Thứ Sáu, 3 tháng 3, 2023

Việt Tân: Ngu dốt hay lại âm mưu gì nữa?

 Vừa qua, Việt Tân và một số đối tượng phản động lưu vong khác sử dụng chiêu trò giật tít độc, lạ kiểu “phát hiện lịch sử…” nhằm thu hút cộng đồng mạng quân tâm nhưng nội dung hoàn toàn bịa đặt, xuyên tạc hạ uy tín đồng chí Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam.


Gần đây nhất, Việt Tân đăng bài viết với tựa đề “VỤ NÀY CÓ THẬT KHÔNG TA?” với nội dung hoàn toàn bịa đặt, xuyên tạc Tổng Bí thư gian dối trong khóa luận tốt nghiệp năm 1967 khi ghi tên giảng viên hướng dẫn là GS. Đinh Gia Khánh trong khi một nguồn tin khác thể hiện rằng năm 1980 thầy giáo Đinh Gia Khánh mới được phong hàm Giáo sư. Cực chẳng đã, chỉ vì trên bìa luận văn tốt nghiệp của Cụ Tổng có ghi dòng chữ “GS. Đinh Gia Khánh” thôi mà Việt Tân đã nhặng xị cả lên, quy kết Cụ Tổng gian dối.

Trước hết phải khẳng định rằng, khi ông Nguyễn Phú Trọng (khi đó là sinh viên năm cuối) ghi tên, học hàm, học vị của thầy giáo hướng dẫn khóa luận cho mình lên bìa luận văn chắc chắn phải được sự đồng ý của thầy hướng dẫn – cụ thể là thầy Đinh Gia Khánh. Nếu thực sự thầy không phải là Giáo sư thì chắc chắn thầy đã không cho phép ghi như vậy.

Qua luận điệu trên ta thấy sự hiểu biết về lịch sử của Việt Tân còn non nớt, thể hiện góc nhìn phiến diện, quy chụp vô căn cứ, không hiểu hoặc cố tình không hiểu về lịch sử nền giáo dục Việt Nam qua các thời kỳ.

Trước hết, nói qua về danh xưng “Giáo sư” trong lịch sử Việt Nam như sau:

1. Sách “Đại Nam Quấc âm tự vị” (xuất bản 1895) ghi: “Giáo sư: Thầy dạy học, dạy đạo lý”.

2. Sách “Việt Nam từ điển” (xuất bản 1931) ghi: “Giáo sư: thầy dạy học”.

3. Sách “Hán Việt từ điển” (xuất bản 1932) ghi: “Giáo sư: Thầy dạy học (professeur, meitre)”.

Như vậy, cả 3 cuốn đại từ điển xuất bản trước 1945 đều thống nhất: “Giáo sư” có nghĩa là “thầy dạy học”. Cụ thể là thầy dạy học từ cấp Trung học trở lên.

Do đó, năm 1945, thầy giáo Đinh Gia Khánh sử dụng danh xưng “Giáo sư” khi đang giảng dạy triết học và tiếng Anh tại trường Bưởi (trường Trung học) là điều hoàn toàn dễ hiểu.

Thứ hai, lịch sử phong hàm GS, PGS ở Việt Nam được phân chia như sau:

1. Năm 1956, Thủ tướng Chính phủ có Quyết định phong hàm GS, PGS cho 29 nhà giáo, nhà khoa học tiêu biểu. Đây là đợt phong giáo sư chính thức đầu tiên ở Việt Nam.

2. Từ năm 1956 đến năm 1976 không có GS, PGS nào được phong chính thức. Trong đời sống văn hoá, học thuật Việt Nam thời gian này, những nhà giáo giảng dạy ở bậc đại học, có trình độ, uy tín đều được gọi với danh xưng Giáo sư.

3. Ngày 01/10/1977, Hội đồng Chính phủ ban hành Quyết định số 271-CP về việc công nhận chức vụ Giáo sư và Phó Giáo sư trong lĩnh vực giảng dạy đại học và nghiên cứu khoa học. Từ thời điểm này trở đi, việc phong GS, PGS mới được thực hiện bài bản và liên tục. Do đó, Chính phủ đã tổ chức xét và công nhận học hàm giáo sư, phó giáo sư nhiều đợt vào các năm 1980, 1984, 1988, 1991 và 1996. Theo đó, thầy giáo Đinh Gia Khánh được phong hàm Giáo sư chính thức vào năm 1980 (phong để phù hợp với quy định mới của Chính phủ).

Từ những kiến thức lịch sử Việt Nam như trên có thể dễ dàng hiểu được rằng, năm 1967 Giáo sư Đinh Gia Khánh vẫn là giáo sư theo cách hiểu tại thời điểm đó. Do đó, cậu sinh viên Nguyễn Phú Trọng ghi “GS. Đinh Gia Khánh” trên bìa luận văn là hoàn toàn hợp pháp.

Từ những luận cứ trên có thể thấy rằng, bài đăng của Việt Tân cũng như một số đối tượng phản động khác đều có mục đích bịa đặt, xuyên tạc nhằm hạ uy tín đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Qua đó đã trả lời được câu hỏi của đầu bài: Việt Tân thực sự dốt sử!

 


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét