bên thắng cuộc”. Chúng dùng chiêu trò “hòa hợp dân tộc”, mượn lời của cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt để đòi xóa bỏ ranh giới người yêu nước và kẻ bán nước, giữa xâm lăng và vệ quốc. Tột đỉnh của sự lố bịch chính trị là chúng rêu rao, ngày 30/4/1975 là ngày “quốc hận”, coi quân giải phóng là đội quân “xâm lược”. Từ đó, hối tiếc rằng, giá như không có ngày 30/4/1975 thì miền Nam Việt Nam đã trở thành chốn thiên đường của tự do, dân chủ (???).

Trong lịch sử nhân loại, từng có cuộc phát kiến địa lý đầy chất lãng mạn (có sự nhầm lẫn), mang lại miền đất hứa cho châu Âu, mở ra bước ngoặt tiến hóa nhanh tới văn minh cho châu Mỹ. Ngày 12 tháng 10 năm 1492, sau 2 tháng 9 ngày lênh đênh theo đường biển để đi tìm kiếm vùng đất mới, đoàn thám hiểm do Cristoforo Colombo dẫn đầu đã đặt chân đến châu Mỹ. Sau khi vượt qua biển Đại Tây Dương, đoàn thám hiểm đã đặt chân đến một hòn đảo của lục địa châu Mỹ, đảo Guanahani thuộc quần đảo Bahamas, nhưng lại nhầm tưởng là Ấn Độ. Đây là một trong những sự kiện quan trọng nhất trong lịch sử nhân loại, là sự tiếp xúc giữa hai thế giới vốn phát triển tách biệt nhau kể từ buổi bình minh của loài người. Niềm cảm hứng lịch sử đó dường như đã bị người Mỹ lạm dụng thái quá. Sau chiến tranh thế giới thứ 2, những kẻ cầm quyền ở Mỹ đã toan tính một cuộc thám hiểm quân sự đầy phưu lưu. Họ chưa được học lịch sử đánh tan quân Mông – Nguyên ở thế kỷ XIII của Đại Việt, nên đã phải chuốc lấy thảm bại. Theo đó, những kẻ theo đóm ăn tàn cũng quên mất lịch sử dân tộc Việt Nam, nên kết cục cay đắng là lẽ đương nhiên. Nay dù có bày trò “kỷ niệm ngày 30/4/1975”, dù có bày trò “ngày quốc hận”, dù có ôm ấp lá cờ ba sọc…thì cũng chỉ là một giấc mơ kinh dị ở bên kia bờ ảo vọng.  

 

Thứ Bảy, 29 tháng 4, 2023

LỢI DỤNG DÂN TỘC THIỂU SỐ ĐỂ ĐẢ PHÁ VĂN HOÁ VIỆT, KÍCH ĐỘNG, CHIA RẼ CÁC DÂN TỘC KHÁC



Ngay ngày giỗ Tổ, tô nát (tornad) hay nguyễn tuấn linh (một tác giả nổi tiếng trên Spiderum) đã lên bài công kích về ngày lễ này của người Việt, đọc bài viết này chắc hẳn mọi người đã thấy rõ mồn một bộ mặt thật của tô nát, tại sao hắn lại tấn công, lên bài công kích Lược Sử Tộc Việt. Hắn công kích LSTV để khiến mọi người mất niềm tin vào LSTV, và tin vào những thông tin xuyên tạc, phủ nhận lịch sử mà hắn và đồng bọn của hắn viết và tuyên truyền, tương tự như bài viết này. Bài phản biện tô nát thì cũng không cần quá dài, chỉ cần đưa ra một số bằng chứng là đủ để bẻ những lập luận của hắn rồi.
Đầu tiên là về Hùng Vương, thì xin nhắc cho bạn tô nát biết, là không chỉ lịch sử Việt Nam, mà lịch sử Trung Quốc cũng chép về Hùng Vương.
Sách Cựu Đường Thư, một bộ chính sử lớn của Trung Hoa, được hoàn thành vào khoảng năm 945 bởi Lưu Hú, dẫn Nam Việt chí được viết vào thời Lưu Tống (420 – 479) chép như sau: “交趾之地,最為膏腴.舊有君長曰雄王,其佐曰雄侯.後蜀王將兵三萬討雄王,滅之.蜀以其子為安陽王,治交趾.其國地,在今平道縣東.其城九重,周九里,士庶蕃阜.尉佗在番禺,遣兵攻之.王有神弩,一發殺越軍萬人,趙佗乃與之和,仍以其子始為質.安陽王以媚珠妻之,子始得弩毀之.越兵至,乃殺安陽王,兼其地.” – “Đất Giao Chỉ rất màu mỡ, ngày xưa có quân trưởng gọi là Hùng Vương, phụ tá là Hùng Hầu. Sau có vua Thục đem ba vạn lính đánh diệt Hùng Vương đi. Vua Thục nhân đó cho con mình làm An Dương Vương, trị đất Giao Chỉ. Đất nước ấy ở phía đông huyện Bình Đạo ngày nay. Thành nước ấy có chín vòng, chu vi chín dặm, dân chúng đông đúc. Úy Đà đóng đô ở thành Phiên Ngung phát binh sang đánh. Vương có nỏ thần bắn một phát giết một vạn quân Việt. Triệu Đà bèn hòa với vương, rồi sai con mình tên là Thủy làm con tin. An Dương Vương đem con gái tên là Mị Châu gả cho Thủy, Thủy thấy được nỏ thần bèn hủy đi. Kịp khi quân Việt đến liền giết An Dương Vương, chiếm cả nước ấy.” (Bản dịch của Tích Dã)
Sách Thái Bình quảng ký hoàn thành vào thời nhà Tống, cũng dẫn theo Nam Việt chí thời Lưu Tống (420 – 479): “交趾之地,頗為膏腴,從民居之,始知播植.厥土惟黑壤.厥氣惟雄.故今稱其田為雄田,其民為雄民.有君長,亦曰雄王;有輔佐焉,亦曰雄侯.分其地以為雄將.” – “Đất Giao Chỉ vốn màu mỡ, di dân tới sống ở đó, (dân) mới bắt đầu biết gieo trồng, đất vùng ấy đen xốp, khí đất hùng mạnh, cho nên gọi ruộng ấy là Hùng Điền, dân vùng ấy gọi là Hùng Dân. Quân trưởng gọi là Hùng Vương. Có phụ tá là Hùng Hầu, chia đất cho các Hùng Tướng.“
Sách Trung Quốc đã xác nhận những lưu truyền của người Việt, do đó, khẳng định đây là lịch sử, không phải huyền sử. Nếu tô nát định lươn lẹo sang vấn đề niên đại, thì các sách này dẫn từ sách Nam Việt chí đã có từ thời Lưu Tống, và sách Nam Việt chí cũng đã phải tham khảo từ các sách có từ trước đó, không phải tác giả sách đó nghĩ ra, nên đừng lấy lý lẽ chép muộn ra để phủ nhận.
Thứ hai, thì ngày giỗ Tổ Hùng Vương là quốc giỗ cho dân tộc chiếm đa số trên đất nước này, là người Việt (Kinh), dân tộc chủ đạo, tộc danh Việt cũng nằm trong tên quốc danh Việt Nam, nên nói đó là quốc giỗ hoàn toàn không có gì sai. Nói là quốc giỗ không có nghĩa là các dân tộc khác cũng phải theo, không có ai ép buộc các dân tộc cũng phải thờ cúng Hùng Vương, cũng phải ăn giỗ giống người Việt, đó hoàn toàn là tự nguyện, ví dụ như người Dao chẳng hạn, họ cũng tự nguyện thờ cúng Hùng Vương [1].
Nhà nước Việt Nam rất quan tâm và tôn trọng các dân tộc thiểu số, bảo tồn, lưu giữ thậm chí là tuyên truyền những giá trị văn hóa của các dân tộc thiểu số, chứ không hề thiếu tôn trọng họ một chút nào, nên không có chuyện họ ép buộc các dân tộc khác phải thờ cúng Hùng Vương như người Việt.
Nói chung đây là chiêu trò khá quen thuộc của đám này, chúng lấy danh nghĩa bảo vệ gì đó để đạt được mục đích của mình, ở đây là sử dụng các dân tộc thiểu số để công kích người Việt, xảo biện người Việt không tôn trọng họ, nhưng thực chất chúng chẳng hề quan tâm tới các dân tộc thiểu số, mà chỉ muốn lợi dụng họ để đạt được mục đích là công kích người Việt, văn hóa Việt mà thôi.
Hơn nữa, điều những kẻ này đang làm còn là cố tình chia rẽ mối đoàn kết giữa người Việt và người dân tộc, bằng giọng điệu "bênh" người dân tộc và chỉ trích người Việt.
Chỉ qua một bài viết mà tô nát đã nhanh chóng lộ ra bộ mặt thật của mình cho mọi người thấy, hắn lợi dụng cái danh nghĩa khoa học, khách quan để tấn công LSTV, và cũng tiếp tục lợi dụng các dân tộc thiểu số để công kích văn hóa Việt, chia rẽ người Việt với các dân tộc.
Nhìn chung toàn bộ bài viết chỉ là sự xảo biện, đánh tráo khái niệm nhằm tuyên truyền những thông tin xuyên tạc, phủ nhận nguồn gốc của người Việt.
Mục tiêu cuối cùng của hắn và đồng bạn là đánh phá những giá trị lịch sử, văn hóa dân tộc, chắc bạn đọc đã xem qua những gì mà hắn viết, đây là những kẻ có vấn đề về chính trị, cuồng phương Tây và văn hóa phương Tây, đặc biệt là Mỹ. Nên những kẻ thế này chính là giặc trong nhà, đất nước lâm nguy cũng chính bởi những kẻ này.

65 năm-Những trang sử vẻ vang của lực lượng An ninh chính trị nội bộ (10/5/1958-10/5/2023)

Trải qua 65 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, lực lượng An ninh chính trị nội bộ (ANCTNB) luôn ra sức xây dựng, bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa, phát huy bản chất cách mạng và truyền thống vẻ vang của lực lượng An ninh nhân dân anh hùng, tuyệt đối trung thành với Tổ quốc, với Đảng Cộng sản và nhân dân, lập nên nhiều thành tích, chiến công xuất sắc trong sự nghiệp bảo vệ Đảng, bảo vệ chế độ, giữ vững an ninh quốc gia, góp phần tô thắm lá cờ truyền thống anh hùng của Công an nhân dân Việt Nam.

Quá trình hình thành và phát triển của lực lượng ANCTNB

Từ khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời đã có những cán bộ làm nhiệm vụ bảo vệ Đảng, đến mùa thu năm 1945 lịch sử, một bộ phận làm công tác bảo vệ ANCTNB đã ra đời, góp phần quan trọng vào công cuộc bảo vệ Đảng, bảo vệ Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa non trẻ đứng vững trước sự chống phá điên cuồng của các thế lực thù địch, phản động. Ngày 16/02/1953, Chủ tịch Hồ Chí Minh ra sắc lệnh số 141 thành lập Thứ Bộ Công an, trong đó lực lượng Bảo vệ nội bộ là bộ phận thuộc Vụ Bảo vệ chính trị do đồng chí Ngô Ngọc Du làm Vụ trưởng. Giữa năm 1956, theo yêu cầu nhiệm vụ, lực lượng bảo vệ nội bộ phát triển thành 4 phòng trực thuộc Vụ Bảo vệ chính trị do đồng chí Lê Quốc Thân làm Giám đốc gồm: Phòng Bảo vệ dân, chính, đảng Trung ương, Phòng Bảo vệ y tế, Phòng Bảo vệ giáo dục, Phòng Bảo vệ văn hoá nghệ thuật.

Ngày 10/5/1958, tại tờ trình số 521-V8/1 của Bộ Công an, ủy ban kiện toàn tổ chức Trung ương quyết định tách lực lượng Bảo vệ nội bộ ra khỏi Vụ Bảo vệ chính trị, thành lập Vụ Bảo vệ cơ quan do đồng chí Nguyễn Quang Việt làm Vụ  trưởngĐây là sự kiện đặc biệt mà đến nay các thế hệ cán bộ lực lượng ANCTNB luôn khắc ghi, từ đó ngày 10/5/1958 được lấy làm Ngày truyền thống của lực lượng ANCTNB.

Trước thực tiễn mỗi thời kỳ cách mạng, trải qua rất nhiều lần thay đổi mô hình, tổ chức với các tên gọi khác nhau như: Cục Bảo vệ nội bộ (1963); Cục Bảo vệ cơ quan và văn hoá (1967); Cục An ninh kinh tế, văn hoá tư tưởng (1981); Cục An ninh văn hoá tư tưởng (1983); Cục Bảo vệ nội bộ (1988); Cục Bảo vệ An ninh văn hoá tư tưởng (1990); Cục An ninh Chính trị nội bộ (2010); Cục An ninh thông tin, truyền thông (2010); Cục An ninh văn hóa, thông tin, truyền thông (2014).

Năm 2018, trước yêu cầu thực tiễn công tác của lực lượng Công an nhân dân, thực hiện Nghị định số 01/2018/NĐ-CP của Chính phủ, ngày 06/8/2018 Cục ANCTNB được thành lập trên cơ sở hợp nhất 02 Cục gồm: Cục ANCTNB và Cục An ninh văn hóa, thông tin, truyền thông. Tổ chức Cục gồm 09 phòng, gồm: Phòng Tham mưu; Phòng Chính trị, hậu cần; Phòng Bảo vệ nội bộ các cơ quan Đảng, Nhà nước, Trung ương; Phòng An ninh các cơ quan tư pháp, xây dựng pháp luật, tổ chức chính trị, xã hội Trung ương, Phòng An ninh báo chí, xuất bản; Phòng An ninh y tế, giáo dục, khoa học xã hội, khoa học công nghệ; Phòng An ninh văn hóa, thể thao và lao động xã hội; Phòng An ninh bưu chính, viễn thông và công nghệ thông tin; Phòng Quản lý nhà nước về bảo vệ Bí mật nhà nước, do đồng chí Thiếu tướng Nguyễn Khắc Khanh giữ chức vụ Cục trưởng. Tại Công an các địa phương thành lập Phòng An ninh chính trị nội bộ trực thuộc tỉnh, thành phố; từ đó đến nay, lực lượng ANCTNB được thống nhất từ Trung ương đến địa phương về thực hiện nhiệm vụ bảo vệ ANCTNB.

Những chiến công tiêu biểu

Trấn áp bọn phản cách mạng trong vụ án chỉnh trị dưới chiêu bài “Nhân văn giai phấm ”

Sau khi giải phóng miền Bắc (1954), các cơ quan tình báo, gián điệp của Mỹ và Pháp đã cài cắm nhân viên, cơ sở ở miền Bắc để hoạt động lâu dài. Đuy- răng (một trong những tên tình báo Pháp cài lại khoác áo Giám đốc trường Viễn Đông Bác cổ) chỉ thị cho Thụy An (một nữ gián điệp Pháp hoạt động với tư cách nhà văn) mua chuộc, móc lối, lôi kéo những phần tử bất mãn trong văn nghệ sỹ và hàng ngũ trí thức ở miền Bắc hoạt động chống lại công cuộc xây dựng CNXH, chống lại sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước ta. Lực lượng ANCTNB đã đề xuất thành lập chuyên án đấu tranh với nhóm “Nhân văn giải phẩm”, tổ chức đấu tranh quyết liệt với hàng chục đối tượng, kịp thời ngăn chặn các hoạt động phá hoại của bọn phản động, ngăn chặn âm mưu, liên kết trong ngoài.

Trấn áp “Tổ chức chính trị phản động, làm tình báo cho nước ngoài” hoạt động chống Đảng Cộng sản Việt Nam

Thập kỷ 60, một số đảng viên bị ảnh hưởng của chủ nghĩa xét lại đã có những hoạt động chống lại Đảng, do nắm chắc tình hình, lực lượng ANCTNB đã phát hiện những hoạt động sai trái trên, kịp thời báo cáo lãnh đạo Bộ và Bộ Chính trị. Do tính chất và tầm quan trọng đặc biệt của vụ án, Bộ Chính trị phân công đồng chí Lê Đức Thọ và đồng chí Trần Quốc Hoàn thay mặt Bộ Chính trị trực tiếp chỉ đạo. Tất cả các lực lượng nghiệp vụ của Ngành được huy động tham gia, trong đó Cục Bảo vệ cơ quan và văn hoá là lực lượng chủ công và thường trực vụ án. Kết quả, đã bắt hàng chục đối tượng, ngoài một số đối tượng được tha, số còn lại yêu cầu đi tập trung giáo dục cải tạo có thời hạn, góp phần phá vỡ âm mưu lật đổ chính quyền của các đối tượng.

Đẩu tranh với số đổi tượng bất mãn cơ hội chính trị

Sau khi các nước XHCN ở Đông Âu, Liên Xô (cũ) tan rã, tình hình an ninh chính trị nội bộ, an ninh văn hóa tư tưởng nảy sinh nhiều phức tạp mới. Do tác động phá hoại tư tưởng của các thế lực thù địch và tác động tình hình thế giới, trong nước đã xuất hiện số đối tượng bất mãn cơ hội chính trị trở thành chống đối, móc nối, liên kết với các tổ chức, cá nhân phản động ở nước ngoài, tạo chỗ dựa về tinh thần, vật chất hình thành tổ chức chính trị đối lập với Đảng. Các đối tượng phản động gia tăng hoạt động biên soạn, tán phát tài liệu phủ định học thuyết Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, phủ định lịch sử, phủ định vai trò và sự lãnh đạo của Đảng; kích động gây chia rẽ nội bộ; xuyên tạc, bôi nhọ uy tín nhiều đồng chí lãnh đạo chủ chốt của Đảng, đòi bỏ chuyên chính vô sản và con đường đi lên CNXH... Lực lượng ANCTNB đã phối hợp với các đơn vị kịp thời lập chuyên án do lãnh đạo Bộ chỉ đạo. Đã áp dụng đồng bộ các biện pháp đấu tranh với các nhóm đối tượng ở các địa phương trọng điểm như Tp. Hà Nội, Tp.Hồ Chí Minh, Lâm Đồng, Hải Phòng... ngăn chặn được hoạt động quá khích của đối tượng. Kết quả công tác đấu tranh với số đối tượng cơ hội chính trị, lực lượng ANCTNB đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chính trị mà Đảng, Nhà nước, lãnh đạo Bộ Công an giao.

Đấu tranh với hoạt động xâm phạm ANQG và TTATXH thông qua việc tài trợ, triển khai các dự án của các tổ chức phi Chính phủ Việt Nam

Thời gian qua, các thế lực thù địch tiếp tục thực hiện “tiến trình dân chủ ở Việt Nam”, thông qua việc thúc đẩy hình thành phát triển “xã hội dân sự” theo tiêu chí phương Tây với mục đích lợi dụng các tổ chức phi chính phủ Việt Nam đe gây mất ổn định, tạo dựng ngọn cờ, tạo mối liên kết giữa các tổ chức, các nhóm, các cá nhân có hoạt động phức tạp, mục đích từng bước hình thành tổ chức đối lập tiến tới thay đổi chế độ chính trị ở nước ta. Các thế lực thù địch tìm cách thâm nhập, chuyển hóa các tổ chức phi chính phủ Việt Nam thoát ly sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước, tăng cường liên kết, phối hợp, tác động, can thiệp vào quá trình hoạch định chính sách, xây dựng và sửa đổi pháp luật Việt Nam. Từ năm 2021 đến nay, lực lượng ANCTNB đã chủ động phát hiện nhiều vụ việc, xác lập, đấu tranh nhiều chuyên án, áp dụng quyết liệt nhiều đối sách, huy động sức mạnh tổng hợp của các cơ quan trong và ngoài ngành công an, ở Trung ương và địa phương. Kết quả, đã khởi tố nhiều vụ án, đưa các đối tượng cầm đầu ra xét xử theo đúng quy định của pháp luật, đã làm phá rã nhiều tổ chức phi chính phủ Việt Nam có hoạt động phức tạp liên quan đến ANQG; đánh sập âm mưu tạo dựng các “ngọn cờ”, bóc gỡ các “mối liên kết” trong ngoài, giữa các tổ chức, cá nhân phức tạp với nhau; góp phần làm giảm hẳn và ngăn chặn âm mưu ý đồ lợi dụng các tổ chức phi chính phủ Việt Nam để chống, phá Đảng và Nhà nước.

Từ năm 2013, qua công tác nắm tình hình, lực lượng ANCTNB đã phát hiện một số đối tượng thuộc Viện Nghiên cứu Công nghệ và Phát triển (SENA) đã lôi kéo một số đảng viên, cán bộ cấp cao đã nghỉ hưu tham gia soạn thảo hàng chục tài liệu có nội dung phức tạp, độc hại về chính trị, phá hoại nền tảng tư tưởng và vai trò lãnh đạo của Đảng, xuyên tạc, phê phán chủ nghĩa Mác - Lênin và con đường đi lên CNXH, kêu gọi thay đổi chế độ chính trị tại Việt Nam và tán phát số lượng lớn, trong thời gian dài nhằm tác động nội bộ, gây chia rẽ trong Đảng, suy giảm niềm tin của Nhân dân với Đảng, Nhà nước. Lực lượng ANCTNB đã báo cáo, tham mưu lãnh đạo Bộ Công an, lãnh đạo Đảng, Nhà nước chỉ đạo các cơ quan, đơn vị liên quan triển khai đồng bộ, quyết liệt công tác đấu tranh, xử lý các đối tượng, đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can, bắt 01 đối tượng về tội “Lợi dụng quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân ” (theo Điều 331) và tội “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ ” (Điều 356 Bộ Luật Hình sự). Lãnh đạo Bộ Công an đánh giá đây là vụ việc “mẫu mực” trong đấu tranh chống tiêu cực, suy thoái, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” mà Đảng, Nhà nước đã xác định.

Đấu tranh xử lý các đối tượng cầm đầu, cốt cán trong “Hội nhà báo độc lập Việt Nam”

Ngày 04/7/2014, “Hội nhà báo độc lập Việt Nam” được tuyên bố thành lập do Phạm Chí Dũng làm Chủ tịch; số lượng thành viên ghi danh của Hội ban đầu là 92 người, phân bố ở nhiều địa phương trong và ngoài nước. Mục đích nhằm lợi dụng quyền tự do ngôn luận, các vấn đề dân chủ, nhân quyền để tuyên truyền, xuyên tạc, phê phán vai trò lãnh đạo của Đảng, vai trò quản lý, điều hành đất nước của Chính phủ; phản biện các chính sách của Nhà nước liên quan đến quản lý xã hội, tự do báo chí; hỗ trợ, bênh vực cho số nhà báo có quan điểm, tư tưởng bất mãn, cơ hội chính trị; đấu tranh đòi Nhà nước bỏ Điều 88, 258, Bộ Luật Hình sự. Lực lượng ANCTNB đã sớm phát hiện các hoạt động sai trái và kịp thời đề xuất xác lập chuyên án do Bộ chỉ đạo. Kết quả, đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can và thực hiện Lệnh bắt bị can để tạm giam, Lệnh khám xét đối với các đối tượng cầm đầu, cốt cán trong “Hội nhà báo độc lập Việt Nam”, gồm: Phạm Chí Dũng (Chủ tịch hội), Nguyễn Tường Thụy (Phó Chủ tịch), Lê Hữu Minh Tuấn (hội viên phụ trách tài chính) theo điều 117 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 về hành vi “Làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”. Ngày 05/01/2021, Tòa án Nhân dân Tp. Hồ Chí Minh đã tuyên án với các bị cáo như sau: Phạm Chí Dũng 15 năm tù giam; Nguyễn Tường Thụy, Lê Hữu Minh Tuấn 11 năm tù giam. Cả 03 bị cáo đều phải chịu hình phạt bổ sung quản chế 03 năm sau khi hết hạn tù.

Triển khai thực hiện có hiệu quả công tác bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác quan điểm sai trái, thù địch

Lực lượng ANCTNB đã tham mưu với Đảng ủy CATW, Bộ Công an, trực tiếp là Ban Chỉ đạo 35 Bộ Công an lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức công tác Công an bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch từng bước đi vào thực chất, nền nếp gắn liền với yêu cầu công tác bảo đảm ANCTNB, an ninh văn hóa tư tưởng, thông tin truyền thông; tạo chuyển biến thực chất về chất lượng, hiệu quả công tác, với quy trình, bước đi bài bản, chặt chẽ: Từ việc phát hiện, xử lý tin xấu, độc, thông tin sai trái, thù địch gắn với xác minh, truy tìm, xử lý tận gốc “đối tượng tạo dựng”; nghiên cứu, xây dựng lý luận nghiệp vụ và tổ chức tập huấn, đào tạo; đến hình thành và vận hành nhuần nhuyễn cơ chế phối hợp trong quản lý, chỉ đạo thông tin tuyên truyền; thiết lập, vận hành hệ thống phương tiện truyền thông; nâng cao năng lực, phát huy vai trò của người phát ngôn các cấp trong CAND.

Trước diễn biến phức tạp của tình hình tin giả, tin sai sự thật, nhất là thông tin nội dung xuyên tạc, kích động chống phá Đảng, Nhà nước, lực lượng vũ trang, chính quyền các cấp, lực lượng ANCTNB đã chủ động nhận diện, phân loại, đánh giá và kịp thời tham mưu lãnh đạo Bộ chỉ đạo tố chức đồng bộ các mặt công tác, triến khai các đợt cao điếm đấu tranh, xử lý hàng nghìn trường hợp. Qua đó có tác dụng cảnh báo, răn đe, góp phần tạo chuyến biến nhận thức và chấp hành pháp luật của người dùng Internet, mạng xã hội; ngăn chặn, hạn chế thấp nhất mức độ ảnh hưởng của tin giả, tin sai sự thật; bảo đảm an toàn thông tin, giữ gìn uy tín và hình ảnh của các đồng chí lãnh đạo cấp cao; củng cố vai trò của lực lượng Công an với cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp trên mặt trận bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác quan điếm sai trái thù địch; tạo thuận lợi cho quá trình xây dựng xã hội trật tự, kỷ cương, thực hiện đúng chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước.

Đấu tranh với hoạt động tuyển sinh, đào tạo, cấp bằng trái phép và hoạt động sản xuất, buôn bán, sử dụng văn bằng, chứng chỉ giả

Trước tình hình phức tạp về vấn nạn văn bằng, chứng chỉ giả, đặc biệt là trong đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng ANCTNB đã kiến nghị Ban Bí thư, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành, UBND các tỉnh, thành phố chấn chỉnh, góp phần làm trong sạch, giải quyết vấn nạn trong sử dụng văn bằng chứng chỉ giả; đồng thời tham mưu lãnh đạo Bộ Công an chỉ đạo Công an các đơn vị, địa phương tăng cường đấu tranh với hoạt động quảng cáo, sản xuất, mua bán, sử dụng văn bằng chứng chỉ giả. Qua đó, lực lượng ANCTNB đã phát hiện, xác minh làm rõ và chuyển cơ quan điều tra khởi tố hàng chục vụ án hình sự “làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức; sử dụng con dấu hoặc tài liệu giả của cơ quan, tố chức ”, khởi tố hàng trăm đối tượng có liên quan để điều tra theo quy định của pháp luật. Trong đó tiêu biểu là 02 vụ án “Giả mạo trong công tác” xảy ra tại trường Đại học Đông Đô và trường Đại học Kinh Bắc; hai trường này đã tổ chức tuyển sinh, đào tạo tại trường và liên kết với các cơ sở trong cả nước đào tạo liên thông cấp đại học, trong đó có việc đào tạo, cấp bằng cử nhân ngôn ngữ Anh cho nhiều người không đúng quy định của pháp luật và quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Từ năm 2018 đến nay, lực lượng ANCTNB đã phối hợp các đơn vị chức năng khởi tố 03 vụ án liên quan đến kỳ thi Quốc gia, gồm: (1) Vụ án tại Hà Giang, Sơn La, Hòa Bình năm 2018, đã đề xuất xử lý hình sự hàng chục trường hợp, xử lý kỷ luật đối với hàng trăm cán bộ, đảng viên và hàng trăm thí sinh được can thiệp nâng điểm trong khâu chấm thi. (2) Vụ án tổ chức cho thí sinh sử dụng công nghệ cao đế gian lận trong khâu coi thi từ năm 2017 đến năm 2021, đã khởi tố hàng chục đối tượng về tội “Cố ý làm lộ Bí mật nhà nước”. (3) Vụ việc liên quan đến đề thi tốt nghiệp môn Sinh học năm 2021, đã khởi tố 02 giáo viên là Tổ trưởng, Tổ phó khi làm ngân hàng câu hỏi và ra đề thi về tội “Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ”.

Đấu tranh với hoạt động cấp phép, nhập khẩu thuốc, trang thiết bị y tế và một số sai phạm trong công tác quản lý nhà nước về y tế

Lĩnh vực y tế luôn nhận được sự quan tâm của dư luận xã hội do có liên quan trực tiếp đến sức khỏe, tính mạng toàn dân. Đáng chú ý, những năm qua tình trạng vi phạm trong hoạt động kinh doanh dược diễn ra khá phố biến như: Thuốc giả, kém chất lượng, quá hạn sử dụng, không rõ nguồn gốc, xuất xứ, không niêm yết giá thuốc theo quy định; cố ý làm trái trong đấu thầu thuốc; phát hiện một số dấu hiệu tiêu cực trong cấp phép đăng ký thuốc để trục lợi; dư luận bức xúc trước thiếu sót của cơ quan quản lý, kiểm soát. Điển hình là vụ việc từ năm 2013 đến 2014, Nguyễn Minh Hùng, Giám đốc Công ty cổ phần VN Pharma cùng đồng bọn đã làm giả các tài liệu, sử dụng giấy tờ, con dấu giả để đề nghị Cục Quản lý Dược, Bộ Y tế cấp phép nhập khẩu thuốc; làm giả hợp đồng mua bán với công ty nước ngoài để nhập khẩu 9.300 hộp thuốc H-Capita 500mg Caplet chữa bệnh ung thư giả vào Việt Nam, thu lợi bất chính. Trên cơ sở tài liệu chứng cứ thu thập được, lực lượng ANCTNB đã phối hợp với đơn vị chức năng khởi tố vụ án “Buôn bán hàng giả là thuốc chữa bệnh” xảy ra tại Công ty cổ phần VN Pharma; tiếp tục phối hợp điều tra mở rộng vụ án trong giai đoạn từ năm 2008 đến 2014, đồng thời khởi tố thêm 02 vụ án liên quan: (1) Vụ án “Lừa đảo nhằm chiếm đoạt tài sản” đối với số luật sư tham gia bảo vệ quyền lợi cho các bị can trong vụ án VN Pharma.(2) Vụ án “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng” xảy ra tại Cục Quản lý Dược, Bộ Y tế. Đây là vụ án điển hình về công tác đấu tranh của lực lượng ANCTNB đối với sai phạm trong cấp phép nhập khấu thuốc, đặc biệt là đã ngăn chặn kịp thời hành vi đưa thuốc giả, trong đó có thuốc điều trị ung thư vào cơ sở khám chữa bệnh. Vụ án đã được dư luận xã hội cũng như cán bộ, đảng viên, chuyên gia ngành y tế, doanh nhân kinh doanh lĩnh vực dược đồng tình ủng hộ.

Ngoài ra, trong đợt dịch Covid-19 bùng phát, lực lượng ANCTNB đã triển khai các kế hoạch xác minh, đấu tranh đối với hoạt động cấp phép, nhập khẩu thuốc điều trị, vắc xin, sinh phẩm, vật tư y tế phòng chống dịch. Phối hợp với các đơn vị nghiệp vụ nắm tình hình, xác minh, đấu tranh với hoạt động lợi dụng dịch bệnh để nâng khống, buôn bán kít test xét nghiệm Covid-19 trái quy định; hành vi nhận hối lộ để xét duyệt, cấp phép cho các công ty thực hiện chuyến bay giải cứu công dân Việt Nam từ nước ngoài về nước trong bối cảnh đại dịch Covid-19 năm 2020 và 2021.

Đấu tranh với tội phạm sử dụng dịch vụ bưu chính để vận chuyển hàng  quốc cấm

Hiện nay nhu cầu vận chuyển hàng hóa rất sôi động, nhất là thị trường bưu chính gắn với thương mại điện tử, đây là nguy cơ các đối tượng lợi dụng vận chuyển hàng quốc cấm. Lực lượng ANCTNB đã phối hợp đơn vị chức năng bắt quả tang hàng chục vụ, việc lợi dụng dịch vụ bưu chính để vận chuyển ma túy, vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ, sản xuất, mua bán, vận chuyển giấy tờ giả, hàng cấm...; tang vật thu được 03 máy sản xuất đạn chì, 7 khuôn đúc đạn, 10kg đạn chì, 03 khẩu súng săn, 71 bưu kiện chứa dao găm, đao kiếm, khoảng 100 kg phụ kiện để lắp súng tự chế, linh kiện vũ khí; 2.387,2 gam ma túy (cần sa khô); 24 thiết bị để sản xuất giấy tờ giả (máy vi tính, máy in màu, máy in thẻ, máy scan, máy cán màu, máy cắt phôi, máy ép platics, máy ép thẻ, máy ép thủ công, điện thoại di động, máy tính bảng...), 03 máy khắc con dấu và gần 500 con dấu của cơ quan, tổ chức; 768 giấy tờ giả thành phẩm (Căn cước công dân gắn chip, giấy triệu tập của cơ quan công an, tem đăng kiểm ô tô...); 8.978 phôi dùng để sản xuất giấy tờ giả (Bằng tốt nghiệp đại học, thẻ căn cước công dân, bằng lái xe...); tiêu hủy hàng chục nghìn bì thư in hình bản đồ Việt Nam không có quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa. Đề xuất xử lý trên 26 đối tượng (trong đó có 01 đối tượng người Trung Quốc vận chuyển ma túy qua dịch vụ chuyển phát nhanh quốc tế tại Công ty TNHH vận chuyển DHL -VNPT).

Đấu tranh với tội phạm trộm cước viễn thông quốc tế có tổ chức

Tình hình tội phạm sử dụng công nghệ cao diễn ra ngày càng phức tạp trên nhiều lĩnh vực, hoạt động có tổ chức, xuyên quốc gia và khó kiểm soát. Trong đó, tội phạm lợi dụng chồng lấn sóng với Trung Quốc ở khu vực biên giới phía Bắc và Tp. Hồ Chí Minh đế thiết lập hệ thống viễn thông chuyển trái phép lưu lượng điện thoại quốc tế về Việt Nam tiếp tục gia tăng với phương thức, thủ đoạn ngày càng tinh vi, gây thiệt hại cho nhà cung cấp dịch vụ viễn thông trong nước hàng tỷ đồng cước điện thoại quốc tế, ảnh hưởng đến an ninh thông tin, đe dọa an ninh quốc gia. Lực lượng ANCTNB đã chủ động nắm tình hình, phát hiện và xác lập chuyên án đấu tranh với tội phạm trộm cước viễn thông quốc tế có tổ chức; bắt quả tang hàng chục đối tượng thực hiện hành vi trộm cước (trong đó có 02 đối tượng chính người Trung Quốc, núp dưới danh nghĩa Công ty Kin Long để thuê địa điểm lắp đặt thiết bị, thông qua nhân viên người Việt Nam để thuê bao các đường cáp quang FTTH, móc nối với các đại lý viễn thông thu gom hàng chục nghìn sim điện thoại di động); thu giữ tang vật, phương tiện, tài liệu được gồm nhiều hệ thống thiết bị trộm cước hiện đại nhất thời điểm hiện tại và hàng ngàn sim điện thoại dùng để hoạt động vi phạm pháp luật; đề xuất xét xử hàng chục đối tượng, thu hồi nộp ngân sách hàng chục tỷ đồng.

Ngoài ra, từ năm 2010 đến nay, lực lượng ANCTNB đã chủ động trinh sát phát hiện hàng trăm vụ việc, đề xuất khởi tố hàng chục bị can, tiêu biểu: (1) Phối hợp cơ quan An ninh điều tra khởi tố 06 bị can vụ án “Đỗ Thái Sơn và đồng bọn phạm tội cố ý làm lộ bí mật nhà nước”. (2) Phối hợp với cơ quan An ninh điều tra, Công an tỉnh Quảng Trị khởi tố 07 bị can (trong đó có đối tượng Nguyễn Thanh Thúy, tức “Cậu Thủy”) vụ án “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản và xâm phạm mồ mả, hài cốt”.(3) Phát hiện, phối hợp điều tra, bắt và khởi tố 02 đối tượng mạo danh Trợ lý Thủ tướng Chính phủ để lừa đảo. (4) Phối hợp điều tra khởi tố 02 phóng viên báo chí làm lộ bí mật nhà nước. (5) Phát hiện, điều tra, khởi tố nhiều cơ sở in lậu với hàng chục ngàn bản sách về tội sản xuất, buôn bán hàng giả. (6) Phối hợp, khởi tố vụ án hình sự “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản xảy ra tại Tp Hồ Chí Minh và các tỉnh, thành phố khác” liên quan cuộc thi “Hoa hậu doanh nhân sắc đẹp Việt 2020”.(7) Khởi tố đối tượng Nguyễn Phương Hằng về hành vi “Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tố chức, cá nhân”, quy định tại Điều 331 Bộ luật Hình sự. (8) Khởi tố bị can đối với Trần Văn Bang về hành vi “Làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”. (9) Chủ trì xác minh, thu thập tài liệu chuyển cơ quan điều tra Bộ Công an khởi tổ vụ án, khởi tố bị can đối tượng làm giả tài liệu của lãnh đạo Chính phủ và một số bộ, ngành đế lừa đảo chiếm đoạt tài sản. (l0) Phối hợp cơ quan An ninh điều tra khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với Nguyễn Sơn Lộ trong vụ án “lợi dụng các quyền tự do, dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân” xảy ra tại Tp. Hà Nội và các tỉnh thành phố khác. (11) Phối hợp cơ quan Cảnh sát điều tra Công an Tp. Hà Nội khởi tố vụ án, khởi tố bị can tội “trốn thuế” đối với Hoàng Ngọc Giao (Viện PLD) (,2) Phối hợp với các đon vị liên quan khởi tố vụ án “Tham ô tài sản” xảy ra tại Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, Bộ Y tế...

Những chiến công vang dội

Với những thành tích chiến công xuất sắc nêu trên, lực lượng ANCTNB được Đảng, Nhà nước và nhân dân ghi nhận, đánh giá cao, tặng thưởng nhiều phần thưởng cao quý, góp phần tô thắm thêm truyền thống anh hùng vẻ vang của lực lượng CAND. Nổi bật là, chỉ sau ba năm thành lập, năm 1961, đơn vị đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh tặng Bằng khen, tính đến nay, lực lượng ANCTNB đã được tặng thưởng: 01 Huân chương Hồ Chí Minh; 01 Huân chương Độc lập hạng Nhất; 01 Huân chương Lao động hạng Nhất; 04 Huân chương Chiến công hạng Nhất; 01 Huân chương Chiến công hạng Nhì; 02 Huân chương Chiến công hạng Ba; 02 Huân chương bảo vệ Tổ quốc hạng Nhì; nhiều Phòng và cá nhân trong Cục và Công an địa phương được tặng nhiều phần thưởng cao quý. Từ năm 2020 đến nay, Cục ANCTNB luôn thi đua hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, trong 03 năm liên tiếp, được Thủ tướng Chính phủ tặng Cờ thi đua cho đơn vị dẫn đầu phong trào thi đua Vì An ninh Tổ quốc. Hàng nghìn lượt tập thể cấp phòng, cá nhân thuộc lực lượng An ninh chính trị nội bộ được tặng thưởng Huân chương, Huy chương, Bằng khen của Bộ Công an và các bộ, ban, ngành, địa phương.

Đặc biệt, ngày 27/5/2013, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã ký Quyết định số 961/QĐ-CTN phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân cho Cục An ninh chính trị nội bộ đã có thành tích đặc biệt xuất sắc trong giữ gìn an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội, góp phần vào sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc.

Cục An ninh Chính trị nội bộ được nhận cờ “Đơn vị xuất sắc trong phong trào thi đua năm 2021” của Chính phủ. Nguồn: Báo CAND

Đạt được những thành tích nổi bật nêu trên trong chặng đường 65 năm qua, lực lượng ANCTNB luôn nhận được sự quan tâm đặc biệt của lãnh đạo Đảng, Nhà nước, trực tiếp là sự quan tâm, lãnh đạo, chỉ đạo sát sao của Đảng ủy Công an Trung ương và lãnh đạo Bộ Công an; sự giúp đỡ, phối hợp chặt chẽ trách nhiệm của các đơn vị trong lực lượng Công an và cấp ủy, thủ trưởng các bộ, ban, ngành, địa phương; sự tin yêu, đùm bọc của cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân. Phát huy truyền thống Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, lực lượng ANCTNB quyết tâm tiếp tục thi đua lập thành tích xuất sắc, xây dựng lực lượng ANCTNB cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, hiện đại, góp phần bảo vệ vững chắc ANCTNB, an ninh tư tưởng, văn hóa, an ninh thông tin truyền thông, bảo vệ an ninh quốc gia và bảo đảm trật tự an toàn xã hội, phục vụ thực hiện thắng lợi sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc./.[1]

Thứ Sáu, 28 tháng 4, 2023

Tội ác chiến tranh Việt Nam - những dữ kiện lịch sử

“Giết mọi thứ di động”

Vừa qua, trên trang Danlambao.com có đăng bài viết của Điệp Mỹ Linh về “Xâm lăng không tiếng súng”. Bài viết có những lời lẽ xuyên tạc, không đúng sự thật, làm sai lệch bản chất của sự việc nhằm nói xấu chế độ của Đảng và Nhà nước ta.

Chiến dịch càn quét của Mỹ và đồng minh vơi nhân dân Việt Nam

    1.Điệp Mỹ Linh nhận định: CSVN giết dân lành.

Đây là sự nhận định vô căn cứ, mang tính bịa đặt, không đúng sự thật. Và có thể nói là nhận định của người thiếu hiểu biết hoặc có tư tưởng phản động nhằm bôi nhọ chế độ của Đảng và Nhà nước ta. Phải biết rằng, “Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một”. Giải phóng Miền Nam là việc của toàn dân tộc Việt Nam, của toàn người dân Việt Nam, lực lượng giải phóng Miền Nam cũng là những người dân Việt Nam thì cớ sao phải “giết dân lành”????. Đúng là có hiện tượng “giết dân lành” nhưng không phải do lực lượng quân giải phóng mà là do Mỹ và chính quyền bù nhìn Việt Nam cộng hòa. Trong công cuộc giải phóng Miền Nam, hàng triệu người dân đùm bọc bộ đội trong kháng chiến, cung cấp thực phẩm, nơi trú ẩn, thông tin cho họ. Quân giải phóng đã thực hiện một cuộc chiến tranh nhân dân. Quân đội Mỹ thường tiến hành những cuộc thảm sát thường dân. Mỹ dồn người dân vào ấp chiến lược khi biết họ đã cung cấp thức ăn và chỗ trú ẩn cho bộ đội. Trong cuốn sách mới xuất bản có nhan đề Giết mọi thứ di động, những tài liệu về tội ác chiến tranh Việt Nam được N.Turse (Tớc-xơ) tìm ra cho thấy thảm sát Mỹ Lai không phải là cá biệt. Ðể chứng minh “thắng lợi” của mình dựa trên việc đếm xác chết, Lầu Năm Góc không ngại ngần thúc đẩy các vụ thảm sát thường dân.


Thảm sát Mỹ Lai 1968

2.Điệp Mỹ Linh cho rằng “CSVN từ Bắc xâm lăng và cưỡng chiếm miền Nam!”.

“Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một” còn là chân lý ngàn đời của lịch sử Việt Nam, một tình cảm thiêng liêng, một ý chí sắt đá bảo vệ toàn vẹn non sông mà không một thế lực ngoại bang hay cơ hội trong nước nào có thể phá vỡ được, dù cho đó là lịch sử ngàn năm qua hay mãi mãi sau này.Tư tưởng thống nhất dân tộc được thể hiện từ truyền thuyết thuở vua Hùng dựng nước.

Thời Pháp thuộc, thực dân Pháp chia nước ta ra 3 kỳ, 3 xứ riêng lẻ: Nam kỳ – Cochinchine, Trung kỳ – Annam, Bắc kỳ – Tonkin, với ba chế độ khác biệt, hòng dễ bề cai trị. Năm 1930, Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, lãnh đạo nhân dân làm nên thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám năm 1945. Chính phủ Việt Nam Dân chủ cộng hòa được khai sinh và tuyên bố độc lập, thống nhất, xóa bỏ chế độ phân chia Bắc – Trung – Nam của thực dân, phát xít. Đến năm 1954 thì Pháp mới chính thức rút khỏi Việt Nam. Lúc đó Mỹ nhảy vào can thiệp và chia nước ta thành 2 Miền Nam – Bắc độc lập.

Trong bối cảnh đó, nhân dân Việt Nam buộc phải tiến hành cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước với đặc điểm lớn và bao trùm nhất là đất nước bị chia làm hai miền. Nhưng Việt Nam là một cơ thể thống nhất, từ đất liền ra hải đảo, không thể tách rời. Đảng và Bác Hồ đã nhiều lần khẳng định: “Nước Việt Nam nhất định sẽ thống nhất, vì nước ta là một khối, không ai chia cắt được”, “Nam Bắc là một nhà, là anh em ruột thịt, quyết không thể chia cắt được”, “Trung Nam Bắc đều là bờ cõi của ta, nước ta nhất định sẽ thống nhất”, “Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một, không ai có thể chia cắt được”, “Đồng bào Nam bộ là dân nước Việt Nam. Sông có thể cạn, núi có thể mòn, song chân lý đó không bao giờ thay đổi!”… Tinh thần ấy được thể hiện cụ thể trong chỉ đạo chiến lược cách mạng Việt Nam của Trung ương Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Còn nói về “Việt Nam Cộng hòa” thì đã không có một cơ sở pháp lý vững vàng nào. Mãi tới tận năm 1955 nó mới ra đời và ra đời một cách bất hợp pháp trên nửa lãnh thổ phía nam của Việt Nam như một “sáng tạo” thuần túy của người Mỹ nhằm theo đuổi các mục tiêu phản ánh lợi ích riêng của họ (thị trường Đông Nam Á, gia tăng ảnh hưởng ở vị trí chiến lược, ngăn chặn làn sóng xã hội chủ nghĩa…). Theo thời gian, chính thể Việt Nam Cộng hòa ngày càng thối nát với tệ nạn tham nhũng, các cuộc đấu đá nội bộ và các cuộc đảo chính quân sự. Chế độ này không đại diện cho dân tộc và trên thực tế đã bị nhân dân và lịch sử quay lưng lại./.

 

Việt Tân: Biết thì thưa thốt, không biết dựa cột mà nghe!


Nguyên nhân quan trọng nhất dẫn đến sự thất bại và bế tắc của các tổ chức chống cộng cờ vàng nằm trong chính sự dốt nát của họ về các kiến thức cơ bản cũng như sự thiếu hiểu biết về tình hình đất nước. Trong khi họ nói xoen xoét như vẹt về các vấn đề của quốc gia, có nhiều bằng chứng cho thấy sự hiểu biết của họ về tình hình đất nước mới chỉ dừng lại ở bậc “mẫu giáo”, đặc biệt là những vấn đề về kinh tế và những chính sách thuế quan.

Mới đây, Bộ Tài chính vừa tổ chức một hội thảo khoa học về việc áp thuế tối thiểu toàn cầu, Hội thảo được các nhà kinh tế, quản lý, khoa học thảo luận nhằm làm rõ một số nội dung trọng tâm, như: các nội dung chính của quy tắc thuế tối thiểu toàn cầu; tình hình chuẩn bị, triển khai áp dụng ở các quốc gia nguồn cũng như các quốc gia tiếp nhận đầu tư, đặc biệt là những quốc gia có hoàn cảnh, điều kiện tương tự như Việt Nam; đánh giá đầy đủ, toàn diện các tác động của thuế tối thiểu toàn cầu đến Việt Nam, trong đó tập trung đánh giá tác động đến NSNN, nhà đầu tư và thu hút đầu tư nước ngoài của Việt Nam. Từ đó, có những giải pháp ứng phó kịp thời, phù hợp, đảm bảo quyền thu thuế của Việt Nam…Tuy nhiên, với khả năng đọc hiểu bậc “mẫu giáo” của mình, Việt Tân chỉ có thể gào gổng bằng việc vẽ ra một bức tranh đầy màu xám “12.000 tỷ đồng Samsung, Intel, Foxconn…nguy cơ chảy khỏi Việt Nam”. Thật nực cười, thay vì đọc kỹ các nội dung Hội thảo để hiểu rằng các nhà quản lý của đất nước đã nhìn ra những lợi ích và khó khăn khi chúng ta áp thuế giá trị toàn cầu, Hội thảo cũng nhằm chỉ ra về các vấn đề đang đặt ra, thách thức và cơ hội đối với Việt Nam dưới góc nhìn đa chiều, Việt Tân chỉ thấy được “lỗi” của các nhà quản lý khi cho rằng tiền của các doanh nghiệp FDI sẽ chảy khỏi Việt Nam. Nội dung cắt cúp này cũng được các thành viên gà mờ phụ họa bằng những comment chế nhạo rằng quan chức Việt Nam đang đưa ra đường lối sai lầm, từ đó “kéo lùi” nền kinh tế của đất nước.

Để hiểu rõ bản chất của sự việc, trước hết ta phải biết “thuế tối thiểu toàn cầu” là cái gì. Đây là một loại thuế do Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) khởi xướng. Hiện 142/142 quốc gia thành viên, trong đó có Việt Nam đồng thuận. Với loại thuế này, các tập đoàn, công ty lớn có doanh thu từ 750 triệu Euro trở lên sẽ đều phải đóng thuế 15%, dù họ ở quốc gia nào. Đây là một biện pháp nhằm ngăn các công ty đa quốc gia chuyển lợi nhuận sang quốc gia có thuế suất thấp để tránh thuế.

Như vậy, thuế tối thiểu toàn cầu giúp Việt Nam trở nên “bình đẳng” với các nước về mức thu thuế đối với các doanh nghiệp FDI, xong nó cũng đặt ra vấn đề về cạnh tranh với các nước trong khu vực trong việc thu hút các doanh nghiệp FDI, do có khả năng các doanh nghiệp FDI sẽ rời khỏi Việt Nam do mất ưu đãi thuế. Theo các nhà quản lý và kinh tế, tài chính, nếu áp dụng, tiền thuế thu được có thể giúp cải thiện đời sống của người có thu nhập thấp, từ đó góp phần tạo ra một thế giới công bằng hơn, nơi lợi tức được phân phối đồng đều hơn trong xã hội. Hiện nay, Việt Nam có toàn quyền quyết định liệu mình có áp thuế thu nhập toàn cầu lên các doanh nghiệp FDI hay không. Chúng ta chỉ đang cân nhắc việc áp thuế tối thiểu toàn cầu nhằm tăng nguồn thu từ thuế đối với các doanh nghiệp FDI và việc làm thế nào để vẫn “giữ chân” các doanh nghiệp này tiếp tục duy trì hoạt động tại Việt Nam.

Về việc này, chính phủ Việt Nam không phải không có cách. Một số ý kiến tại hội thảo đã cho rằng Việt Nam nên dành phần thuế thu thêm đó để phát triển hạ tầng, đào tạo nguồn nhân lực, đầu tư công nghệ, nhằm giúp Việt Nam trở thành môi trường đầu tư hấp dẫn hơn về chất, và giúp doanh nghiệp Việt tham gia vào chuỗi giá trị của chính các tập đoàn đa quốc gia đó. Như vậy, nếu tận dụng tốt thuế thu nhập toàn cầu, Việt Nam có thể phát triển theo hướng bền vững hơn hiện nay. Có thể thấy, khi rút tít kiểu “chí phèo” như trên, Việt Tân thể hiện rõ trình độ ở tầm “tiểu học” đối với các vấn đề về kinh tế, tài chính và quản trị đất nước.

Lâu nay, đảng Việt Tân vẫn vỗ ngực tuyên bố rằng mình được lập ra để “canh tân đất nước”. Bài viết trên cho thấy Việt Tân thiếu cả tâm lẫn tầm để làm điều đó. Về mặt tâm, họ chỉ vo ve kiếm cớ chửi bới chế độ, chứ không hề thật sự suy nghĩ để tìm ra giải pháp cho các vấn đề của đất nước, về mặt tầm, họ không những không có kiến thức cơ bản về kinh tế, chính trị, văn hóa mà còn chẳng hiểu gì về những vấn đề của đất nước, khả năng của chúng chỉ dừng lại ở mức cắt cúp những lời phát biểu của các nhà quản lý đất nước thành những nội dung không đầu, không cuối, hòng vẽ một bức tranh xám xịt về phát triển đất nước. Thật đúng là, Việt Tân: đã dốt còn hay nói chữ!.

Thứ Năm, 27 tháng 4, 2023

Những luận điệu xuyên tạc, phủ nhận tư tưởng Hồ Chí Minh

 


Việt Dũng

Điệp khúc chống phá nền tảng tư tưởng của Đảng là điều không có gì mới, nhưng các thế lực thù địch ngày càng có nhiều thủ đoạn tinh vi và nguy hiểm. Xuyên tạc, chủ nghĩa Mác – Lênin, tưởng Hồ Chí Minh, trong đó xuyên tạc, phủ nhận tư tưởng Hồ Chí Minh là sự tấn công trực diện vào những vấn đề cốt lõi thuộc nền tảng tư tưởng của Đảng. Chính vì vậy, đấu tranh bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng là nhiệm vụ đặc biệt quan trọng mà chúng ta phải luôn thực hiện nghiêm túc, kiên quyết. Thời gian qua, trên các trang mạng xã hội, các “học giả”, “nhà nghiên cứu”, “trí thức” …, tung ra nhiều bài viết với nhiều nội dung xuyên tạc, phủ nhận tư tưởng Hồ Chí Minh. Theo tôi, chúng ta cần nhận diện và đấu tranh phản bác những luận điệu này, nhất là những luận điệu nguy hiểm sau:

Thứ nhất, luận điệu phủ nhận Hồ Chí Minh là nhà tư tưởng, phủ nhận tư tưởng Hồ Chí Minh.

Các thế lực thù địch thường xuyên tung ra những luận điệu rằng: Hồ Chí Minh là “nhà hoạt động thực tiễn”, “không phải là nhà tư tưởng”; “Hồ Chí Minh không có tư tưởng gì”. Nghiên cứu về cuộc đời và sự nghiệp Chủ tịch Hồ Chí Minh, có thể nói tư tưởng Hồ Chí Minh hình thành từ  4 nguồn gốc: thứ nhất, những truyền thống tốt đẹp của dân tộc, trước hết là chủ nghĩa yêu nước Việt Nam; thứ hai, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại (phương Đông và phương Tây); thứ ba, từ chủ nghĩa Mác – Lênin; thứ tư, tài năng bẩm sinh và hoạt động thực tiễn của Hồ Chí Minh. Tư tưởng Hồ Chí Minh không hình thành ngay một lúc mà đã trải qua một quá trình tìm tòi, xác lập, phát triển và hoàn thiện, gắn liền với quá trình hoạt động cách mạng phong phú của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Các nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh được hình thành và phát triển gắn với các thời kỳ hoạt động của Hồ Chí Minh trong phong trào cách mạng Việt Nam và quốc tế vào đầu và giữa thế kỷ XX. Tư tưởng Hồ Chí Minh được thể hiện qua hoạt động thực tiễn và qua các bài nói, bài báo và các tác phẩm tiêu biểu của Người, như: “Bản án chế độ thực dân Pháp”, Đường Cách mệnh”, “Tuyên ngôn độc lập”, “Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến”, “Sửa đổi lối làm việc”, “Nâng cao đạo đức cách mạng, quét sạch chủ nghĩa cá nhân” … và bản “Di chúc”. Tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống quan điểm và tư tưởng của Hồ Chí Minh về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam, trong sự nghiệp cách mạng của Người. Hệ thống tư tưởng này bao gồm một số nội dung cơ bản: Giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con người; Độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, kết hợp sức mạnh toàn dân với sức mạnh thời đại; Sức mạnh của nhân dân, của khối đại đoàn kết toàn dân tộc; Quyền làm chủ của nhân dân; Quốc phòng toàn dân, xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân; Phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội; Xây dựng Đảng và hệ thống chính trị. Độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội là tư tưởng chủ đạo trong toàn bộ di sản lý luận Hồ Chí Minh. Các nhà khoa học, các chuyên gia nghiên cứu về Hồ Chí Minh đã khẳng định Hồ Chí Minh là một nhà tư tưởng thiên tài, nhà lý luận kiệt xuất. Nhiều nhà khoa học, học giả chân chính trên thế giới đều khẳng định “Hồ Chí Minh – nhà tư tưởng” (1) và nhấn mạnh: “Những quan điểm lý luận của Hồ Chí Minh và khả năng của Người trong việc sử dụng sáng tạo phương pháp lịch sử và duy vật để giải quyết các hiện tượng xã hội là nguồn gốc của những tư tưởng lỗi lạc của Người. Những tư tưởng của Người đã được kiểm nghiệm trong điều kiện cụ thể của Việt Nam, mở ra những tiềm năng chưa từng có cho các phong trào giải phóng dân tộc” (2). Những luận điệu phủ nhận Hồ Chí Minh là nhà tư tưởng, Hồ Chí Minh chẳng có tư tưởng gì, là hết sức xằng bậy, vô căn cứ của các thế lực thù địch.

Thứ hai, luận điệu cho rằng có tư tưởng Hồ Chí Minh, nhưng tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh đã “lỗi thời”, “lạc hậu”, “không còn phù hợp” với thời đại hiện nay là thời đại của nền kinh tế thị trường, thế giới phẳng, khoa học – công nghệ hiện đại, hội nhập quốc tế …

Chúng ta đều nhận thức sâu sắc rằng: Tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh mang bản chất cách mạng, khoa học và nhân văn nên vẫn giữ nguyên sức sống và giá trị thời đại, không thể “lỗi thời’, “lạc hậu”. Tư tưởng Hồ Chí Minh soi sáng sự nghiệp đổi mới, ngọn cờ dẫn dắt đất nước phát triển phồn vinh, hạnh phúc. Tư tưởng Hồ Chí Minh về đổi mới và phát triển đất nước; về xây dựng Đảng và hệ thống chính trị; về phát triển kinh tế – văn hóa – xã hội; thực hiện đại đoàn kết toàn dân tộc; về quốc phòng, an ninh, đối ngoại … luôn được Đảng ta kiên định và vận dụng, phát triển sáng tạo và giành những thắng lợi lịch sử có ý nghĩa thời đại sâu sắc. Giá trị thời đại trong tư tưởng, đạo đức của Hồ Chí Minh còn được đánh giá cao bởi sự kết hợp hài hòa giữa lợi ích dân tộc và lợi ích cộng đồng quốc tế, giữa chủ nghĩa yêu nước chân chính với chủ nghĩa quốc tế trong sáng, phù hợp với xu thế vận động, phát triển của quan hệ quốc tế hiện nay. Ông Romesh Chandra, trên cương vị Chủ tịch Hội đồng hòa bình thế giới viết: “Bất cứ nơi nào chiến đấu cho độc lập tự do, ở đó có Hồ Chí Minh và ngọn cờ Hồ Chí Minh bay cao. Bất cứ ở đâu chiến đấu cho hòa bình và công lý, ở đó có Hồ Chí Minh và ngọn cờ Hồ Chí Minh bay cao. Ở bất cứ đâu, nhân dân chiến đấu cho một thế giới mới, chống lại đói nghèo, ở đó có Hồ Chí Minh và ngọn cờ Hồ Chí Minh bay cao (3). Tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh là tài sản tinh thần vô giá của Đảng và dân tộc ta, mãi mãi soi đường cho sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta đi đến thắng lợi và đang được các thế hệ người Việt Nam học tập và làm theo.

Thứ ba, luận điệu cho rằng: Tư tưởng Hồ Chí Minh tách rời với chủ nghĩa Mác – Lênin.

Một số chính trị gia, nhà tài phiệt có tư tưởng cực hữu chính trị, chống cộng, đi đầu trong âm mưu xóa bỏ chủ nghĩa xã hội, tìm cách luận giải cho rằng chỉ có tư tưởng Hồ Chí Minh mới phù hợp với cách mạng Việt Nam, còn chủ nghĩa Mác – Lênin là “yếu tố ngoại lai”, “lỗi thời”,” không phù hợp”, thậm chí kết luận rằng: “Tư tưởng Hồ Chí Minh đối lập với chủ nghĩa Mác – Lênin”(?). Những người có ý kiến trên cho rằng, Hồ Chí Minh là một người yêu nước, là người theo chủ nghĩa dân tộc, đặt vấn đề  dân tộc lên trên hết và trước hết, chỉ mong muốn làm thế nào để giải phóng đất nước, giành lại độc lập cho dân tộc. Trong khi đó, Mác – Ăng ghen bàn nhiều về cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa tư bản, Lênin bàn nhiều về cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa đế quốc. Xuất phát từ yêu cầu và đòi hỏi của thực tiễn cách mạng châu Âu, các nhà lý luận Mác – Lênin tập trung vào giải quyết vấn đề giai cấp. Nên chủ nghĩa Mác – Lênin là học thuyết về đấu tranh giai cấp, là hệ tư tưởng chỉ của giai cấp công nhân nên tách rời và đối lập với chủ nghĩa yêu nước, chủ nghĩa dân tộc mà Hồ Chí Minh theo đuổi. Luận điệu sai trái “chỉ có tư tưởng Hồ Chí Minh mới phù hợp với cách mạng Việt Nam, còn chủ nghĩa Mác – Lênin là “yếu tố ngoại lai”, “lỗi thời”, không phù hợp”; tưởng như thế là đề cao tư tưởng Hồ Chí Minh, là sự khẳng định những đóng góp to lớn của Hồ Chí Minh với đất nước và dân tộc Việt Nam, nhưng thực chất là âm mưu phủ định cơ sở lý luận quan trọng nhất của tư tưởng Hồ Chí Minh, phủ định thế giới quan và phương pháp luận khoa học của tư tưởng Hồ Chí Minh là chủ nghĩa Mác – Lênin. Từ đó, phủ nhận bản chất cách mạng, khoa học của tư tưởng Hồ Chí Minh. Đồng thời luận điệu trên cũng phủ nhận một trong những nguồn gốc hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh là chủ nghĩa Mác – Lênin và phủ nhận những ảnh hưởng quan trọng của chủ nghĩa Mác – Lênin trên con đường tìm đường cứu nước của Hồ Chí Minh. Giáo sư người Nhật Shingo Shibata khẳng định Hồ Chí Minh đã góp phần đào sâu và phát triển lý luận của chủ nghĩa Mác – Lênin đối với các vấn đề dân tộc thuộc địa và “cống hiến nổi tiếng của Chủ tịch Hồ Chí Minh là ở chỗ Người đã phát triển quyền lợi của con người thành quyền lợi của dân tộc. Như vậy tất cả mọi dân tộc đều có quyền tự quyết lấy vận mệnh của mình” (4). Hồ Chí Minh đã chỉ rõ: “Bây giờ học thuyết nhiều, chủ nghĩa nhiều, nhưng chủ nghĩa chân chính nhất, chắc chắn nhất, cách mệnh nhất là chủ nghĩa Lênin” (5). Hồ Chí Minh đã lựa chọn con đường cách mạng từ ánh sáng của chủ nghĩa Mác – Lênin, con đường cách mạng vô sản, thực hiện giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, và giải phóng con người trong một chỉnh thể nhất quán. Sau này, trong quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam, Hồ Chí Minh nhiều lần khẳng định vai trò nền tảng tư tưởng, soi đường hết sức quan trọng của chủ nghĩa Mác – Lênin đối với cách mạng Việt Nam: : “Chủ nghĩa Mác – Lênin làm gốc”(6); “Chủ nghĩa Mác – Lênin là chủ nghĩa cách mạng và khoa học nhất” (7); “Chủ nghĩa Mác – Lênin không những là cái “cẩm nang” thần kỳ, không những là cái kim chỉ nam, mà còn là mặt trời soi sáng con đường chúng ta đi tới thắng lợi cuối cùng, đi tới chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản”. Luận điệu tư tưởng Hồ Chí Minh tách rời thậm chí đối lập với chủ nghĩa Mác – Lênin là sự xuyên tạc về mối quan hệ gắn bó mật thiết, hữu cơ, tính thống nhất không thể tách rời giữa chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh. Đồng thời cũng nhằm dụng ý xấu xa rằng nền tảng tư tưởng của Đảng Cộng sản Việt Nam dựa trên hai yếu tố tách rời thậm chí đối lập nhau thì tất cả những gì xây dựng trên nền tảng ấy sẽ sụp đổ. Từ đó, làm nghi ngờ, hoang mang, dao động, gây chia rẽ, mâu thuẫn trong nhận thức về nền tảng tư tưởng của Đảng. Còn vấn đề giải quyết mối quan hệ giữa vấn đề dân tộc và vấn đề giai cấp, Hồ Chí Minh luôn đặt vấn đề dân tộc lên trên hết và trước hết. Đây chính là sự vận dụng và phát triển sáng tạo của Hồ Chí Minh đối với chủ nghĩa Mác – Lênin – phương pháp luận duy vật biện chứng vào hoàn cảnh cụ thể của một nước thuộc địa nửa phong kiến như Việt Nam, mà tuyệt đối không phải là nguyên do của sự tách rời hay đối lập giữa chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh.

Thứ tư, các thế lực thù địch cho rẳng, Hồ Chí Minh có tư tưởng về giải phóng dân tộc, nhưng không có tư tưởng về chủ nghĩa xã hội.

Độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội là tư tưởng chủ đạo trong toàn bộ di sản lý luận Hồ Chí Minh. Đây cũng là cống hiến lớn của Hồ Chí Minh cho cách mạng Việt Nam. Hồ Chí Minh là một trong số ít các tác giả trong lịch sử có được một công trình đồ sộ nghiên cứu về chủ nghĩa thực dân. Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng, Hồ Chí Minh giành sự quan tâm đặc biệt đến cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân ở thuộc địa, giải quyết mâu thuẫn dân tộc, làm cách mạng dân tộc giải phóng. Chủ tịch Hồ Chí Minh chọn giải phóng dân tộc theo con đường cách mạng vô sản, để giành độc lập cho dân tộc. Theo Hồ Chí Minh, trong hoàn cảnh một nước thuộc địa thì trước hết phải giành cho được độc lập dân tộc. Nhưng nếu nước độc lập mà dân không được tự do, hạnh phúc, thì độc lập cũng chẳng có ý nghĩa gì. Muốn có độc lập, tự do thực sự thì phải xây dựng chủ nghĩa xã hội. Xây dựng, phát triển đất nước Việt Nam đi lên chủ nghĩa xã hội là khát vọng của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Tư tưởng Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội, bao gồm: Chủ nghĩa xã hội là một chế độ nhân dân làm chủ. Nhà nước phải phát huy quyền làm chủ của nhân dân vào sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội; Chủ nghĩa xã hội có nền kinh tế phát triển cao, dựa trên  lực lượng sản xuất hiện đại và chế độ công hữu về các tư liệu sản xuất chủ yếu; Chủ nghĩa xã hội là một xã hội phát triển cao về văn hóa, đạo đức. Con người không bị áp bức, bóc lột, có cuộc sống vật chất và tinh thần phong phú, được tạo điều kiện để phát triển mọi khả năng của mình; Chủ nghĩa xã hội là một xã hội công bằng và hợp lý. Hồ Chí Minh đã chỉ ra những đặc điểm của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, trong đó bao trùm lớn nhất là đặc điểm từ một nước nông nghiệp lạc hậu tiến thẳng lên chủ nghĩa xã hội không kinh qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa. Và Hồ Chí Minh xác định rõ: “Xây dựng chủ nghĩa xã hội là một cuộc đấu tranh cách mạng phức tạp, gian khổ và lâu dài”. Về mục tiêu xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, Hồ chí Minh khẳng định, xây dựng chủ nghĩa xã hội bao gồm cả chính trị, kinh tế, văn hóa – xã hội, và xây dựng con người. Về  động lực xây dựng chủ nghĩa xã hội, Hồ Chí Minh chỉ rõ quyết định nhất là con người, là nhân dân lao động, nòng cốt là Công – Nông – Trí. Coi trọng động lực kinh tế; quan tâm tới văn hóa, khoa học, giáo dục, coi đó là động lực tinh thần. Kết hợp nguồn lực bên trong với nguồn lực bên ngoài, sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại; nội lực là quyết định nhất, ngoại lực là rất quan trọng.

Tấn công trực diện vào tư tưởng Hồ Chí Minh và những vấn đề cốt lõi của nền tảng tư tưởng của Đảng là âm mưu, thủ đoạn thâm độc của các thế lực thù địch. Bằng cách này, bọn chúng muốn loại bỏ tư tưởng Hồ Chí minh và nền tảng tư tưởng của Đảng ra khỏi đời sống tinh thần xã hội ta, để thực hiện mưu đồ thiết lập hệ tư tưởng tư sản và chủ nghĩa tư bản trên đất nước Việt Nam. Âm mưu, thủ đoạn của bọn chúng dù thâm độc, nham hiểm nhưng luôn thất bại vì tư tưởng Hồ Chí Minh là một học thuyết cách mạng vô giá của dân tộc Việt Nam là ngọn cờ chiến đấu và chiến thắng của dân tộc Việt Nam. Đấu tranh bảo vệ tư tưởng Hồ Chí Minh là nhiệm vụ đặc biệt quan trọng mà chúng ta phải luôn thực hiện nghiêm túc, kiên quyết, kịp thời để tư tưởng Hồ Chí Minh – học thuyết cách mạng vô giá của dân tộc luôn tỏa sáng trên suốt chặng đường xây dựng chủ nghĩa xã hội ở đất nước ta.

                           ……………………………………………….

(1).  Bu –rốp: “Hồ chí Minh – nhà tư tưởng”, in trong sách Chủ tịch Hồ Chí Minh – Anh hùng giải phóng dân tộc, nhà văn hóa lớn, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 1995, tr 277);

(2).  Tê- shoom Kê-bê -đe, in trong sách Chủ tịch Hồ Chí Minh – Anh hùng giải phóng dân tộc, nhà văn hóa lớn, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 1995, tr 88).

(3).  Báo Nhân dân, ngày 21/5/1980.

(4).  Hồ Chí Minh trong lòng nhân dân thế giới, Nxb. Sự thật, Hà Nội, 1979, tr 96.

 (5).  Hồ Chí Minh toàn tập, Nxb, Chính trị quốc gia sự thật, t2, tr289

(6).  Hồ Chí Minh toàn tập, Nxb, Chính trị quốc gia sự thật, t6, tr 359

(7).  Hồ Chí Minh toàn tập, Nxb, Chính trị quốc gia sự thật t7, tr 414